Hoạt động không mệt mỏi của nữ tiến sĩ Lào gốc Việt Nam
Tôi là Nguyễn Thị Nga , tên Lào là Changsanga Valakone, hiệu trưởng Trường Quốc Tế Kiettisak tại nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Nga có bằng Master Of Education Tiến Sĩ Giáo Dục tại Dongdok Universitiy, có đi trained (tu nghiệp) ở nhiều nước chẳng hạn như Australia, Anh và Netherland
Đối với nhiều người Lào, có thể nói không quá rằng tiến sĩ Nguyễn Thị Nga hay cô hiệu trưởng Chansanga Valakone của Kiettisak International School, thường đi khắp nơi để tham dự những khoá tu nghiệp hoặc những buổi hội thảo về giáo dục tại các nước trong khu vực Đông Nam Á, là một phụ nữ tiên phong, can đảm và cương quyết trong việc cổ động dạy dỗ cũng như sử dụng Anh ngữ từ những ngày đầu, nghĩa là trước cả thời kỳ nước Lào thực sự mở cửa ra bên ngoài hồi giữa những năm 1980.
Với chức năng trên hết của một nhà giáo dục nhìn xa hiểu rộng, sự thành công về nhiều mặt tại Trường Quốc Tế Kiettisak ở Vientiane là động lực thúc đẩy tiến sĩ Nguyễn Thị Nga nghĩ đến và thực hiện thêm một trường Kiettisak thứ hai ở thành phố Luang Prabang nằm trong tỉnh Luang Prabang mạn Bắc nước Lào, nơi hai tuần trước Thanh Trúc đã mời quí vị ghé thăm cộng đồng Việt từ miền Bắc Việt Nam bỏ sang đây sinh sống từ giữa thế kỷ XX.
Năm 2007, Thanh Trúc đã đến Kieytisak International School ở ngay trung tâm Vientiane. Khi đó trường chỉ có khoảng ba mươi lớp với hơn ba trăm học sinh, trong đó có một số em từ Việt Nam sang:
Hiện nay trường Kiettisak ở Vientiane có hơn bảy mươi lớp với hơn một ngàn em và có ba cấp, Vỡ Lòng, Cấp Một và Cấp Hai. Số giáo viên dạy ở Vientiane tất cả là 118 thầy cô giáo
Hiện nay trường Kiettisak ở Vientiane có hơn bảy mươi lớp với hơn một ngàn em và có ba cấp, Vỡ Lòng, Cấp Một và Cấp Hai. Số giáo viên dạy ở Vientiane tất cả là 118 thầy cô giáo, trong đó 63 thầy cô giáo là international staff members, đến từ nhiều nước.
Vì trường giảng dạy theo chương trình học Cambridge của Anh Quốc, tiến sĩ Nga giải thích, nên phần đông thầy cô giáo của Trường Quốc Tế Kiettisak đến từ nước Anh, Ngoài ra, trường còn nhận giáo viên đến từ Mỹ, Australia, Philippines, New Zealand vân vân.
Đó là thực lực là bề mặt của Kiettisak International School mà cô là hiệu trưởng. Tuy nhiên, tiến sĩ Nga chia sẻ, điều làm cô hãnh diện không phải ở bề mặt đó mà là kết quả giáo dục và đào tạo do Trường Quốc Tế Kiettisak mang lại cho học sinh bản xứ và cả học sinh Lào gốc Việt:
Trường Kiettisak đã thành lập được hai mươi năm cho nên cũng được sự tin tưởng của phụ huynh học sinh và Bộ Giáo Dục Lào. Chị Thanh Trúc cũng đã phỏng vấn các em từ năm 2007 chẳng hạn như Lê Quốc Hùng, cháu học rất giỏi và cháu được học bổng, hiện cháu đi học ở Bournemouth College School bên Anh. Cháu Hoàng Lan Hương được học bổng tại RMIT International University Of Vietam, và cháu Đặng Thái Phương hiện được học bổng của UK London School Of Commerce.
