Sát thủ máu lạnh tuổi nhỏ- trách nhiệm thuộc ai?

Gần đây vấn đề tội phạm vị thành niên đang gia tăng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong số những kẻ giết người máu lạnh có kẻ còn mang khuôn mặt búng ra sữa. Gia đình - hay xã hội? Trách nhiệm thuộc về ai?

0:00 / 0:00

Sát thủ máu lạnh

Từ hơn mười ngày nay, bất cứ trang báo nào trong nước khi giở ra đều hiện lên câu chuyện giết người cướp của tại thị xã Bắc Giang mà kẻ thủ ác với gương mặt non choẹt đã khiến người ta khó tin rằng hắn đã đủ can đảm giết chết một lúc ba mạng người và làm một người khác bị thương chỉ bằng một con dao đơn giản.Xu hướng này ngày càng phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ tại Việt Nam.

Tiệm vàng bị cướp ở Bắc Giang- Ảnh Dân Trí
Tiệm vàng bị cướp ở Bắc Giang- Ảnh Dân Trí (Ảnh Dân Trí)

Vụ cướp của giết người này xảy ra tại tiệm vàng Ngọc Bích ở Phố Sàn, thị xã Bắc Giang đã làm rúng động dư luận trong cả nước, bởi kẻ giết người tên Lê Văn Luyện chưa tròn 18 tuổi khi gây án. Hung thủ đã ra tay giết cả gia đình gồm hai vợ chồng chủ nhà và hai đứa con gái của họ. Đưá bé lớn lên 8 tuổi và đưá em chỉ mới 18 tháng, nhưng may cho cô bé 8 tuổi thoát chết chỉ trong đường tơ kẻ tóc vì hung phạm tưởng rằng cô bé đã chết.

Theo lời khai của đương sự trước cơ quan an ninh khi bị bắt là hắn thực hiện vụ cướp một mình. Điều này cho thấy đây là một hành động giết người có chủ đích, và sau khi thủ ác, kẻ sát nhân còn kịp vơ vét tài sản và tẩu thoát, chứng tỏ hung phạm đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho kế hoạch cướp táo bạo này, đồng thời hắn cũng có một sự chuẩn bị chu đáo về mặt tinh thần. Theo lời người trực tiếp chỉ huy kế hoạch truy bắt tội phạm, khi bị bắt thái độ của kẻ sát nhân vẫn rất tỉnh táo và bình thản.

Động cơ nào đã khiến một thanh thiếu niên chỉ mới 18 tuổi có thể thực hiện hành động giết người theo kiểu sát thủ máu lạnh như vậy?

Lòng tham-gương xấu

Nhiều người sống giả nhưng vẫn có được tiền bạc thật

TS Trịnh Hòa Bình

Phân tích động cơ đưa đến những hành vi cướp đoạt trong xã hội. Tiến sĩ Trịnh Hoà Bình, nhà xã hội học thuộc Viện Xã hội học Việt Nam nêu nhận định như sau:
"Tôi có thể khẳng định rằng chuyện tội phạm trong xã hội thì thời nào cũng có, ở hệ thống chính trị nào cũng có. Đó là việc con người theo đuổi những giá trị khác nhau, những xu hướng lệch lạc trong đời sống tiêu dùng, lòng tham, thói không biết coi trọng lao động thích gặt hái thành quả ngang tắt bằng cách tước đoạt mạng sống cũng như tiền bạc, tài sản của người khác mà có.

Một phần nữa là chuyện những gương xấu trong đời sống của cộng đồng xã hội mà dường như đời nào cũng có, của việc những sự vận động của những giá trị ảo mà người ta vẫn gặt hái thật. Nhiều người sống giả nhưng vẫn có được tiền bạc thật v.v…Thế nên đấy là câu chuyện dài mà tôi nghĩ là thời nào cũng có”

Nhà xã hội học cũng g

Trẻ bán vé số trên đường phố TP/HCM- RFA photo
Trẻ bán vé số trên đường phố TP/HCM- RFA photo (RFA photo)

iải thích vì sao những vụ án tội phạm vị thành niên rộ lên vào lúc này:

"Bây giờ nếu chúng ta chú mục vào những hành vi của các bạn trẻ đặc biệt là vị thành niên, bị tác động có thể xuống tay giết đồng loại. Nói chung những việc ấy không phải đến bây giờ mới có, nhưng bây giờ rộ lên, một phần là do sự quan tâm của giới truyền thông. Thế giới với sự ra đời của các phương tiện truyền thông mới, làm cho việc truyền thông trở nên nhanh gọn, thành ra người ta chú ý nhiều hơn vào những vụ án đại loại như thế.

Thực ra vụ án này có đặc biệt không? Thì chắc cũng có đặc biệt, bởi vì hung thủ là vị thành niên. Nó cũng đặc biệt ở chỗ, theo người ta nói, là bình sinh trong cuộc đời thì nó hiền lành. Nhưng cũng không phải đặc biệt gì ghê gớm lắm, bởi có không ít ví dụ về sự hối thúc người ta tìm kiếm tiền bạc, tài sản không thông qua lao động. Trước đây có vụ án của Nguyễn Đức Nghiã, anh ta gọi người yêu cũ đến nhà người yêu mới lúc đi vắng, sinh hoạt tình dục rồi xuống tay giết người yêu cũ ngay nhà người yêu mới… mà đấy là đối tượng được học hành đào tạo, được ăn học phát triển hẳn hoi. Như vậy tức là không phải có văn minh, cứ có sự phát triển là cái thấp hèn, cái dã man bị đẩy lùi”

