Thực tế trái chiều
Các giới chức ngành nông nghiệp nhìn nhận một thực tế trái chiều, năng suất vụ đông xuân ở vựa lúa xuất khẩu miền tây cao hơn hẳn các năm trước nhưng lợi nhuận của nông dân lại giảm mạnh.
Phát biểu tại Hội nghị Đồng Tháp ngày 23/3, TS lê Văn Bảnh viện trưởng Viện lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận giá lúa năm ngoái trên 7.000đ/kg, năm nay tuy trúng mùa nhưng nông dân chỉ bán được dưới 5.000đ/kg. Theo lời ông Dương Nghĩa Quốc, giám đốc sở NN-PTNT Đồng Tháp, nếu năm ngoái người nông dân thu lãi 20-25 triệu đồng/héc ta thì năm nay chỉ còn 15-20 triệu/héc ta.
Với một mức chênh lệch như thế có thể thấy rõ đời sống của đa số nông dân nghèo, ít đất đang chịu thêm nhiều khó khăn.
Việc tiêu thụ xuất khẩu gạo ở Việt Nam luôn chịu nhiều điều tiếng, báo chí từng cho rằng các nhóm lợi ích đã chi phối hoặc làm méo mó các chính sách. Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp hưởng lợi nhờ tình trạng ứ đọng lúa gạo rớt giá được hỗ trợ lãi suất để mua tạm trữ giá rẻ sau này xuất khẩu với giá cao hơn nhiều.
Các qui trình từ hạt lúa ra hạt gạo hiện nay chưa được sắp xếp gọn ghẽ. Mùa vụ của Việt Nam chỉ có ba tháng thôi, lúa được gặt liên tục nên nhu cầu trữ gạo xuất khẩu chỉ cần một đến hai tháng. Yêu cầu hiện nay là các doanh nghiệp ký được hợp đồng thì có gạo để bán, vì vậy chưa có nhu cầu lớn về việc trữ lúa.
Phó Giáo sư Phạm Văn Dư
Phó Giáo sư Phạm Văn Dư cục phó Cục trồng trọt là giới chức có tham dự Hội nghị Đồng Tháp 23/3 phát biểu:
“Nhìn vô chuỗi giá trị hạt gạo Việt Nam thì thấy nó còn nhiều bề bộn phải khắc phục dần dần. Các doanh
nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo chỉ là phát triển bước đầu chứ chưa phải là phát triển lâu dài, chưa có kinh nghiệm nhiều trong vấn đề này. Hơn nữa các qui trình từ hạt lúa ra hạt gạo hiện nay chưa được sắp xếp gọn ghẽ. Mùa vụ của Việt Nam chỉ có ba tháng thôi, lúa được gặt liên tục nên nhu cầu trữ gạo xuất khẩu chỉ cần một đến hai tháng. Yêu cầu hiện nay là các doanh nghiệp ký được hợp đồng thì có gạo để bán, vì vậy chưa có nhu cầu lớn về việc trữ lúa. Hiện nay thì có chính sách thực hiện 4 triệu tấn kho để trữ gạo, tuy nhiên về mặt chính sách lâu dài thì phải có những silo lớn để trữ lúa được lâu.”
Doanh nghiệp nắm dao đằng cán
Do xuất khẩu không thuận lợi, chính phủ hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay ngân hàng trong 3 tháng, để các thành viên Hiệp hội lương thực Việt Nam VFA thực hiện mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo tương đương 2 triệu tấn lúa từ 15/3 tới 30/4/2012. VFA cho biết kế hoạch mua tạm trữ là nỗ lực không để giá lúa loại thường thấp hơn 5.000đ/kg, tuy vậy nông dân trồng lúa ngán ngẩm với việc VFA mua tạm trữ vì cho rằng việc này nông dân không hưởng lợi ích trực tiếp. Một nông dân vùng Cần Thơ phát biểu vào thời điểm mua tạm trữ đã diễn ra được hai tuần lễ:
“Mấy doanh nghiệp chỉ mua lúa thơm để xuất khẩu chứ không màng tới lúa 50404 của dân. Nói chung nông dân nghe thấy hai tiếng tạm trữ thì hơi bức xúc tại vì qua chuyện tạm trữ chính sách hỗ trợ không tới tay người nông dân…nông dân vẫn cứ là nông dân tạm trữ thì mặc mấy ông đó, chứ nông dân chẳng xem đó là quan trọng. Vô tình mấy ông giúp cho doanh nghiệp làm giàu còn nông dân vẫn là nông dân.”
nông dân nghe thấy hai tiếng tạm trữ thì hơi bức xúc tại vì qua chuyện tạm trữ chính sách hỗ trợ không tới tay người nông dân…nông dân vẫn cứ là nông dân tạm trữ thì mặc mấy ông đó, chứ nông dân chẳng xem đó là quan trọng. Vô tình mấy ông giúp cho doanh nghiệp làm giàu còn nông dân vẫn là nông dân
Một nông dân Cần Thơ
Nông dân có lý do để giận dữ bởi vì doanh nghiệp mua gạo tạm trữ, trước tiên được vay vốn để kinh doanh mà tránh được khoản lãi suất cao ngoài thị trường. Hơn nữa doanh nghiệp lại chọn loại gạo dễ tiêu thụ mới mua. Về điểm này ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam xác định tại Hội nghị rằng, các doanh nghiệp tham gia mua tạm trữ sẽ tự chịu trách nhiệm đầu ra xuất khẩu và thời gian hỗ trợ lãi suất chỉ kéo dài trong ba tháng, sau đó phải hoàn vốn dù chưa tiêu thụ được.
