Phụ nữ Afghanistan: Tôi phải bỏ trốn

Một báo cáo gần đây của Tổ chức theo dõi Nhân quyền Quốc tế cho thấy hàng trăm phụ nữ và em gái Afghanistan hiện đang bị giam giữ trong các nhà tù của nước này về một tội độc đáo gọi là tội đạo đức.

Tội này là gì và những người phụ nữ này đã làm gì để bị kết tội này? Tạp chí phụ nữ tuần này xin gửi tới quý vị một số tìm hiểu về hiện trạng này qua bản báo cáo mới của Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế có tên ‘Tôi phải bỏ chạy’.

Tội ‘đạo đức’ ở Afghanistan

‘Tôi chỉ muốn ly dị. Tôi không thể trở về với cha tôi, ông ấy sẽ giết tôi. Tất cả gia đình tôi đã bỏ tôi’.

‘Chính phủ nên hoặc là giúp tôi ly dị chồng hoặc là treo cổ tôi. Tôi không muốn sống với chồng thứ nhất hay thứ hai của tôi. Tôi chỉ muốn ly dị để sống với các con tôi. Tại sao hộ không cho tôi những quyền cơ bản của phụ nữ khi mà người phụ nữ đã phải chịu đựng quá nhiều’

Đó chỉ là một vài trong rất nhiều lời tâm sự của 58 người phụ nữ được Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế phỏng vấn tại 3 nhà tù và 3 trung tâm cải huấn ở Afghanistan gần đây trong báo cáo có tên gọi ‘Tôi phải bỏ chạy’. Những người phụ nữ này là nạn nhân của bạo lực gia đình, của những kết hôn không hạnh phúc đã khiến họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bỏ chạy khỏi gia đình mình và cuối cùng bị bắt, bị kết án với tội ‘đạo đức’. Bà Heather Barr, chuyên gia về quyền của Phụ nữ của Tổ chức Nhân quyền quốc tế cho biết:

Chính phủ nên hoặc là giúp tôi ly dị chồng hoặc là treo cổ tôi. Tôi không muốn sống với chồng thứ nhất hay thứ hai của tôi. Tôi chỉ muốn ly dị để sống với các con tôi. Tại sao hộ không cho tôi những quyền cơ bản của phụ nữ khi mà người phụ nữ đã phải chịu đựng quá nhiều

lời tâm sự của các phụ nữ trong nhà tù Afghanistan

Một phụ nữ Afghanistan trong trang phục burqa và một người đàn ông đi phía trước (chồng?) tại làng Istalif, phía bắc Kabul
Một phụ nữ Afghanistan trong trang phục burqa và một người đàn ông đi phía trước (chồng?) tại làng Istalif, phía bắc Kabul (AFP)

Heather Barr:

chúng tôi phỏng vấn 58 phụ nữ tại các nhà tù và trung tâm cải huấn và chúng tôi thấy phần lớn số họ bỏ trốn nhà vì họ bị lạm dụng. Những cô gái trẻ bị ép buộc lấy một người đàn ông mà họ không yêu, và những người phụ nữ thì bị chồng và gia đình chồng lạm dụng, đánh đập. Thật là vô lý khi chúng ta phải nhìn những người phụ nữ bị giam giữ vì họ là nạn nhân của các tội do người khác vi phạm với họ.

Vậy tội ‘đạo đức’ là gì? Bà Heather Barr giải thích:

Heather Barr:

có hai loại tội liên quan đến tội đạo đức. Thứ nhất là hành động bỏ trốn khỏi nhà mà không được phép của cha hay của chồng. Tội thứ hai gọi là Zina hay tội quan hệ tình dục với người không phải chồng mình. Và một nửa số phụ nữ bị bỏ tù ở Afghanistan là vì hai tội này. Và gần 100% số thiếu nữ bị bỏ tù ở Afghanistan cũng là vì hai tội này.

Theo tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế, tội ‘bỏ trốn’ không được nói đến trong luật hình sự của Afghanistan. Trong khi tội ‘zina’theo luật của nước này hoàn toàn đi ngược lại những nghĩa vụ về luật pháp quốc tế của Afghanistan. Những phụ nữ bị kết tội Zina theo luật của nước này có thể bị kết án tối đa là 15 năm tù.

