Việt nam đối phó với “đường lưỡi bò” như thế nào?

Mới đây, Chính phủ Việt Nam chính thức yêu cầu Trung Quốc gỡ bỏ những nội dung sai trái phổ biến qua dịch vụ bản đồ “Map World” trong đó Bắc Kinh đơn phương coi hầu hết chủ quyền khu vực Biển Đông thuộc về Trung Quốc.

0:00 / 0:00

Tuyên bố chủ quyền với “đường lưỡi bò” là bất hợp pháp

Liên quan đến vấn đề Biển Đông, hồi tháng 11/2010, ông Raul Pedrozo, Phó Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Hải Chiến của Học viện Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ có bài viết mang tựa đề “Beijing’s Coastal Real Estate” (tạm dịch là: Bất động sản vùng biển của Bắc Kinh) trên tạp chí Foreign Affairs. Vũ Hoàng tiếp xúc và trao đổi với ông Pedrozo để hiểu rõ thêm những vấn đề liên quan đến vấn đề Biển Đông này.

Vũ Hoàng:

Thưa ông Raul, xin đi ngay vào câu hỏi của buổi phỏng vấn hôm nay, ông có thể cho biết việc xác định chủ quyền “đường lưỡi bò” của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng thế nào đến quyền lợi của các quốc gia có chung hải phận tại biển Đông và trong đó có Việt Nam, thưa ông?

Tôi phải nói rằng việc tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với “đường lưỡi bò” là hoàn toàn bất hợp pháp và không có cơ sở dựa trên luật pháp quốc tế. Và ngay bản thân Indonesia từ lâu cũng đã phản đối và cũng đã có hồ sơ gửi lên Liên Hiệp Quốc.

Ô.Raul Pedrozo

Raul Pedrozo:

Trước khi bắt đầu tôi xin lưu ý rằng những lời tôi nói ở đây chỉ là ý kiến của cá nhân tôi chứ không phải là phát ngôn chính thức từ Chính phủ Hoa Kỳ hay là ý kiến đại diện cho Học viện Chiến tranh Hoa Kỳ.

Trước hết tôi phải nói rằng việc tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với “đường lưỡi bò” là hoàn toàn bất hợp pháp và không có cơ sở dựa trên luật pháp quốc tế. Và ngay bản thân Indonesia từ lâu cũng đã phản đối và cũng đã có hồ sơ gửi lên Liên Hiệp Quốc. Nếu như lời tuyên bố này có hiệu lực, thì chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến việc đi lại của tất cả các quốc gia ở vùng Biển Đông, tương tự như vậy, quyền tập trận quân sự hợp pháp của tất cả các nước trên vùng Biển Đông cũng bị ảnh hưởng.

Như chúng ta đã thấy trong vòng hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc thường xuyên can thiệp bất hợp pháp vào những hoạt

Trung Quốc thường xuyên phô trương lực lược trên Biển Đông. AFP
Trung Quốc thường xuyên phô trương lực lược trên Biển Đông. AFP (AFP)

động của tàu quân sự và máy bay của Hoa Kỳ không chỉ ở vùng Biển Đông mà còn ở vùng Biển Hoa Đông và Hoàng Hải.

Và điều cuối cùng tôi muốn nói là nếu lời tuyên bố về “đường lưỡi bò” của Trung Quốc có hiệu lực thì sẽ ảnh hưởng đến mọi quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam chẳng hạn những việc như khai thác tài nguyên khoáng sản ngoài biển, cụ thể là dầu, ga và nghề cá tại vùng này.

Nếu lời tuyên bố về “đường lưỡi bò” của Trung Quốc có hiệu lực thì sẽ ảnh hưởng đến mọi quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam chẳng hạn những việc như khai thác tài nguyên khoáng sản ngoài biển, cụ thể là dầu, ga và nghề cá tại vùng này.

Ô.Raul Pedrozo

Cần sự hợp tác hầu tạo đồng thuận của khối ASEAN

Vũ Hoàng:

Trong bài viết của ông, ông có nói là Hoa Kỳ nên hợp tác với Việt Nam và Indonesia trong việc giải quyết vấn đề “đường lưỡi bò,” và ông cũng có trích lời thượng sỹ Jim Webb là “Hoa Kỳ có cả tầm vóc lẫn sức mạnh quốc gia” để làm đối trọng với Trung Quốc, thì ngoài chuyện tăng cường sự có mặt của hải quân Hoa Kỳ, ông nghĩ là Hoa Kỳ có thể có những biện pháp gì khác không?

Raul Pedrozo:

Ngoài việc tăng cường sức mạnh hải quân ngoài Biển Đông, tôi nghĩ điều đầu tiên là Chính phủ Hoa Kỳ nên khuyến khích tất cả các nước trong khu vực đẩy mạnh việc thực thi các quy tắc ứng xử vùng Biển Đông, điều này cũng đã được Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton nhắc đến tại Hội nghị Diễn đàn hợp tác khu vực ASEAN hồi tháng 7/2010.

Bên cạnh đó, điều quan trọng là Hoa Kỳ phải khuyến khích tất cả các quốc gia muốn khiếu kiện vấn đề đảo ngoài Biển Đông cần phải giải quyết những khác biệt này thông qua những tranh chấp về lãnh thổ đất đai.

