Năm nay các tổ chức Nhân quyền Khmer Krom đã tổ chức khắp nơi nhằm gửi thông điệp đến quốc tế về tình hình nhân quyền người Khmer sống ở miền Nam của Việt Nam đang bị chính phủ lạm quyền và phân biệt đối xử. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây.
Phân biệt đối xử với người dân tộc thiểu số
Các tổ chức Nhân quyền Khmer Krom ở ngoài nước tổ chức ngày lễ Quốc tế Nhân quyền lần thứ 63 vào ngày 10/12 để vận động nhân quyền cho người Khmer Krom đang sinh sống ở Việt Nam, đồng thời nỗ lực đòi hỏi chính phủ Việt Nam tôn trọng tinh thần của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948.
Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam được các tổ chức Khmer Krom ở Campuchia miêu tả vẫn còn khắt khe và đe dọa đến quyền tư do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và báo chí, tự do bày tỏ ý kiến, đặc biệt các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên và người Khmer sống ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn bị chính quyền địa phương sách nhiễu, chụp mũ, bắt bớ và giam giữ tùy tiện.
đặc biệt các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên và người Khmer sống ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn bị chính quyền địa phương sách nhiễu, chụp mũ, bắt bớ và giam giữ tùy tiện.
Hầu hết các sự vụ giữa chính quyền địa phương và cộng đồng dân tộc thiểu số liên quan đến tranh chấp đất đai, giáo dục và
tín ngưỡng tôn giáo.
Điều phối viên của tổ chức Nhân quyền và Phát triển Khmer Krom tại Campuchia là ông Sơn Chum Chuôn cho biết qua đánh giá của các tổ chức Khmer Krom, trong những năm gần đây chính phủ Việt Nam có tiến bộ đáng kể về việc quan tâm đến đời sống các dân tộc thiểu số trong nước như đến thăm bà con và sư sãi dịp Tết cổ truyền dân tộc, hỗ trợ tiền tu sửa Chùa chiền, xây dựng nhà tình thương, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, nhưng nhìn chung nhân quyền của người Việt Nam nói chung, người Khmer nói riêng vẫn còn vi phạm trầm trọng.
"Về quyền học hành, chính phủ Việt Nam cho người Khmer học hành văn học của họ nhưng họ không được quyền học lịch sử và địa lý của người Khmer Krom. Quyền tiếp cận thông tin từ Campuchia và Việt Nam vẫn còn bị hạn chế. Ngoài ra, còn quyền lập hội vẫn bị phân biệt đối xử. Nếu so sánh với người Khmer, thì người Việt Nam ở đây có quyền lợi đầy đủ để lập hội, hệ thống phát thanh, trường học và nhiều quyền tự do khác…"
Về quyền học hành, chính phủ Việt Nam cho người Khmer học hành văn học của họ nhưng họ không được quyền học lịch sử và địa lý của người Khmer Krom. Quyền tiếp cận thông tin từ Campuchia và Việt Nam vẫn còn bị hạn chế. Ngoài ra, còn quyền lập hội vẫn bị phân biệt đối xử.
ông Sơn Chum Chuôn
Luật pháp Việt Nam hạn chế tự do hội họp và kiểm soát mọi hình thức biểu tình hoặc tụ tập nơi công cộng. Những người có nhu cầu tụ tập thành nhóm theo luật định phải xin phép, chính quyền địa phương có thể đồng ý hoặc không. Chính quyền nghiêm cấm các hoạt động tự do lập hội. Các đảng phái chính trị đối lập đều không được phép hoạt động, nghiêm cấm việc thành lập các tổ chức tư nhân độc lập và yêu cầu mọi người
phải hoạt động trong các tổ chức quần chúng đã được thành lập có sự kiểm soát của Đảng, thường là dưới sự quản lý của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Luật pháp bị ảnh hưởng bởi chính trị và tham nhũng
Chính phủ cũng bắt giam và bỏ tù vô thời hạn đối với những người bất đồng chính kiến hoặc bị quản thúc tại gia. Pháp luật Việt Nam quy định sự độc lập của các thẩm phán và hội thẩm nhân dân, tuy nhiên trên thực tế đảng CSVN vẫn kiểm soát các tòa án ở mọi cấp thông qua thực quyền bổ nhiệm các chức danh trong tòa án và các bộ máy khác. Hệ thống tư pháp bị bóp méo nghiêm trọng do những ảnh hưởng chính trị, và tham nhũng.
Một phụ nữ Khmer Nam Bộ chia sẻ,
“Xe đụng con tôi nhưng lại bắt con tôi bỏ tù. Bây giờ trong trại thì nói con tôi không có tội. Con tôi vi phạm luật giao thông - tại sao bỏ tù con tôi tới ba năm.[Tòa án] công bằng cái gì. Ở ngoài ăn tiền người ta, nó đâu có công bằng. Còn trong tù thì nói không biết. Bây giờ tôi tốn hết 15 triệu đồng để con được ra ở ngoài. Tôi tính con tôi ra tù, tôi mới thưa lại chứ bây giờ tôi đâu có dám nói gì đâu. Nói vậy, tôi sợ thưa lại, người ta hành hung mình nữa.”
