Tuy nhiên, có rất nhiều thứ mà chỉ số này không đo lường. Quỳnh Chi hỏi chuyện bà Juliet Michaelson, chuyên viên nghiên cứu cao cấp của NEF, cũng là một trong những người viết báo cáo Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh (HPI) năm 2012. Trả lời câu hỏi liệu với kết quả trên, người Việt Nam có phải là những người hạnh phúc thứ hai trên thế giới?” bà Juliet cho biết:
Công thức tính chỉ số hạnh phúc hành tinh
Bà Juliet Michaelson: Không, chỉ số này không có nghĩa như thế. Chỉ số này có nghĩa Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới có phương cách hiệu quả trong việc tạo ra hạnh phúc, và kéo dài tuổi thọ, dựa vào số lượng tài nguyên thiên nhiên được sử dụng. Chỉ số Hành phúc Hành tinh (HPI) dựa vào số lượng tài nguyên cần sử dụng để đạt được hạnh phúc, nếu ít tài nguyên được sử dụng thì hiệu quả càng cao.
Quỳnh Chi: Bà có thể nói qua cách thức mà Qũy Kinh tế Mới đo lường chỉ số hạnh phúc hành tinh?
Bà Juliet Michaelson: Chúng tôi sử dụng 3 cách thức để tính chỉ số HPI. Trước tiên, chúng tôi tính tuổi thọ trung bình (life expectancy) của quốc gia đó. Yếu tố này liên quan đến tuổi thọ và cả sức khỏe nữa. Sau đó, chúng tôi đo lường mức độ thịnh vượng, hạnh phúc mà người dân của nước đó trải qua (experienced well-being). Việc này được thực hiện dựa trên một cuộc thăm dò của chúng tôi. Cuộc thăm dò yêu cầu người ta đánh giá cuộc sống của họ, với thang điểm từ 0 đến 10. Và cuối cùng, chúng tôi đo "dấu chân sinh thái" (ecological footprint), nghĩa là đo tất cả những tài nguyên thiên nhiên mà quốc gia đó sử dụng, dựa vào mức sử dụng và mức chất thải của nước đó.
Quỳnh Chi: Công thức tính chỉ số hạnh phúc hành tinh là Tuổi thọ trung, bình mức độ trải nghiệm hạnh phúc, chỉ số dấu chân sinh thái (nghĩa là tuổi thọ trung bình càng cao và con người càng cảm thấy hạnh phúc trong khi tài nguyên thiên nhiên quốc gia càng ít được sử dụng thì chỉ số hạnh phúc hành tinh càng cao). Bà có thể cho biết rõ ràng 3 chỉ số ấy của Việt Nam?
Trước tiên, chúng tôi tính tuổi thọ trung bình của quốc gia đó. Yếu tố này liên quan đến tuổi thọ và cả sức khỏe nữa. Sau đó, chúng tôi đo lường mức độ thịnh vượng, hạnh phúc mà người dân .... Và cuối cùng, chúng tôi đo "dấu chân sinh thái" ...
bà Juliet Michaelson
Trước tiên, chúng tôi tính tuổi thọ trung bình của quốc gia đó. Yếu tố này liên quan đến tuổi thọ và cả sức khỏe nữa. Sau đó, chúng tôi đo lường mức độ thịnh vượng, hạnh phúc mà người dân .... Và cuối cùng, chúng tôi đo “dấu chân sinh thái” , nghĩa là đo tất cả những tài nguyên thiên nhiên mà quốc gia đó sử dụng
Bà Juliet Michaelson: Việt Nam đang làm rất tốt. Tuổi thọ trung bình rất cao, khoảng 75 tuổi, vì y tế cộng đồng nơi đây đã được cải thiện trong vài thập niên qua. Chỉ số trải nghiệm thịnh vượng, hạnh phúc của Việt Nam nằm ở mức dưới 6 trên 10. Chỉ số này cho thấy là Việt Nam cần cải thiện, tuy nhiên, nó cũng cao hơn nhiều quốc gia khác. Và chỉ số "Dấu chân sinh thái" của Việt Nam rất thấp, thấp hơn mức trung bình đặt ra cho toàn cầu.
Quỳnh Chi: Nhưng thưa bà, liệu chỉ số hạnh phúc hành tinh có ngăn cản các nước đang phát triển sử dụng tài nguyên của mình, trong trường hợp này là Việt Nam?
Bà Juliet Michaelson: Cái thách thức của tất cả các quốc gia là phải phát triển, cải thiện đời sống mà không sử dụng quá nhiều tài nguyên và gây sức ép quá nhiều lên hành tinh. Hiện tại, chỉ nhìn vào chỉ số HPI thì rất khó nói Việt Nam có
dùng quá nhiều nguồn tài nguyên hay không. Nhưng Việt Nam có thể dùng thêm nguồn tài nguyên của mình bởi vì chỉ số “Dấu chân sinh thái” của Việt Nam là 1.4. Hiện tại, mức đặt ra cho toàn thế giới là 1.7 (1.7hectares/một người/năm). Việc này cho phép Việt Nam có thể dùng thêm tài nguyên của mình.
