Trong cuộc họp báo vào sáng ngày hôm nay do ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên tổ chức, ông chánh văn phòng tỉnh, Bùi Duy Thanh thông báo tỉnh sẽ tiến hành cưỡng chế cánh đồng 70 ha của xã Xuân Quan vào ngày mai 24 tháng 3.
Quyết định cưỡng chế
Một nhà báo tham gia cuộc họp báo cho biết lãnh đạo tỉnh khẳng định không làm điều gì sai với pháp luật khi tiến hành cưỡng chế khu đất.
Việc cưỡng chế này được thực hiện căn cứ theo quyết định được chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Văn Giang ký vào ngày 5 tháng 4 vừa qua áp dụng cho 166 hộ dân xã Xuân Quan.
Trước đó vào ngày 4 tháng 4, ông phó chủ tịch huyện cũng đã ký một quyết định cưỡng chế tương tự nhưng sau đó đã thu hồi công văn này trong cùng ngày. Theo công văn ngày 5 tháng 4, lãnh đạo địa phương đưa ra thời hạn cưỡng chế vào ngày 20 tháng 4.
Người dân huyện Văn Giang cho rằng các quyết định này của huyện hoàn toàn sai pháp luật. Một người dân xã Xuân Quan, giấu tên, cho biết:
"Trái pháp luật là vì công văn hôm trước ông phó chủ tịch ký rồi thu lại rồi sáng hôm sau bà chủ tịch ký. Cái này là sai vì ký thì phải thông qua tỉnh thì mới đúng luật. Cái cưỡng chế này chúng tôi thấy không có tính pháp lý."
Trái pháp luật là vì công văn hôm trước ông phó chủ tịch ký rồi thu lại rồi sáng hôm sau bà chủ tịch ký. Cái này là sai vì ký thì phải thông qua tỉnh thì mới đúng luật. Cái cưỡng chế này chúng tôi thấy không có tính pháp lý.
Một người dân xã Xuân Quan
Quyết định cưỡng chế đất của huyện Văn Giang được căn cứ theo nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của chính phủ.
Tuy nhiên, theo điều 4 của nghị định này thì thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế đất thuộc về chủ tịch, không phải phó chủ tịch.
Cũng theo nghị định này thì ủy ban nhân dân cấp dưới phải gửi quyết định lên ủy ban nhân dân cấp trên. Quyết định ngày 5 tháng 4 của huyện Văn Giang chỉ gửi cho 166 hộ dân và lưu tại văn phòng huyện.
Các nhà báo tham dự buổi họp báo vào sáng ngày hôm nay cho biết lãnh đạo tỉnh Hưng Yên thông báo sẽ huy động máy ủi, lực lượng cơ động, công an mặc cảnh phục đến khu vực cưỡng chế trong ngày hôm nay, 23 tháng 4 và sẽ tiến hành cưỡng chế vào ngày mai 24 tháng 4.
Vào trước khi cuộc họp báo diễn ra, khoảng 50 người dân xã Xuân Quan đã lên ủy ban nhân dân tỉnh để nộp đơn thư phản đối các quyết định cưỡng chế của huyện.
Một người dân giấu tên có mặt tại ủy ban nhân dân tỉnh vào sáng hôm nay cho Đài Á Châu Tự Do biết:
"Chúng tôi có xuống đó mà họ không cho chúng tôi vào. Chúng tôi xuống đó để gửi đơn tố cáo quyết định ra vào ngày 4 và 5 vừa rồi của bà chủ tịch huyện trái với pháp luật. Chúng tôi nhờ các đoàn nhà báo cầm đơn thư của chúng tôi vào để phản đối quyết định của bà chủ tịch và ông phó chủ tịch".
Nông dân giữ đất đến cùng
Ngay từ sáng sớm ngày 23 tháng 4, được tin tỉnh sẽ sớm tiến hành cưỡng chế cánh đồng xã Xuân Quan, hàng trăm người dân của 3 xã Xuân quan, Phụng Công, và Cửu Cao, đã tụ tập về cánh đồng để giữ đất. Đây là các xã có đất nằm trong diện giải tỏa để lấy đất cho khu đô thị Ecopark.