“Xe đụng con tôi nhưng lại bắt con tôi bỏ tù. Bây giờ trong trại thì nói con tôi không có tội. Con tôi vi phạm luật giao thông - tại sao bỏ tù con tôi tới ba năm.[Tòa án] công bằng cái gì. Ở ngoài ăn tiền người ta, nó đâu có công bằng. Còn trong tù thì nói không biết. Bây giờ tôi tốn hết 15 triệu đồng để con được ra ở ngoài.
Một phụ nữ Khmer Nam Bộ
Mặc dù trên văn bản Việt Nam đã chính thức cấm phân biệt đối xử với các dân tộc thiểu số
nhưng trên thực tế sự phân biệt đối xử trong xã hội vẫn còn dai dẳng. Mặc dù Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng ghi nhận nhưng các dân tộc thiểu số vẫn không được hưởng bất cứ lợi ích gì. Bên cạnh
đó, các quan chức chính phủ thường xuyên kiểm soát chặt chẽ mọi sinh hoạt của cộng đồng Khmer Krom ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều người bị chính quyền chụp mũ là đấu tranh đòi ly khai hoặc sáp nhập lãnh thổ với Campuchia.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Sứ quán Việt Nam tại Campuchia là ông Lê Minh Ngọc khẳng định rằng chính sách dân tộc nhất quán của Nhà nước Việt Nam là các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng tiến bộ. Các nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Ngày nay, tỷ lệ người dân tộc thiểu số ở Việt Nam tham gia vào bộ máy Nhà nước ngày càng cao.
Vẫn theo ông, chính phủ đang triển khai hai chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống gặp khó khăn và chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa.
“Pháp luật Việt Nam thì tôn trọng tất cả các dân tộc sống trên đất Việt Nam. Họ đều được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Không có việc phân biệt đối xử với người cả, mọi người đều được bình đẳng trước pháp luật.”
Ông Lê Minh Ngọc, SQVN tại Campuchia
Ông Lê Minh Ngọc nói Việt Nam tôn trọng tất cả các dân tộc ở Việt Nam và cũng không phân biệt đối xử dân tộc, "Pháp luật Việt Nam thì tôn trọng tất cả các dân tộc sống trên đất Việt Nam. Họ đều được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Không có việc phân biệt đối xử với người cả, mọi người đều được bình đẳng trước pháp luật."
Trong khi đó, Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch lại cho rằng có rất nhiều nhà vận động ôn hòa cho cải cách dân chủ, pháp quyền, tự do tôn giáo, quyền sở hữu đất đai và nhân quyền tiếp tục là nạn nhân của việc bắt giữ tùy tiện và bị áp đặt mức án tù nặng nề tại Việt Nam. Những người bị bắt chỉ vì đòi hỏi quyền của mình. Tổ chức này cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho một người Khmer Krom vận động cho quyền sở hữu đất đai tại tỉnh An Giang bị chính quyền bắt bớ, giam cầm và xét xử bất công vào ngày 31/3/2010 vừa qua.
Tòa án huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đã kết án hai năm tù giam đối với ông Chau Hêng, nhà vận động cho quyền sở hữu đất đai và là người Khmer Krom đang bị tù ở An Giang. Ông bị cáo buộc là vi phạm điều 143 tội hủy hoại, hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản và điều 245 gây rối trật tự công cộng. Tuy nhiên, phía gia đình cho rằng đó là một vụ án chụp mũ.
Ông Sơn Chum Chuôn yêu cầu Việt Nam tôn trọng tinh thần của bản tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, cải thiện tình trạng nhân quyền để người dân Việt Nam có quyền tự do đầy đủ như những người dân trên thế giới. Ông nói:
"Tôi xin yêu cầu đến chính phủ Việt Nam chú ý thêm những hoàn cảnh và tình trạng nhân quyền của người dân ở Việt Nam, trong đó có người dân tộc Khmer Krom để họ có quyền tự do đầy đủ."
Theo dòng thời sự:
- Sử dụng tòa án để dọa dân khiếu nại
- Phnom Penh: cưỡng chế nhà dân bằng bạo lực
- Thủ Tướng Hun Sen quyết định cấp đất cho dân cư ở hồ Boeung Kak
- Người Việt tại Campuchia đăng ký bầu cử bất hợp pháp?
- Tổ chức Khmer Krom kiến nghị chính phủ VN về vấn đề nhân quyền
- Chung quanh cuộc bầu cử thượng viện và xã ở Campuchia
- Khmer Krom tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền
- Người Khmer Krom ở An Giang, Cần Thơ khiếu kiện đòi đất
- Việt Nam trả tự do cho 4 nhà sư Khmer Krom
- Lãnh tụ đảng đối lập Sam Rainsy bị tuyên thêm hai năm tù
- Việt Nam không cho dân biểu Campuchia đến xem xét cột mốc biên giới?
- Truyền đơn chống Thủ tướng Campuchia Hun Sen