Các báo cáo tại Hội nghị sản xuất lúa gạo hôm 23/3 ở Đồng Tháp cho thấy vụ đông xuân 2011-2012 vùng đồng bằng sông Cửu Long có năng suất bình quân gần 7 tấn/héc ta tức tăng khoảng nửa tấn mỗi héc ta. Dự kiến sản lượng toàn vụ có thể đạt 11,2 triệu tấn lúa thu hoạch dứt điểm trong tháng 4. Thế nhưng trong số
lúa 11,2 triệu tấn đó có khoảng hơn 3 triệu tấn lúa hạt tròn 50404 được xem là phẩm cấp thấp bị ứ đọng, các doanh nghiệp Hiệp hội Lương thực Việt Nam không mua vì không thể cạnh tranh với gạo cấp thấp giá rẻ của Ấn Độ và Miến Điện.
Phó Giáo sư Phạm Văn Dư, cục phó Cục trồng trọt từ Cần Thơ nhận định:
“Việc ứ đọng 50404 thì bây giờ tình hình sáng sủa hơn và giá lúa có nhích lên trong tuần lễ gần đây nhờ thông tin có đầu ra xuất khẩu sang Trung Quốc, ngoài ra việc doanh nghiệp tiến hành mua tạm trữ cũng làm giá lúa nhích lên. Thật ra 50404 năm nay cũng khá nhiều nhưng năm nào cũng vậy từ từ cũng giải quyết được.”
Một người làm năm, ba công đất thì lời 30% làm sao đủ sống. Nếu làm 5 công “tầm cắt” lớn hơn công nhà nước, mỗi công mùa này được 1 tấn lúa, thí dụ lúa jasmine giá 7.000đ/kg trong khi chi phí hơn 2,5 triệu/công thì đâu còn bao nhiêu đâu, nếu lời 30% đường nào mà thở.
Một nông dân ĐBSCL
Tình hình có thể diễn biến như lời Phó giáo sư Phạm Văn Dư ước đoán, tuy nhiên bán lúa khô 50404 với giá 5.000đ thậm chí 5.200đ/kg là điều nông dân không mong muốn. Dù rằng giá này được VFA cho là đủ cho người trồng lúa lãi 30% so với giá thành. Nông dân trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long phản ứng:
“Một người làm năm, ba công đất thì lời 30% làm sao đủ sống. Nếu làm 5 công “tầm cắt” lớn hơn công nhà nước, mỗi công mùa này được 1 tấn lúa, thí dụ lúa jasmine giá 7.000đ/kg trong khi chi phí hơn 2,5 triệu/công thì đâu còn bao nhiêu đâu, nếu lời 30% đường nào mà thở. Còn mấy ông có diện tích lớn làm cả trăm công đất thì lời 30% là lớn chứ không phải nhỏ.”
Kế họach xuống giống vụ lúa hè thu, thu đông
Tại Hội nghị “Sơ kết sản xuất lúa đông xuân 2011-2012 và bàn giải pháp triển khai kế họach xuống giống vụ lúa hè thu, thu đông 2012 được tổ chức hôm 23/3 tại Đồng Tháp, VFA cho biết là đã ký được hợp đồng xuất khẩu 3,2 triệu tấn gạo qua các thị trường chủ yếu như Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Malaysia…tuy nhiên thời hạn giao hàng lại trải dài đến cuối năm. Theo tính toán của VFA trong 6 tháng đầu năm 2012, sẽ có khoảng 1,6 triệu tấn gạo tồn đọng chưa có hợp đồng xuất khẩu, chưa kể một lượng lớn gạo Campuchia vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch.
...nên duy trì diện tích sản xuất lúa theo tiêu chí là 15-20% lúa chất lượng thấp, 60-70% lúa chất lượng cao, còn lại là lúa thơm đặc sản và các loại lúa thơm nhẹ.
TS Lê Văn Bảnh
Đối với vụ hè thu, thu đông 6 tháng cuối năm VFA kêu gọi nông dân tăng cường trồng lúa thơm để xuất khẩu qua Hong Kong và Trung Quốc. Tuy nhiên các chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng, thị trường lúa thơm của Việt Nam còn quá nhỏ chưa tới 1/10 tổng lượng gạo xuất khẩu, nếu trồng lúa thơm ồ ạt thì lại xảy ra ứ đọng tương tự lúa thường 50404. TS Lê Văn Bảnh khuyến nghị nên duy trì diện tích sản xuất lúa theo tiêu chí là 15-20% lúa chất lượng thấp, 60-70% lúa chất lượng cao, còn lại là lúa thơm đặc sản và các loại lúa thơm nhẹ.
Chưa hiểu tới vụ hè thu và thu đông người nông dân đồng bằng sông Cửu Long có nghe theo lời khuyên của ngành nông nghiệp hay không. Vì trong vụ đông xuân 2011-2012 dù có khuyến cáo, nhưng người dân vẫn gia tăng diện tích lúa cấp thấp 50404 và xảy ra tồn đọng khó bán gần 3 triệu tấn lúa loại này.
Theo dòng thời sự:
- Hạt lúa mà biết nói năng ...
- Tại sao nông dân sợ hãi "mua tạm trữ"
- Đồng bằng Cửu Long: bấp bênh giá lúa
- Nông nghiệp sẽ có nhiều thay đổi
- Lúa gạo bất ổn cả sản xuất lẫn đầu ra
- Thị trường hàng hóa: lời giải được mùa mất giá
- Lại tái diễn được mùa rớt giá
- Việt Nam xuất khẩu nhiều gạo nhưng giá không cao
- Giá lúa gạo nhảy vọt, tiền vào túi ai?