...hành động bỏ trốn khỏi nhà mà không được phép của cha hay của chồng. Tội thứ hai gọi là Zina hay tội quan hệ tình dục với người không phải chồng mình. Và một nửa số phụ nữ bị bỏ tù ở Afghanistan là vì hai tội này. Và gần 100% số thiếu nữ bị bỏ tù ở Afghanistan cũng là vì hai tội này.

Bà Heather Barr

Cuộc đổi mới năm 2001

Năm 2001 khi chính quyền Taliban sụp đổ, người phụ nữ Afghanistan đã được hứa hẹn những đổi mới nơi các quyền của họ sẽ được cải thiện. 10 năm sau, phụ nữ Afghanistan đã chứng kiến nhiều thay đổi, họ đã được hưởng thêm nhiều quyền lợi mà trước đó họ không có dưới thời Taliban. Bà Heather Barr cho biết

Heather Barr:

đã có những cải thiện trong quyền của phụ nữ ở Afghanistan, ví dụ như trong lĩnh vự giáo dục, có thêm hàng triệu em gái đã được đến trường so với năm 2001, tử vong khi sinh giảm, tuổi thọ được tăng lên, nạn mù chữ giảm, và 28% đại biểu quốc hội là phụ nữ. Đây là những thành tựu đáng kể.

Hiến pháp 2004 của nước này cũng thừa nhận quyền bình đăng của người phụ nữ Afghanistan. Năm 2009, nước này thông qua luật chống mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.

Năm 2009, Tổng thống Hamid Karzai thông qua luật chống phân biệt đối xử với phụ nữ, theo luậ tnafy thì những hành động bắt phụ nữ kết hôn ngoài ý muốn, bắt em gái chưa đến tuổi vị thành niên kết hôn, hay bạo lực gia đình là những tội vi phạm pháp luật.

Bà Heather Barr

Cô Bibi Ayesha với một cái mũi giả và nụ cười rạng rỡ trên gương mặt xinh đẹp. Photo courtesy of Grossman Burn Foundation
Cô Bibi Ayesha với một cái mũi giả và nụ cười rạng rỡ trên gương mặt xinh đẹp. Photo courtesy of Grossman Burn Foundation (Photo courtesy of Grossman Burn Foundation)

Thế nhưng cũng theo tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế, thì hiện Afghanistan vẫn được xếp vào một trong những nước có tình trạng vi phạm quyền của phụ nữ nghiêm trọng nhất trên thế giới, bởi việc thực thi luật pháp đảm bảo quyền của người phụ nữ không nghiêm túc. Bà Heather Barr nói:

Heather Barr:

Năm 2009, Tổng thống Hamid Karzai thông qua luật chống phân biệt đối xử với phụ nữ, theo luậ tnafy thì những hành động bắt phụ nữ kết hôn ngoài ý muốn, bắt em gái chưa đến tuổi vị thành niên kết hôn, hay bạo lực gia đình là những tội vi phạm pháp luật. Những người phụ nữ mà chúng tôi nói chuyện phần lớn là nạn nhân của những hành động đáng lẽ phải bị xử lý theo pháp luật nhưng điều chúng tôi thấy là mặc dù luật đã được thông qua hơn 2 năm rưỡi nhưng hoàn toàn không được thực hiện. Và những người phụ nữ này lại bị đối xử như những tội phạm thay vì là những nạn nhân.

Trong rất nhiều trường hợp, khi người phụ nữ bỏ chạy vì bị đánh đập và bị bắt lại, bị đưa ra tòa, các chánh án chỉ tin theo lời khai từ phía người chồng hay gia đình nhà chồng thay vì dựa vào những điều tra nghiêm túc. Thậm chí một số công tố viên khi được hỏi về những vô lý này còn nói rằng những người phụ nữ đã vi phạm pháp luật do đó họ đã nói dối để dựng chuyện.

Rất nhiều thụ nữ và các em gái Afghanistan đang là nạn nhân của bạo hành gia đình. Mặc dù chính phủ nước này không đưa ra một con số thống kê cụ thể về các nạn nhân của bạo hành gia đình, nhưng một điều tra vào năm 2008 cho thấy trong số 4,700 gia đình tại 16 trong số 34 tỉnh của nước này, có đến 87% số phụ nữ được hỏi cho biết họ đã từng là nạn nhân của bạo hành gia đình.