Nhân quyền là cái mà HPI không đo lường
Quỳnh Chi: Vậy thì có thể nói rằng những nước có chỉ số hạnh phúc hành tinh cao đã đi đúng hướng không trong khi có ý kiến cho rằng nhiều quốc gia với thứ hạng cao lại cũng có nhiều vấn đề?
Nhân quyền là cái mà HPI không đo lường nhưng tôi muốn nói rằng tình trạng nhân quyền của một quốc gia cũng phản ảnh vào chỉ số trải nghiệm hạnh phúc mà chúng tôi có làm khảo sát. Thường thì vấn đề nhân quyền chỉ ảnh hưởng một số lượng nhỏ người dân. Có rất nhiều cách để hiểu khi nhìn vào bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc
bà Juliet Michaelson
Bà Juliet Michaelson: Bạn có thể thấy là những nước có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng hạnh phúc hành tinh đi đúng hướng. Chẳng hạn như Costa Rica đã cam kết đến năm 2020 trở thành quốc gia trung tính về carbon. Nhưng mà điều này không có nghĩa là những nước có thứ hạng cao trong bảng HPI đều hoàn thiện. Chỉ số HPI không đo lường tất cả những thứ liên quan đến các quốc gia chẳng hạn như nhân quyền. Tuy nhiên, chỉ số này cho biết một cái nhìn tổng thể về phương hướng của quốc gia đó.
Quỳnh Chi: Nhân lúc bà nói về những cái mà chỉ số hạnh phúc hành tinh không đo lường. Theo báo cáo của bà thì chỉ số trải nghiệm hạnh phúc của người Việt Nam chỉ ở mức trung bình, nghĩa là nhiều người dân Việt Nam không thỏa mãn về cuộc sống của họ. Điều này nói lên điều gì?
Bà Juliet Michaelson: Nhân quyền là cái mà HPI không đo lường nhưng tôi muốn nói rằng tình trạng nhân quyền của một quốc gia cũng phản ảnh vào chỉ số trải nghiệm hạnh phúc mà chúng tôi có làm khảo sát. Thường thì vấn đề nhân quyền chỉ ảnh hưởng một số lượng nhỏ người dân. Có rất nhiều cách để hiểu khi nhìn vào bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc. Mặc dù Việt Nam đứng thứ nhì, nhưng hãy nhìn vào chỉ số trải nghiệm hạnh phúc, thịnh vượng dưới 6 trên tổng số 10.
Cho nên tôi cũng không ngạc nhiên khi thấy nhiều người Việt Nam cho rằng họ không cảm thấy hạnh phúc. Một bài học mà Việt Nam có thể học hỏi từ chỉ số này là nước này có thể tập trung nâng cao mức độ trải nghiệm hạnh phúc của người dân. Chính phủ có một vai trò rất lớn trong việc phát triển sự thịnh vượng, hạnh phúc của người dân. Những nghiên cứu của chúng tôi cho thấy là các chính sách về nghèo đói, về lao động, về quan hệ cộng đồng nếu được quản lý và thực hiện tốt thì sẽ nâng cao được mức độ hạnh phúc của người dân.
Chỉ số HPI được tạo ra từ ý tưởng tìm hiểu những điều gì là quan trọng đối với cuộc sống. Trong xã hội, chúng ta cần đo lường những gì quan trọng nhất và những điều này sẽ giúp cải thiện cách ứng xử của mình trong cuộc sống.
bà Juliet Michaelson
Quỳnh Chi: Tôi thấy lạ là những nước phát triển như Hoa Kỳ chẳng hạn, lại không có thứ hạng cao. Nếu nhìn vào bảng xếp hạng này thì có thể nói rằng người Costa Rica hạnh phúc hơn cả người Mỹ. Có sự nghịch lý nào ở đây không thưa bà?
Bà Juliet Michaelson: So sánh giữa Costa Rica và Hoa Kỳ là một sự thú vị và làm chúng ta thắc mắc "Phát triển nghĩa là gì?". Người Costa Rica sống thọ hơn người Mỹ và sự đánh giá của họ về cuộc sống thì tốt hơn người Mỹ. Hơn nữa, Hoa Kỳ sử dụng nguồn tài nguyên của mình nhiều hơn Costa Rica nhiều cho nên họ không có thứ hạng cao trong bảng HPI.
Quỳnh Chi: Câu hỏi cuối, bà có thể cho chúng tôi biết thêm về việc tạo ra chỉ số hạnh phúc hành tinh?
Bà Juliet Michaelson: Chỉ số HPI được tạo ra từ ý tưởng tìm hiểu những điều gì là quan trọng đối với cuộc sống. Trong xã hội, chúng ta cần đo lường những gì quan trọng nhất và những điều này sẽ giúp cải thiện cách ứng xử của mình trong cuộc sống. Hiện tại thì những chính trị gia luôn tập trung vào phát triển kinh tế, tập trung gia tăng GDP. Nhưng mà có nhiều giá trị trong cuộc sống mà chỉ số GDP không thể đo lường hết. Chúng tôi nghĩ rằng bằng việc đo lường những gì thật sự quan trọng, chúng ta sẽ tạo hướng xã hội tạo ra những gì thật sự cần thiết cho cuộc sống.
Quỳnh Chi: Cám ơn bà Juliet Michaelson, từ Qũy Kinh tế Mới - NEF