Cần thêm hàng ngàn nhân viên kiểm tra an toàn thực phẩm

Việt Nam hiện nay chỉ có 12 thanh tra chuyên trách kiểm soát vệ sinh An toàn Thực phẩm, trong khi cần đến khoảng 5000 người mới có thể đối phó được với số ca ngộ độc hoặc nhiểm khuẩn qua thực phẩm ngày một gia tăng.

0:00 / 0:00

1/10 dân số bị ngộ độc

Theo đánh giá mới đây của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), tại Việt Nam trung bình hàng năm, có khoảng 8 triệu 2 trăm ngàn người bị ngộ độc hoặc nhiễm khuẩn qua thực phẩm. Con số này tương đương với 1/10 dân số cả nước hiện nay.

Đây là vấn đề khá cấp bách cần sớm có biện pháp giải quyết. Chánh phủ đã đệ trình lên quốc hội dự án luật về an toàn thực phẩm.

Trong thông cáo báo chí mới đây, Ông Nguyễn Đăng Vang, Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Khoa Học - Công Nghệ và Môi Trường của Quốc Hội cho biết, Việt Nam phải cần đến một lực lượng từ 5000 đến 7000 chuyên viên kiểm tra an toàn thực phẩm mới có thể kiểm soát được tình hình mất vệ sinh về thực phẩm. Trong hiện nay, cả nước chỉ có 12 thanh tra chuyên ngành về vấn đề này. Ông hy vọng cuối năm nay lực lượng thanh tra có thể tăng lên con số 600 người.

Giáo sư Tiến Sĩ Nguyễn Thị Kê, nguyên Viện Trưởng Viện Vệ Sinh Y Tế Công Cộng thì lại cho rằng, nếu chỉ dựa vào việc kiểm tra và xử phạt thì dù "có năm ngàn, bảy ngàn, mười ngàn, hai mươi ngàn đi chăng nữa thì cũng không thể nào mà thanh tra, giám sát được hết". Chính phủ phải có biện pháp nâng cao ý thức của toàn xã hội về mức độ quan trọng của việc bảo vệ an toàn thực phẩm. Khi đó người dân sẽ tích cực phối hợp với các tổ chức chính phủ trong trong công tác thực hiện cũng như kiểm tra để giữ gìn vệ sinh thực phẩm. Được như thế, thực phẩm sẽ bảo đảm được an toàn "từ cái khâu của người sản xuất, rồi mới đến người chế biến, rồi mới đến người sử dụng thì may ra thì mới an toàn được, chớ nếu không thì khó."

<i>muốn cho một dân tộc mà có thể phát triển được thì việc đầu tiên cần phải có là phải có sức khoẻ, mà muốn có sức khoẻ thì người ta phải được những điều kiện sống tốt và đặc biệt là những điều kiện có thể tiếp cận và sử dụng được những thực phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn.</i> <br/>

Thạc Sĩ Trịnh Anh Tuấn<br/>

Sự sinh tồn và phát triển của một dân tộc đặt nền tảng trên sự phát triển về thể chất và tinh thần của từng cá nhân. Đặc biệt là trẻ em là thế hệ tương lai của dân tộc đó. Thạc Sĩ Trịnh Anh Tuấn thuộc Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tại Hà Nội, nhận định rằng, "muốn cho một dân tộc mà có thể phát triển được thì việc đầu tiên cần phải có là phải có sức khoẻ, mà muốn có sức khoẻ thì người ta phải được những điều kiện sống tốt và đặc biệt là những điều kiện có thể tiếp cận và sử dụng được những thực phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn."

3 Bộ quản lý một bữa cơm

Trong báo cáo đọc trước quốc hội mới đây, Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Quốc Triệu cho biết hiện nay Bộ Y Tế không phải là đơn vị duy nhất ban hành các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm. Bộ Công Thương và Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn cũng thẩm quyền ra các quy định quản lý vấn đề này. Hoạt động kiểm tra liên ngành tuy đã được thiết lập, nhưng hiệu quả chưa cao, chỉ đạo còn rời rạc, phối hợp chưa thường xuyên và chặt chẽ.

Ông Triệu cũng cho biết thêm, vấn đề hiện nay là cả ba Bộ cùng quản lý "một mâm cơm" nhưng tổng số ca ngộ độc hàng năm vẫn không suy giảm, do ban hành nhiều văn bản phát luật chồng chéo lẫn nhau. Ông Triệu kiến nghị quốc hội nên xem xét việc chấm dứt tình trạng quản lý không hiệu quả này.

GSTS Nguyễn Thị Kê công nhận, "Ba Bộ cũng quản lý như thế thì rất là lích kích, mà làm thế nào mà điều hành quản lý cho được" và "tất cả những cái gì mà nó xảy ra với người dân như là khi mà bệnh tật hay có vấn đề tai biến này khác thì lại đổ lên dầu Bộ Y Tế hết". Tuy vậy, "Bộ Y Tế mà làm hết từ đầu đến cuối thì Bộ Y Tế làm sao mà làm nổi". Cho nên đây vấn nạn này vẫn phải cần sự hỗ trợ liên ngành từ trung ương xuống đến địa phương và phải chịu sự chỉ đạo thống nhất để tránh cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược như hiên nay.