Một người dân giấu tên thuộc xã Phụng Công cho chúng tôi biết qua điện thoại từ cánh đồng xã Xuân Quan vào sáng ngày hôm nay như sau:
"
Hiện nay dân chúng em đang ở chỗ chuẩn bị cưỡng chế. Hiện sáng người ta mang 2 xe cam nhông người, công an, rồi cơ động đến để dựng lều bạt để từ giờ đến sáng mai cưỡng chế. Dân chúng em đã tụ tập người đến rồi đuổi đi, nhưng chúng em vẫn ở hiện trường, dân chúng em nằm vùng từ giờ đến mai.
"
Người dân này cho biết họ đã mang theo cuốc thuổng, gậy gộc đến cánh đồng để tự vệ. Cũng theo người dân này cho biết thì từ chiều ngày 22 tháng 4, địa phương đã huy động 20 máy ủi và máy xúc đến khu vực chân công trình, cách cánh đồng cưỡng chế khoảng 50 m.
Nếu công ty mà quyết tâm vào tàn phá cướp đất của chúng tôi là chúng tôi sẽ chiến đấu, vì chúng tôi bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chúng tôi.
Một người dân xã Xuân Quan
Một người dân khác thuộc xã Xuân Quan khẳng định người dân sẽ cương quyết bảo vệ đất đến cùng:
"
dân chúng tôi đang làm lán lều, bà con đang canh ở đây, nếu có máy ủi chở đến là bà con không cho vào. Chúng tôi đang chờ giải quyết các đơn thư gửi đi khắp nơi. Mấy ngày hôm nay chúng tôi nhận được tin cưỡng chế thì chúng tôi đã gửi cả đơn đi chính phủ, trung ương, quốc hội mà giờ vẫn chưa có gì cả.
Nhưng nếu công ty mà quyết tâm vào tàn phá cướp đất của chúng tôi là chúng tôi sẽ chiến đấu, vì chúng tôi bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chúng tôi.
"
Để tìm hiểu thêm chi tiết sự việc từ phía chính quyền tỉnh Hưng Yên, chúng tôi đã nhiều lần gọi điện thoại tới ông chánh văn phòng tỉnh nhưng không có trả lời.
Dự án khu đô thị Ecopark được bắt đầu từ năm 2004 trên một diện tích đất rộng khoảng 500 ha thuộc ba xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Khoảng 4000 hộ dân của ba xã này được địa phương đề nghị đền bù ở mức 36 triệu đồng một sào ruộng.
Người dân các xã cho rằng đây là mức đền bù quá thấp không đủ để họ có thể tái định cư bắt đầu cuộc sống mới. Vì vậy có khoảng 2000 hộ gia đình đã kiên quyết không chấp nhận mức đền bù này và ở lại bám đất sản xuất.
Những người dân 3 xã đã bắt đầu nộp đơn kêu cứu từ cấp tỉnh đến trung ương, đến các cơ quan đảng, chính phủ, quốc hội và mặt trận tổ quốc từ năm 2004 đến nay nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Được biết vào tháng 1 năm 2009, chính quyền cũng đã tiến hành một đợt cưỡng chế đất của người dân 3 xã cho dự án Ecopark.
Theo dòng thời sự:
- Người dân tiếp tục biểu tình ở nhiều nơi
- Đối thoại giữa chính phủ và người dân Văn Giang bất thành
- Hàng trăm nông dân biểu tình tại Hà Nội
- Dân oan tập trung khiếu kiện ở Hà Nội, Sài Gòn
- Hàng trăm dân oan kêu cứu Quốc hội
- Hàng trăm nông dân biểu tình tại Hà Nội
- Khiếu kiện tập thể
- Không thể coi thường kiến nghị người dân
- Khi người Nông dân nổi dậy
- Vụ Tiên Lãng: chữ tín của nhà nước ở đâu?
- Bao giờ mới hết những vụ cưỡng chế trái luật
- Khiếu kiện đất đai gia tăng tại Việt Nam
- Vụ án Tiên Lãng: đừng dồn họ vào chân tường