Mua bán ngoại tệ ở ngân hàng- AFP photo
Mua bán ngoại tệ ở ngân hàng- AFP photo (AFP photo)

Giết chết cả hai vợ chồng chủ nhà là đã có thể cướp được tài sản, thế nhưng hành vi tàn bạo không dừng lại ở đó, Lê Văn Luyện ra tay luôn cả với hai đứa bé gái, thậm chí một đưá còn chưa đầy 2 tuổi. Xét về khiá cạnh tâm lý, tại sao một thanh thiếu niên lại có thể ra tay tàn độc như vậy, vì thực ra không cần thiết phải thực hiện hành vi này để cướp của. Ông Trịnh Hoà Bình giải thích diễn biến tâm lý của hành vi gây án như sau:

"Kẻ ác xuống tay thủ ác khi máu đã chảy bao giờ cũng có trạng thái tâm lý của việc say máu. Máu đã chảy ra thì người ta có nhiều trạng thái tâm lý – hoặc là say máu, sấn tới để làm nữa hoặc là run sợ đánh rơi hung khí. Thế thì lúc bấy giờ tiếng kêu của đưá bé như vậy kích thích thêm cái gọi là thú tính, ác tính trong con người là một; thứ hai nưã nó cảm thấy mong manh, cảm thấy bị bại lộ cho nên có thể xuống tay tàn độc hơn đối với đưá trẻ 18 tháng tuổi."

Giá trị đứt gãy, đảo lộn

Những ảnh hưởng nào từ phiá xã hội trong việc trẻ vị thành niên phạm tội? Ông Bình giải thích:

"Gần đây có th ể mọi người sẽ giật mình vì tiếng chuông cảnh tỉnh cho thấy độ đậm đặc của các sự kiện, tần suất của các hiện tượng ấy dường như nhiều lên. Điều này hoàn toàn có thể cắt nghiã được là trong một trật tự xã hội mà sự ổn định chưa phải là vững chắc, câu trả lời còn ở phiá trước.

Hàng loạt những giá trị của đời sống xã hội đang bị những thách đố, bị đảo lộn, bị đứt gẫy, thì những câu chuyện đau lòng như vậy đương nhiên vẫn diễn ra. Chúng ta có thể xem tất cả những vấn đề như thế đều được xem là nguyên nhân hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp đưa đến những hành vi thủ ác, đặc biệt là một bộ phận nằm trong giới trẻ và vị thành niên.”

Gia đình - và chính quyền?

Nhưng dưới góc độ giáo dục, gia đình có một vai trò rất lớn trong vấn đề hình thành và nuôi dưỡng nhân cách cho trẻ biết sống và biết cách ứng xử trong xã hội. Về khía cạnh này, Tiến sĩ Trịnh Hoà Bình nói thêm:

cơn khát máu, thú tính đó cũng có ngọn nguồn, có phần trách nhiệm rất lớn từ khâu giáo dục gia đình

TS Trịnh Hòa Bình

“Bàn đến kỳ cùng thì dườ

Sa lông ô tô ở TP/HCM- RFA photo
Sa lông ô tô ở TP/HCM- RFA photo (RFA photo)

ng như tất cả những hành vi thủ ác như vậy đều có nguồn gốc từ việc giáo dục gia đình không đến nơi đến chốn . Chuyên ngành tội phạm học đã đưa ra những con số, hầu như tỉ lệ lớn tội phạm sinh ra trong các gia đình có những vấn đề bố mẹ lủng củng, thiếu giáo dục, đứt gẫy giá trị hoặc, thậm chí là có những vấn đề đối lập với trật tự xã hội, có xu hướng phủ định xã hội v.v… Và một tỉ lệ nhỏ trong số đó là có yếu tố sinh học, kế truyền nòi làm thủ ác v.v…

Rõ ràng chúng ta cũng có thể chia sẻ rằng, cơn khát máu, thú tính đó cũng có ngọn nguồn, có phần trách nhiệm rất lớn từ khâu giáo dục g

Cảnh sát bố trí quanh Hồ Gươm- RFA photo
Cảnh sát bố trí quanh Hồ Gươm- RFA photo (RFA photo)

ia đình. Thật khó có thể nói rằng gia đình của bố mẹ cậu Luyện là một gia đình trọn vẹn toàn bích được, bởi vì không phải ngẫu nhiên mà có đến bốn, năm thành viên của gia đình l ớn này đều phải đối diện với trát ra hầu toà, thậm chí có thể phải chịu những án phạt. Trong trường hợp đó, chúng ta khô ng thể nói khác được rằng, rõ ràng yếu tố của giáo dục gia đình, yếu tố của văn hoá gia đình, yếu tố của đạo đức gia đình chi phối rất lớn."

Vấn đề bạo hành trong xã hội, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên đang là một vấn nạn ở nhiều xã hội và là nỗi lo của người dân cũng như của các bậc phụ huynh.
Tại các trung tâm đô thị lớn trong nước đã có rất nhiều người thốt lên "bây giờ ra đường vào buổi tối cực kỳ nguy hiểm". Đây là vấn đề đặt ra cho các nhà tâm lý xã hội nghiên cứu tìm ra cội rễ của vấn đề để có thể giải quyết tận gốc, nhưng trứơc hết đó là trách nhiệm của các cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho người dân.
Phải chăng họ đang quá bận rộn với những biện pháp đề phòng và trấn áp để duy trì trật tự chính trị hiện hữu, mà lơi lỏng những vấn đề xã hội?