Tôi nghĩ điều này là quan trọng bởi vì nếu những quốc gia có tranh chấp mà không giải quyết được những khác biệt này thì Trung Quốc sẽ tiếp xúc để đặt vấn đề này một cách song phương với từng quốc gia cá nhân có tranh chấp. Và thường thì các quốc gia trong khu vực không đủ sức mạnh quân sự và kinh tế để đối chọi lại với Trung Quốc.

Vì thế, theo tôi nghĩ điều quan trọng là các quốc gia trong khu vực cần hợp tác với nhau để giải quyết những khác biệt này và

Công an biên phòng Trung Quốc bắt tàu đánh cá Việt Nam hồi năm 2009.
Công an biên phòng Trung Quốc bắt tàu đánh cá Việt Nam hồi năm 2009. Source Lyson Forum (Source Lyson Forum)

do đó những quốc gia này có thể thể hiện thái độ đồng thuận của một khối ASEAN với vấn đề Biển Đông.

Ngoài việc tăng cường sức mạnh hải quân ngoài Biển Đông, tôi nghĩ điều đầu tiên là Chính phủ Hoa Kỳ nên khuyến khích tất cả các nước trong khu vực đẩy mạnh việc thực thi các quy tắc ứng xử vùng Biển Đông, điều này cũng đã được Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton nhắc đến tại Hội nghị Diễn đàn hợp tác khu vực ASEAN

Ô.Raul Pedrozo

Vũ Hoàng:

Nếu Hoa Kỳ không mạnh tay trước những hành động gây hấn này của Trung Quốc ngoài biển Đông, thì ông nghĩ sẽ có những hậu quả thế nào cho khu vực Biển Đông?

Raul Pedrozo:

Tôi cho là trong suốt một thời gian dài vừa qua, Hoa Kỳ vẫn giữ thái độ nước đôi về những hành động của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông và nhất là trước những hành động gây hấn ngày càng nhiều hơn của Trung Quốc ngoài Biển Đông và đối với Việt Nam.

Tôi nghĩ rằng nếu cứ tiếp tục chiều theo ý hoặc tiếp tục đáp ứng những yêu sách của Trung Quốc về vấn đề này thì sẽ khiến Trung Quốc càng trở nên hung hăng hơn trong việc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Robert Gates đã tuyên bố tại cuộc Hội thoại Shangri-La cũng như bà ngoại trưởng Hilary Cliton cũng tuyên bố tại Hội nghị Diễn đàn hợp tác ASEAN hồi tháng 7/2010 đều nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực này đến Hoa Kỳ về cả góc độ quân sự lẫn kinh tế.

Tôi nghĩ rằng những lời tuyên bố này đang đi đúng hướng và xin được trích một câu nói của người Trung Quốc là “ngôn bất khả chính dã" có nghĩa là "lời nói không làm cho sự việc đúng được” (talk does not make right) và đã đến lúc Hoa Kỳ cần phải làm cho lời nói đi đôi với việc làm và đối mặt với sự hung hãn của Trung Quốc tại khu vực này.

Tôi nghĩ rằng nếu cứ tiếp tục chiều theo ý hoặc tiếp tục đáp ứng những yêu sách của Trung Quốc về vấn đề này thì sẽ khiến Trung Quốc càng trở nên hung hăng hơn trong việc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Ô.Raul Pedrozo

Trung Quốc bắt những ngư dân Việt Nam đánh cá tại khu vực Hoàng Sa
Trung Quốc bắt những ngư dân Việt Nam đánh cá tại khu vực Hoàng Sa (Source China lyson forum)

Vũ Hoàng:

Theo ông, Việt Nam -- đất nước có lịch sử lâu dài tranh chấp về mặt lãnh thổ, cũng như trong gần nửa thế kỷ qua là tranh chấp về lãnh hải với Trung Quốc -- thì Việt Nam nên có những biện pháp cụ thể gì về vụ việc“đường lưỡi bò”?

Raul Pedrozo:

Tôi nghĩ rằng Việt Nam là nạn nhân của sự hung hãn của Trung Quốc. Kể từ hồi năm 1974, Trung Quốc lần đầu tiên xâm chiếm đảo Hoàng Sa, chiếm cứ những hòn đảo này một cách bất hợp pháp và vẫn chiếm giữ cho đến tận ngày nay. Và tôi cũng muốn nói rằng việc lực lượng quân đội Trung Quốc tấn công binh lính Việt Nam năm 1988, cũng như việc bắt giữ các tàu bè của ngư dân Việt Nam suốt hơn một thập kỷ vừa qua, đã minh chứng cho sự nguy hiểm vì đã không ra mặt đối phó với Trung Quốc khi họ tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp tại vùng Biển Đông.

Với những điều tôi vừa nói, thì trên thực tế, Việt Nam rất khó có thể tự mình làm được điều gì trước sự hung bạo của Trung Quốc. Việt Nam cần sự giúp đỡ của các nước trong khối ASEAN cũng như các nước khác, chẳng hạn như của Hoa Kỳ, để kết thúc đến tận cùng chuyện Trung Quốc bắt nạt và đe doạ ngoài vùng Biển Đông. Chúng ta đã thấy, từng quốc gia riêng lẻ sẽ không thể đối chọi lại được với Trung Quốc về cả khía cạnh quân sự lẫn kinh tế. Vì thế cần có sự phối hợp của nhiều quốc gia để giải quyết vấn đề Biển Đông này.

Vũ Hoàng:

Cám ơn ông đã dành thời gian cho buổi nói chuyện ngày hôm nay với Đài RFA của chúng tôi.

Theo dòng thời sự: