Riêng phần liên quan đến Việt Nam, bản phúc trình chiếm 4 trang. Trong đó, HRW quan ngại về việc chính phủ đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, ngăn cản tự do ngôn luận, tự do tôn giáo. Đặc biệt, bản phúc trình còn lên tiếng về các luật mơ hồ trong BLHS VN mà chính phủ dựa vào đó để bỏ tù nhiều người. Qùynh Chi hỏi chuyện ông Phil Robertson, phó Giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW. Trước tiên, ông cho biết:
Bóp nghẹt Tự do ngôn luận và báo chí
Phil Robertson:
Tình trạng nhân quyền của Việt Nam rất xấu và ngày càng tệ. Ngày càng có nhiều người bị bắt mà lý do chỉ là vì họ thực hiện quyền của mình”.
Quỳnh Chi:
Theo ông, lý do vì sao tình trạng nhân quyền Việt Nam ngày càng xuống cấp, theo như ghi nhận của HRW?
Phil Robertson:
“Đó là một câu hỏi hay. Chúng tôi nghĩ rằng có nhiều lý do. Một trong những lý do là chính phủ Việt Nam muốn kiểm soát thông tin. Chính quyền Việt Nam đang chú ý đặc biệt đến cuộc cách mạng Mùa Xuân A ̉ Rập và đang tìm mọi cách ngăn chặn làn sóng biểu tình vì sự kiện Biển Đông. Và chúng tôi cũng nghĩ là hiện tại có nhiều người làm ăn, dân kinh tế bắt đầu muốn kiểm soát những nguồn tài nguyên quốc gia. Cho nên sẽ có nhiều người quan tâm đến tình hình đất nước và có nhiều người bị bắt”.
Một trong những lý do là chính phủ Việt Nam muốn kiểm soát thông tin. Chính quyền Việt Nam đang chú ý đặc biệt đến cuộc cách mạng Mùa Xuân A ̉ Rập và đang tìm mọi cách ngăn chặn làn sóng biểu tình vì sự kiện Biển Đông.
ông Phil Robertson
Quỳnh Chi:
Trong bản phúc trình hàng năm về tình hình nhân quyền thế giới của HRW, các ông có bày tỏ quan ngại rằng Việt Nam hay dùng những thủ thuật bắt người bất đồng chính kiến bằng những luật khác trong BLHS VN. Ông cho biết vì sao HRW quan ngại về tình trạng này?
Phil Robertson:
“Chúng tôi rất quan ngại khi chính quyền phủ nhận những gì họ làm. Chính quyền từ lâu bỏ tù những ai đòi hỏi quyền của mình hay có ý kiến khác với chính phủ. Việt Nam là một nước pháp quyền như họ nói thì họ cũng phải tôn trọng những công ước quốc tế mà họ đã ký kết. Tôi muốn nhắc lại là Việt Nam đã
ký Công ước Quốc tế về Nhân quyền. Công ước này nói rằng con người có quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội. Đó là những điều bị chính phủ vi phạm hằng ngày ở Việt Nam.
Quỳnh Chi:
Như ông cũng biết, Hoa Kỳ cũng đang kêu gọi Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền. Ông có nghĩ là nhân quyền là nhân tố đóng hoặc mở ra những cơ hội mới cho Việt Nam trên trường quốc tế?
Chúng tôi rất quan ngại khi chính quyền phủ nhận những gì họ làm. Chính quyền từ lâu bỏ tù những ai đòi hỏi quyền của mình hay có ý kiến khác với chính phủ. Việt Nam là một nước pháp quyền như họ nói thì họ cũng phải tôn trọng những công ước quốc tế mà họ đã ký kết.
ông Phil Robertson
Phil Robertson:
“Nếu Việt Nam muốn đóng một vai trò quan trọng trong vùng Châu Á Thái Bình Dương, nếu Việt Nam muốn có mối quan hệ tốt với Hoa kỳ và Châu Âu, là những quốc gia luôn đòi hỏi chính phủ tôn trọng nhân quyền, thì Việt Nam phải thay đổi. Việt Nam phải bỏ đi những qui tắc an ninh quốc gia, những luật lệ mà có thể gây ra vi phạm nhân quyền.
Việt Nam phải bắt đầu xem xét lại cách họ vi phạm nhân quyền và suy nghĩ xem họ muốn đứng đâu trên thế giới. Quốc tế đang chú ý đến Việt Nam như một quốc gia vi phạm nhân quyền. Myanmar là một trong những nước từ lâu bị cho là nước có trình trạng nhân quyền tội tệ nhất trên thế giới. Nhưng quốc tế đang nhìn thấy sự thay đổi ở Myanmar. Họ bắt đầu nhìn Việt Nam và đặt câu hỏi rằng “Nước nào sẽ trở thành nước vi phạm nhân quyền nhất Châu Á?”
Không có nhiều kiểu nhân quyền trên thế giới
Quỳnh Chi:
Có nhiều ý kiến cho rằng nhân quyền tại Việt Nam khác nhân quyền thế giới. Ông có nhận xét gì về ý kiến này?