Những người phụ nữ mà chúng tôi nói chuyện phần lớn là nạn nhân của những hành động đáng lẽ phải bị xử lý theo pháp luật nhưng điều chúng tôi thấy là mặc dù luật đã được thông qua hơn 2 năm rưỡi nhưng hoàn toàn không được thực hiện.

Bà Heather Barr

Hơn một nửa số phụ nữ được phỏng vấn trong báo cáo mới của tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế cho biết họ đã phải chịu các bạo hành về thể xác. Điều đáng tiếc là các phụ nữ này không thể tìm được sự giúp đỡ nào khác vì có quá ít các trung tâm cứu giúp của các tổ chức quốc tế tại nước này, trong khi cảnh sát và những người thực thi luật pháp dường như không quan tâm đến những lời kêu cứu của họ. Rất nhiều người đã phải chịu đựng trong sự im lặng với hy vọng một ngày nào đó bạo lực sẽ chấm dứt.

Tình trạng ép gả chồng vẫn tồn tại

Một hiện trạng khác khá phổ biến tại Afghanistan là tình trạng ép gả chồng hay kết hôn dưới tuổi vị thành niên. Theo Liên hiệp quốc, năm 2008 có khoảng từ 70 đến 80% các đám cưới tại Afghanistan là ép buộc. Theo luật của nước này thì tuổi được phép kết hôn đối với nữ giới là từ 16 tuổi còn của nam là 18. Nhưng trên thực tế, báo cáo đã phỏng vấn những em gái 12 hay 13 tuổi bị ép phải lấy chồng. Một con số thống kê khác của Liên hiệp quốc vào năm 2008 cho thấy 57% các đám cưới tại nước này bao gồm một bên có độ tuổi dưới 16.

Ép gả chồng hay lấy chồng dưới tuổi vị thành niên ở Afghanistan có liên quan nhiều đến một tập tục có tên gọi Baad hay Baadal của nước này. Theo tập tục này thì một cô gái có thể được cưới gả cho một gia đình khác để trả nợ cho gia đình mình vì gia đình cô đã làm một điều gì đó sai với gia đình bên kia. Đây cũng là trường hợp thương tâm của cô gái Aisha, 17 tuổi đã được cả thế giới biết tới khi bức hình với gương mặt biến dạng của cô được đăng trên trang bìa của tạp chí Time vào năm 2010. Cô bị gả vào một gia đình Taliban và đã bị người chồng hành hạ. Cô tìm cách trốn chạy nhưng đã bị bắt lại và bị người chồng cắt mũi, cắt tai để trừng phạt.

Cô gái Aisha, 17 tuổi đã được cả thế giới biết tới khi bức hình với gương mặt biến dạng của cô được đăng trên trang bìa của tạp chí Time vào năm 2010. Cô bị gả vào một gia đình Taliban và đã bị người chồng hành hạ. Cô tìm cách trốn chạy nhưng đã bị bắt lại và bị người chồng cắt mũi, cắt tai để trừng phạt.<br/>

Bản báo cáo dài 120 trang của Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế là những câu chuyện của rất nhiều những người phụ nữ Afghanistan mà cuộc sống của họ cũng bất hạnh không kém gì Aisha. Đối với họ con đường thoát duy nhất là bỏ chạy khỏi gia đình mình như tiêu đề của báo cáo nhưng ngay cả khi đã bỏ chạy, họ cũng phải đối mặt với việc bị bắt lại, bị bỏ tù vì pháp luật không đứng về phía họ.

Những chuyên gia về quyền phụ nữ tại Afghanistan lo ngại khi quân đội nước ngoài chính thức rút khỏi nước này vào năm 2014 theo kế hoạch đã đề ra, tình trạng của phụ nữ Afghanistan có thể sẽ còn tệ hơn nữa, và thậm chí không kém gì dưới thời Taliban. Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế kêu gọi các nước tiếp tục thực hiện các cam kết nhân đạo của mình với nước này ngay kể cả sau khi các cam kết về quân sự chấm dứt.

Tạp chí phụ nữ tuần này xin tạm dừng tại đây. Việt hà thân ái tạm biệt quý vị và xin hẹn gặp lại vào thứ ba tuần tới. Mọi thư từ đóng góp cho chương trình, xin quý vị gửi về www.facebook/vietharfa hoặc email về địa chỉ vietha@rfa.org