Trong một bài viết đăng trong mục Ý Kiến trên báo Washington Post số ra hôm Chủ nhật tuần rồi, GS Allen Weiner, Giám đốc Chương trình Luật Quốc tế của Trường Luật Đại học Stanford đã chỉ trích việc này. Ông cho rằng Hoa kỳ không nên bán đứng nhân quyền tại VN.
Ông nêu ra một số trường hợp các nhà hoạt động, các luật sư và các blogger bị bắt giam chỉ vì họ bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa.
Để tìm hiểu thêm về các quan điểm và lập luận của GS Allen Weiner về yếu tố Nhân quyền trong quan hệ Mỹ - Việt, Chân Như hỏi chuyện GS Allen Weiner.
Chân Như: Thưa GS, ông viết trong bài báo là Ngoại trưởng Clinton có nêu vấn đề nhân quyền với Hà Nội trong dịp bà loan báo việc ký kết thỏa hiệp thương mại Mỹ-Việt. Ông có nghĩ sự đáp ứng những đòi hỏi về nhân quyền là điều kiện Hoa Kỳ đặt ra cho Việt Nam trước khi Việt Nam được hưởng những quyền lợi thương mại với Hoa Kỳ?
GS Allen Weiner: Đúng vậy. Tôi cho là ngoại trưởng Clinton có nhận xét là những quốc gia có cơ hội phát triển kinh tế đôi khi nghĩ là họ có thể theo đuổi những tiến bộ về kinh tế mà để việc phát triển về chính trị lại ở phía sau.
Tôi nghĩ nếu Hoa Kỳ nhanh chóng tiến tới thoả ước thương mại trong khi Việt Nam không tạo được thành tích tốt về nhân quyền, thì chúng ta đã lâm vào tình trạng thiển cận, thiếu viễn kiến mà bà ngoại trưởng từng đề cập tới.
Theo tôi thì cần phải kết nối hai vấn đề với nhau. Cần phải đặt vấn đề nhân quyền làm điều kiện để Việt Nam có thể được hưởng tính cách tương tác kinh tế với Hoa Kỳ.
<b>Rõ ràng Hoa Kỳ coi Việt Nam là một đối tác quan trọng trong quan hệ ngoại giao, tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn phải xây dựng mối quan hệ đó theo những giá trị của nước Mỹ. </b>GS Allen Weiner
Chân Như: Những điều gì đã thúc đẩy Hoa Kỳ yểm trợ mạnh mẽ cho Việt Nam, thể hiện trong chuyến đi của bà Ngoại trưởng Mỹ mới đây? Phải chăng chính sách hung hãn của Trung Quốc đối với Việt Nam đã khiến Hoa Kỳ tỏ ra ủng hộ Việt Nam mà dung thứ những hành động vi phạm nhân quyền của Hà Nội?
GS Allen Weiner: Tôi khó giải thích được điều gì đã thúc đẩy chính phủ Hoa Kỳ trong những hành động với Việt Nam. Tôi hoạt động vì 17 cá nhân đã bị bắt giữ độc đoán.
Nhưng theo tôi thấy, rõ ràng Hoa Kỳ coi Việt Nam là một đối tác quan trọng trong quan hệ ngoại giao, tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn phải xây dựng mối quan hệ đó theo những giá trị của nước Mỹ.
Những giá trị này chính nước Mỹ cũng có đôi lúc không hoàn thành thật tốt đẹp nhưng người ta vẫn phải nói Hoa Kỳ luôn luôn tôn trọng và quyết tâm thực hiện những giá trị căn bản, trong đó có tinh thần cùng những hành vi thượng tôn luật pháp và tôn trọng nhân quyền.
Vì thế luôn luôn có những sự cân nhắc đua chen lẫn nhau, tuy nhiên tôi rất đồng ý với những lời của bà Ngoại trưởng Mỹ khi bà nói rằng chúng ta sẽ rơi vào chỗ thiển cận nếu theo đuổi mối quan hệ kinh tế mà trả giá bằng nhân quyền của người dân Việt Nam.
Chân Như: Câu hỏi cuối, ông cho rằng Washington nên làm gì để "vượt hơn những lời hoa mỹ về việc bảo vệ nhân quyền cho Việt Nam", như ông viết trong bài báo?
GS Allen Weiner: Đây là câu hỏi rất hay. Bởi vì mối quan hệ Mỹ Việt bao gồm rất nhiều đề tài, như ông đã nói, như nền ổn định của khu vực cũng là một đề tài quan trọng. Tuy nhiên tôi tin rằng Hoa Kỳ phải làm sao để chắc chắn rằng 17 cá nhân bị bắt giữ độc đoán phải được tự do ngay.
<b>Tôi rất đồng ý với những lời của bà Ngoại trưởng Mỹ khi bà nói rằng chúng ta sẽ rơi vào chỗ thiển cận nếu theo đuổi mối quan hệ kinh tế mà trả giá bằng nhân quyền của người dân Việt Nam. </b>GS Allen Weiner
Tôi nghĩ sự tự do của những người này phải là điều kiện cho mối quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế.
Nhân quyền là điều đặc biệt, điều nổi bật và quan yếu nhất mà người Mỹ cần phải làm. Muốn đạt được sự tốt đẹp hơn là những lời hoa mỹ thì có thể nói với Việt Nam rằng: chúng ta, người Mỹ, rất muốn có quan hệ thân thiết với người Việt Nam trong lãnh vực này nhưng sẽ không thiết lập mối quan hệ ấy cho đến khi chúng tôi phải thấy được những tiến bộ về nhân quyền từ phía các bạn.
Đó là điều có thể làm và cấn làm để vượt hơn cái việc gọi là “nêu vấn đề nhân quyền ra trong những cuộc đối thoại với Hà Nội.
Chân Như: Xin cám ơn GS Allen đã dành cho đài Á Châu Tự Do cuộc phỏng vấn này.
Theo dòng thời sự:
- Gia đình các thanh niên Công giáo bị bắt kéo đến Văn phòng Chính Phủ
- 12 tổ chức NGO kêu gọi VN trả tự do cho các thanh niên Công giáo
- Gia đình các thanh niên Công giáo bị bắt kéo đến Văn phòng Chính Phủ
- Tin mới nhất về blogger Paulus Lê Sơn
- Người dân nghĩ gì về những cuộc biểu tình chống TQ?
- "Quần chúng tự phát" – Hình thức đàn áp mới?
- Vì sao nói khác làm trong Tự do Tôn giáo?
- Tự do tôn giáo - nói và làm
- Đảng chọn dân hay chọn Trung Quốc?
- Giới trẻ hy vọng về một xã hội tốt đẹp
- Để có một xã hội trung thực và ngay thẳng
- Tính trung thực, ngay thẳng có còn tồn tại?