Vào khi Trường Quốc Tế Kiettisak thứ hai đang được khởi công xây dựng tại Luang Prabang, tiến sĩ Nga liên tục di chuyển như con thoi từ Vientiane đến Luang Prabang mỗi hai tuần một lần. Với mọi sinh hoạt gần như đã ổn thỏa và đi vào nền nếp tại trường ở Vientiane, tương lai của trường Kiettisak ở Luang Prabang hiện chiếm hết thời giờ của cô bởi cô quan niệm cái gì đi sau đương nhiên phải hoàn chỉnh hơn cái đi trước. Lòng tận tụy và niềm đam mê của tiến sĩ Nga, bất kể những thử thách trước mắt, đã chinh phục được một người
nước ngoài từng biết đến Kiettisak International School ở Vientiane, tiến sĩ giáo dục Ted Chase, một cư dân của tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ:
Tôi là Ted Chase, hiện là giám hiệu của Trường Quốc Tế Kiettisak ở Luang Prabang. Tôi nghĩ về mặt giáo dục thì khuyết điểm của phố cổ Luangprabang, cửa ngõ đi lên vùng cực Bắc Lào, là học sinh ở đây cũng như vùng phụ cận đã không biết và không có cơ may tiếp xúc với một chương trình học phổ thông mà lại theo tiêu chuẩn quốc tế như học sinh ở Vientiane. Đó là lý do trường Kiettisak tìm cách tiếp cận với phụ huynh và học sinh ở đây là vậy.
Cũng không chỉ một mà nhiều thử thách khác nữa, đó là bên cạnh những thông tin cần thiết để một ngôi trường quốc tế có thể thành lập và tồn tại, chúng tôi còn phải tìm hiểu nguyện vọng của phụ huynh cùng nhu cầu học tập của học sinh trong tỉnh.
Hy vọng, mà cũng là thử thách của Trường Quốc Tế Kiettisak ở Luang Prabang là phải chứng tỏ được tiêu chuẩn giáo dục mong đợi đó, một tiêu chuẩn có thể nói là cao hơn hết thảy những chương trình học phổ quát lâu nay
tiến sĩ Ted Chase
Và một khi kinh tế cũng như mức sống ở Luang Prabang càng ngày càng phát triển, tiến sĩ Ted Chase nhận định tiếp, đặc biệt sau bao nhiêu năm thành phố cổ kình này được UNESCO công nhận là Di Sản Văn Hóa Thế Giới, trở thành điểm đến của khách du lịch quốc tế, thì nhu cầu về một trường học Anh ngữ càng trở nên mãnh liệt hơn mà đồng thời còn có thể cung cấp chất xám cho đại học Luang Prabang trong thời gian tới:
Hy vọng, mà cũng là thử thách của Trường Quốc Tế Kiettisak ở Luang Prabang là phải chứng tỏ được tiêu chuẩn giáo dục mong đợi đó, một tiêu chuẩn có thể nói là cao hơn hết thảy những chương trình học phổ quát lâu nay tại những khu vực khác của nước Lào.
Từ thành quả này đến thành quả khác
Đối với tiến sĩ Nguyễn Thị Nga tức cô hiệu trưởng Changsanga Valakone, mọi khó khăn trở ngại khi thành lập một trường học quốc tế ở Luang prabang là điều có thể vượt qua và đã vượt qua được, cái chính cần nói ở đây là vấn đề học hành và đào tạo.
Khi Thanh Trúc đến Luang Prabang để tìm hiểu về chi nhánh Trường Quốc Tế Kiettisak ở thành phố này, cũng là lúc một ngôi trường lớn đang được xây và chưa hoàn tất, trong lúc các lớp từ Vỡ Lòng, Cấp Một và Cấp Hai đã bắt đầu hoạt động tại một trụ sở tạm thời nhưng rất khang trang, với năm thầy cô nước ngoài, chín giáo viên người Lào và khoảng hơn trăm học sinh nam nữ ở địa phương :
Tiếng Anh là tiếng quốc tế, phụ huynh học sinh đã biết đến sự quan trọng của nó cho nên rất nhiều bố mẹ tìm đến và muốn trường học được thành lập ở thành phố Luang Prabang. Vì lý do đấy Nga nghĩ mình nên thành lập thêm một chi nhánh ở Luang Prabang để các em được học và được tiếp thu một cương trình học quốc tế.
Mình phải dạy từ lúc các em còn bé, nghĩa là nhận các em từ khi hai tuổi cho đến tốt nghiệp trung học. Tại vì học sinh đến từ rất nhiều tỉnh Nam Bắc cho đến Đông Bắc cho nên tánh tình của các em không như nhau. Trong quá trình dạy dỗ các em, làm việc với bố mẹ và thầy giáo tất nhiên trường học cũng gặp khá nhiều khó khăn tại học sinh có đứa ngoan ngoãn nhưng cũng có đứa mình phải dùng thời gian để huấn luyện, để cho các em có những thay đổi mới, hội nhập được dễ dàng và có giáo dục tốt.
Mình phải đi mượn tiền nhà băng để thành lập trường học, tất nhiên có nhiều khó khăn về ngân quĩ nhưng được sự đón nhận của phụ huynh học sinh nên trường học cũng không ngại gì để phát triển và mở rộng thêm.
Tiến sĩ Nga
Cũng như Trường Quốc Tế Kiettisak ở Vientiane, Trường Quốc Tế Kiettisak ở Luang Prabang là trường tư, phải tự lập từ ngân quĩ cho đến chi phí xây dựng:
Mình phải đi mượn tiền nhà băng để thành lập trường học, tất nhiên có nhiều khó khăn về ngân quĩ nhưng được sự đón nhận của phụ huynh học sinh nên trường học cũng không ngại gì để phát triển và mở rộng thêm.
Trường dùng tiếng Anh là chính, nhưng vì các em phần đông là người Lào cho nên trường có dạy thêm chương trình của Bộ Giáo Dục Lào cho các em người Lào. Song song theo chương trình giảng dạy thì trường có thêm ba thứ tiếng để các em lựa chọn, chẳng hạn tiếng Pháp, tiếng Nhật và tiếng Tàu. Sau khi hết Cấp Một lên Cấp Hai thì các em phải lựa một trong ba thứ tiếng này để học thêm song song với tiếng Anh.
Trong tầm nhìn của tiến sĩ Changsanga Valakone, Lào là một quốc gia đang phát triển nhưng bị coi là chậm hơn các nước chung quanh. Theo quan điểm của một nhà giáo dục, thông thạo tiếng Việt, tiếng Lào, Anh Ngữ và Pháp ngữ như tiến sĩ Nguyễn Thị Nga, Lào không thể tự mình dậm chân tại chỗ và không thể cho phép tuổi trẻ nước mình thua kém tuổi trẻ các nước khác vì chẳng còn bao lâu nữa Lào sẽ bước hẳn vào AEC Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN:
Trong sự phát triển của đất nước hoặc là của các em học sinh, quan trọng nhất là mình phải có trình độ. Muốn làm việc gì cũng thế, mình phải có trình độ phải có bằng cấp thì mới làm đúng tư cách và mới thành công.
Thường làm evaluation về ngành giáo dục thì Nga cảm thấy học sinh người Việt Nam thực sự rất chăm chỉ và rất thông minh. Đi thi đấu từng các cháu cũng là đứng đầu.
Chẳng hạn năm 2010 trường đưa hai cháu đi dự một cuộc thi gọi là Tìm Kiếm Những Nhà Khoa Học Trẻ tại Malaysia, hai cháu của trường Kiettisak được hạng nhất môn Toán Học, trong đấy cháu Phonnaphan là Việt kiều, cháu được hạng nhất. Ngoài ra còn có những em được học bổng đi nước ngoài chẳng hạn Lê Quốc Hùng đi học ở Bournemouth College School bên Anh, em Hoàng Lan Hương ở RMIT International University Of Vietnam, Đặng Thái Phương đi học tại UK London School Of Commerce. Vì lý do đấy thành ra Bộ Giáo Dục cũng xét nghiệm và thấy Kiettisak là một trường có thể đào tạo các em học sinh có trình độ và có khả năng.
Những thành quả này, tiến sĩ Nguyễn Thị Nga chia sẻ, chưa phải là đủ để tự mãn, chỉ có thể nói là phần thưởng quí báu đáp lại hoài bão giáo dục của mình. Chứng kiến từ đầu về sự hình thành và sự lớn mạnh của Trường Quốc Tế Kiettisak ở Vientiane, và nay con đường gian truân đó đang lập lại đồi với Trường Quốc Tế Kiettisak ở Luang Prabang, hình như cô đã không dấu nỗi xúc động khi được hỏi có bao giờ trở ngại khiến cô chán nản hoặc khó khăn có từng làm cô chùn bước:
Khi Nga bắt đầu làm trường học và trong thời gian hai mươi năm qua, Nga cảm thấy học sinh có thành quả rất tốt. Học trò tốt nghiệp tại trường Kiettisak được học bổng của nhiều nước chẳng hạn của Australia, của UK London School Of Commerce, của ABAC University Of Thailand, University Of Korea…
Tất nhiên có sự cố gắng của các em, có sự đóng góp của bố mẹ và có sự ủng hộ của Bộ Giáo Dục Lào. Nga nghĩ nếu mình đào tạo các em mà có kết quả tốt thì những sự mệt mỏi và những sự khó khăn không là gì cả, mình có thể trải qua rất dễ dàng. Tại vì nếu mình làm công việc gì đấy mà mình yêu thương nó thì nó sẽ làm cho công việc ấy tốt hơn.
Thanh Trúc kình chào, xin hẹn quí vị tối thứ Năm tuần tới.