Phil Robertson:
“Tôi cho rằng những cách nói đó chống lại nhiều thứ. Nó chống lại những công ước nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã ký. Đối với một sự kiện có liên quan đến luật quốc tế, đôi lúc cần chính phủ phải đổi luật lệ của mình để có thể tuân thủ theo luật quốc tế. Vì nếu không, Việt Nam ký những công ước quốc tế làm gì? Hơn hai mươi năm trước, Việt Nam cũng đã có mặt tại hội nghị về nhân quyền toàn cầu. Tại đây, các nước đồng ý rằng có một tiêu chuẩn của nhân quyền mà thôi. Nhân quyền là quyền phổ quát. Khi
nói nhân quyền Việt Nam khác nhân quyền thế giới là “nói cuội”.
Đối với một sự kiện có liên quan đến luật quốc tế, đôi lúc cần chính phủ phải đổi luật lệ của mình để có thể tuân thủ theo luật quốc tế. Vì nếu không, Việt Nam ký những công ước quốc tế làm gì?
ông Phil Robertson
Quỳnh Chi:
Tôi nhớ là ông Barack Obama cũng từng nói trước quốc hội Úc rằng nhân quyền là phổ quát, nó không phải là quyền của nước Mỹ hay quyền nước Úc. Xem ra ý của ông cũng giống Tổng thống Mỹ.
Phil Robertson:
“Đúng rồi. Nhân quyền là phổ quát. Nó chỉ có một tiêu chuẩn chung duy nhất. Nhân quyền là không phân biệt. Chỉ có một “Nhân quyền”, không có nhiều nhân quyền khác nhau trên thế giới. Mọi người trên thế giới phải được hưởng một Nhân quyền duy nhất và giống nhau.
Quỳnh Chi:
Có một điều thú vị là thế này. Thường thì người ta lắng nghe chính tiếng nói của người trong nước để nhận biết một vấn đề. Nhưng có ý kiến cho rằng không có nhiều người Việt Nam đòi hỏi nhân quyền. Vậy thì nói Việt Nam cần cải thiện nhân quyền có quá khiêng cưỡng. Ông nghĩ sao thưa ông?
Phil Robertson:
“Tôi nghĩ là có nhiều sự hạn chế về tự do ngôn luận ở Việt Nam nên chúng ta không thấy nhiều người Việt Nam lên tiếng cho nhân quyền. Nhưng bây giờ đã khác. Có nhiều blogger bắt đầu viết lên đòi hỏi của mình và ngày càng có nhiều người Việt Nam đòi hỏi cái quyền của họ. Cái quan ngại của chúng tôi là Việt Nam bắt đầu làm giống Trung Quốc, tức là dùng kỹ thuật để đàn áp những tiếng nói đó.
Quỳnh Chi:
Dạ vâng. Tôi cũng phải hỏi ông vấn đề này. Theo HRW thì tình hình nhân quyền tại Việt Nam ngày càng tệ. Vậy thì lý do có phải là các tổ chức bênh vực nhân quyền đã hoạt động không hiệu quả hay là vấn đề là từ phía khác?
Nhân quyền là phổ quát. Nó chỉ có một tiêu chuẩn chung duy nhất. Nhân quyền là không phân biệt. Chỉ có một “Nhân quyền”, không có nhiều nhân quyền khác nhau trên thế giới. Mọi người trên thế giới phải được hưởng một Nhân quyền duy nhất và giống nhau
ông Phil Robertson
Phil Robertson:
“Chính phủ ngày càng đàn áp gắt gao vấn đề quyền con người, cũng như đàn áp những người bất đồng chính kiến mạnh tay hơn. Chúng tôi có thể nói rằng ngày càng có nhiều người đòi hỏi nhân quyền và đấu tranh cho nhân quyền bằng nhiều cách. Nhưng theo nghiên cứu của chúng tôi, chính phủ cũng ngày càng mạnh tay.
Quỳnh Chi:
Câu hỏi cuối thưa ông, thế thì để cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam thì cần những yếu tố nào?
Phil Robertson:
“Có nhiều cách để đấu tranh cho nhân quyền. Cái đầu tiên là người dân phải đòi cái quyền đó của họ. Chúng tôi cũng tin tưởng rằng cộng đồng quốc tế cũng sẽ gây áp lực mạnh hơn trong việc yêu cầu chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền.
Nhìn một cách tích cực, tôi nghĩ chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến dư luận quốc tế. Chính phủ Việt Nam không phải là chính phủ Bắc Hàn, nơi chẳng bao giờ nghe ý kiến của ai. Cho nên, tôi có hy vọng rằng nếu những việc này được tiếp tục thì tình trạng nhân quyền tại Việt Nam sẽ được cải thiện.
Quỳnh Chi:
Vâng, một lần nữa cám ơn ông Phil Robertson, phó Giám đốc khu vực Châu A´ của tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW.
Theo dòng thời sự:
- Muốn mua võ khí của Mỹ thì phải cải thiện nhân quyền
- Việt Nam tăng cường đàn áp nhân quyền trong năm 2011
- Hoa Kỳ vẫn quản ngại vấn đề nhân quyền ở Việt nam
- Quốc tế đòi VN trả tự do cho các nhà tranh đấu
- Bản lên tiếng toàn cầu về nhân quyền tại Việt Nam
- Lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền tại khóa họp Hội đồng Nhân quyền LHQ
- Quốc tế kêu gọi Việt Nam nới lỏng tự do
- Uỷ hội nhân quyền Mỹ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm