Phía Hồi giáo bất đồng với Mỹ về tự do ngôn luận

Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama muốn đem ra giải quyết trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc vấn đề bạo động chống Mỹ vì cuốn phim báng bổ đạo Hồi. Nhưng quan điểm của Mỹ đã không được tiếp nhận nồng nhiệt tại phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc năm nay.

0:00 / 0:00

Bảo vệ quyền tự do ngôn luận

Phiên khoáng đại Đại hội dồng Liên Hiệp Quốc khai mạc hôm qua tại New York, với diễn văn của ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đề cập đền tình hình khó khăn trên thế giới ở ba điểm nóng là Iran, Syria, cùng với vùng biển Đông và biển Hoa Đông.

Kế đó Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama có vẻ như muốn đem ra giải quyết trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc vấn đề bạo động chống Mỹ vì cuốn phim báng bổ đạo Hồi.

"Vũ khí mạnh nhất để chống lại những lời lẽ hận thù không phải là đàn áp, mà là những tiếng nói mạnh hơn nói về lòng dung thứ...

Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama <br/>

Trước hết đoạn phim đó không đáng gọi là “cuốn phim” vì chỉ là một đoạn video ngắn, dàn dựng thô sơ, không mang một nét nghệ thuật nào, chỉ để gây thù hận với Hồi giáo.

Tại Liên Hiệp Quốc Tổng thống Obama đã dùng tài hùng biện của ông để nhờ thế giới giải quyết vấn đề phong trào bạo động chống Mỹ từ hai tuần qua, đồng thời biện minh cho việc

Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama lên diễn đàn LHQ- blogcfr.org photo
Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama lên diễn đàn LHQ- blogcfr.org photo (blogcfr.org photo)

Hoa Kỳ phải bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Chính vì bảo vệ quyền tự do ngôn luận mà đoạn phim vị Tổng thống nhiều lần lên án là “thô bạo và đáng tởm” đó đã khiến người Mỹ và dân Mỹ trở thành nạn nhân của bạo động để trả giá cho cái quyền tự do ấy.

Tổng thống Obama nói rằng “Vũ khí mạnh nhất để chống lại những lời lẽ hận thù không phải là đàn áp, mà là những tiếng nói mạnh hơn nói về lòng dung thứ, cùng những lời lẽ hợp nhất để chống lại sự mù quáng và phỉ báng. Tổng thống Obama dẫn chứng về quyền tự do ngôn luận tại Mỹ khi nói rằng ông là Tổng thống và Tổng tư lệnh quân đội Mỹ nhưng vẫn phải chấp nhận việc người dân hằng ngày gọi vào nói lên những điều “dễ sợ”. Hội nghị vang tiếng cười, xen lẫn tiếng vỗ tay.

Thế giới Hồi giáo không hài lòng

Tuy vậy lần này quan điểm của Tổng thống Mỹ đã không được tiếp nhận nồng nhiệt tại phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc năm nay.

Những hành vi lạm dụng tự do ngôn luận để phá hoại hoà bình và gây nguy hiểm cho an ninh thế giới cũng phải bị kết tội

Tổng thống Pakistan Ali Zardari<br/>

Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai nói cuốn video cũng như loạt tranh biếm hoạ ở Pháp chỉ là “sự đồi bại của những kẻ cuồng tín”, không thể biện minh là tự do ngôn luận.

Tổng thống Pakistan Ali Zardari gọi cuốn video là sự kích động hận thù và nói rằng bạo động là việc không thể dung thứ, nhưng ông nói tiếp: những hành vi lạm dụng tự do ngôn luận để phá hoại hoà bình và gây nguy hiểm cho an ninh thế giới cũng phải bị kết tội, và

Tổng thống Ai Cập Mohamed Mursi - newsinquirer.com photo
Tổng thống Ai Cập Mohamed Mursi - newsinquirer.com photo (newsinquirer.com photo)

quốc tế không được im lặng trước những hành vi đó.

Tổng thống Ai Cập Mohamed Mursi phát biểu rằng quyền tự do bày tỏ ý kiến phải được thể hiện song song với tinh thần trách nhiệm.

Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono trích dẫn Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền nói rằng “mọi người đều phải tôn trọng đạo lý và trật tự” và ông nói vì vậy quyền tự do bày tỏ ý kiến không phải là một quyền tuyệt đối. Ông còn kêu gọi cho một hiệp ước quốc tế có tính cách ràng buộc để ngăn chặn sự kích động thù nghịch hay bạo lực dựa trên tôn giáo hay đức tin.

Ngăn chặn Iran bằng mọi cách

Tổng thống Obama cũng nói đến vấn đề Iran. Ông nói Hoa Kỳ sẽ sử dụng mọi biện pháp khả dĩ để Iran không thể có vũ khí hạt nhân. Với ngụ ý có thể giúp Israel sử dụng biện pháp quân sự, Tổng thống Hoa Kỳ vẫn không nêu ra một biên pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân này tại Trung Đông.

Giới quan sát trông đợi Tổng thống Obama vạch ra một giới hạn cho Iran trong hoạt động liên quan đến nhiên liệu hạt nhân, chương trình tinh luyện uranium đến mức độ có thể dùng cho bom hạt nhân. Nhưng ông chỉ nói đến vấn đề một cách tổng quát, dường như để Iran phải e dè trước những hành động cứng rắn và biết quay về con đường hợp tác với quốc tế, giải quyết vấn đề do chính họ gây ra.

“Chiến trận” súng bắn nước

Cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông cũng được ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đề cập tới như một trong những vấn đề gây nên tình huống khó khăn cho thế giới.

Trong vùng biển Điếu Ngư-Senkaku-Okinawa, hai bên ba phía đều tỏ thái độ và lập trường hết sức cứng rắn về chủ quyền lãnh hải. Hai bên Nhật-Hoa cùng ba phía Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan đều nhất quyết nhận chủ quyền Điếu ngư/Senkakư về mình. Ba bên cùng nhau điểu động hằng chục tàu chiến, trên 100 tàu đánh cá tới nơi này để giành lấy chủ quyền.

Nhưng còn may là diễn tiến tình hình đã không khác với dự đoán. Đã không xảy ra chiến tranh bằng súng đạn thật, mà chỉ xảy ra cuộc đấu giữa những súng phun nước của các tàu Nhật Bản và Đài Loan. Hai tàu tuần duyên Nhật dùng súng phun nước chặn đường các tàu đánh cá Đài Loan không cho vào vùng biển Senkaku. Tàu Đài Loan phản ứng yếu ớt, cũng bằng súng phun nước, nhưng vì nhỏ hơn nhiều so với tàu chiến của hải quân Nhật Bản, nên đành phải rút lui.

Trên bàn hội nghị thì Nhật và Trung Quốc đều giữ lập trường cứng rắn không thể hoà giải, nhưng vẫn cam kết giải quyết hoà bình. Cuộc tranh chấp lãnh hải gây trở ngại cho nhiều vụ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước Nhật-Hoa. Nhiều hội nghị kinh tế-thương mại đã bị đình hoãn, có thể đi đến chỗ bị huỷ bỏ.

Thuỷ-pháo-chiến giữa các tàu Nhật Bản và Đài Loan- oceanfortune.com photo
Thuỷ-pháo-chiến giữa các tàu Nhật Bản và Đài Loan- oceanfortune.com photo

Trên vùng biển thì có vẻ như tình hình cũng sẽ giữ nguyên trạng hiện tại giống như ở biển Đông của Việt Nam. Tàu cá của Trung Quốc, Đài Loan vẫn không thể tiến vào hành nghề ở quanh vùng biển quần đảo Senkakư, và Nhật giữ chặt lấy chủ quyền và quyền khai thác nơi đó mà Trung Quốc không thể lấy lại được. Điều đáng tiếc là ở chỗ “giống như tại biển Đông”, , ngư dân Việt Nam cũng khó lòng đánh cá ở gần Hoàng Sa.

Syria: tiến đến giải pháp quân sự

Điểm nóng Syria vẫn không giải quyết được. Giới quan sát dự đoán một giải pháp quân sự sẽ được các nước phương Tây khởi xướng bằng cách viện trợ vũ khí, huấn luyện, tài chính… cho lực lượng nổi dậy.

Giải pháp này sẽ gặp sự chống đối của Nga, Trung Quốc, nhưng nhiều ý kiến cho rằng sẽ được tiến hành bằng mọi cách trước cuối năm nay. Nếu không xong trong năm nay, tình hình qua năm sau sẽ dằng dai thêm lâu dài với những tổn thất nhân mạng và vật chất ngày càng kinh khiếp.