Tái cam kết vai trò của Hoa Kỳ tại Biển Đông?
Thông cáo báo chí Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đánh đi từ Washington D.C. cho thấy chuyến đi của ông Kurt Campbell bắt đầu từ ngày 10 và kết thúc ngày 16 tháng này. Theo lịch trình, ông Kurt Campbell sẽ lưu lại Manila 2 ngày. Vào thứ Tư, ông Kurt Campbell sẽ gặp gỡ Thứ trưởng Quốc phòng về an ninh Châu A´ - Thái bình Dương – ông Mark Lippert. Hai ông sẽ cùng tham dự cuộc Đối thoại Chiến lược Song phương hằng năm lần 3 giữa Washington – Manila.
Cùng ngày, trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ gặp Ngoại trưởng Philippines, ông Albet Del Rosario và một số giới chức cấp cao khác. Theo GS Rommel Banlaoi, Giám đốc Viện vì Hòa bình, Bạo Động và Khủng bố Philippines, phía Manila hy vọng nhân cuộc gặp này, Hoa Kỳ có thể tái cam kết một cách chắn chắn vai trò lâu dài của Washington trong việc duy trì hòa bình, ổn định cho khu vực cũng như trên Biển Đông:
Đầu tiên, chúng tôi hy vọng ông Kurt Campbell có thể tái cam kết chắn chắn vai trò của Hoa Kỳ cho sự ổn định và thịnh vượng của khu vực Đông Nam A´ cũng như khẳng định là nhân tố chính và lâu dài trong việc duy trì hòa bình ở Biển Đông
GS Rommel Banlaoi
"Đầu tiên, chúng tôi hy vọng ông Kurt Camp bell có thể tái cam kết chắn chắn vai trò của Hoa Kỳ cho sự ổn định và thịnh vượng của khu vực Đông Nam A´ cũng như khẳng định là nhân tố chính và lâu dài trong việc duy trì hòa bình ở Biển Đông".
Hôm thứ Hai, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Philippines phụ trách các vấn đề về Mỹ, Carlos Sorreta nói rằng mục tiêu các cuộc gặp của giới chức hai nước lần này tập trung đặc biệt vào quốc
phòng và các vấn đề liên quan đến khu vực. Ông Carlos cũng ghi chú rằng Hoa Kỳ và Philippines nhân dịp này sẽ thảo luận về khả năng tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại Philippines.
Giới quan sát cho rằng ý của ông Carlos muốn đề cập đến việc binh sĩ và chiến hạm của Mỹ ghé qua Philippines để huấn luyện và diễn tập. Cuộc gặp gỡ cũng sẽ bàn về việc tăng số lần ghé thăm của các binh sĩ, chiến hạm và phi cơ Mỹ, đồng thời tăng cường viện trợ quốc phòng Mỹ cho quân đội của Philippines.
Giới chức ngoại giao cao cấp của Manila xác nhận rằng biển Đông không nằm trong các vấn đề được bàn thảo lần này. Tuy nhiên ông nhấn mạnh vì an ninh quốc gia, giới chức Philippines “rất khó không đề cập” đến Biển Đông. Theo đánh giá của GS Rommel Banlaio, vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ được nhắn đến nhưng theo ông, quan trọng hơn hết, phía Manila muốn nghe thấy một sự cam kết chắc chắn từ phía đồng minh Hoa Kỳ.
Sự hiện diện cần thiết của Hoa Kỳ tại Châu Á
Philippines là đồng minh lâu năm của Hoa Kỳ trong khu vực. Thời gian gần đây khi sự kiện Biển Đông trở nên nóng bỏng nhất là sau vụ đụng độ của tàu Philippines và Trung Quốc hồi tháng Tư tại bãi cạn Scarborough/ Hoàng Nham, thì các chuyến thăm cấp cao giữa Washington – Manila càng trở nên dày đặc.
Theo GS Rommel Banlaoi, Philippines luôn ủng hộ sự có mặt của Hoa Kỳ tại khu vực nhằm ngăn chặn một thế lực nào đó có thể thống trị toàn vùng.
“Phillipnes luôn ủng hộ Hoa Kỳ trở lại Châu A´. Thực tế, Manila từ lâu là đồng minh của Hoa Kỳ ở Châu A´ nhằm ngăn chặn một thế lực nào đó muốn thống trị khu vực này.
"Manila dĩ nhiên bây giờ vẫn hoan nghênh sự hiện diện của Hoa Kỳ nhằm cân bằng quyền lực trong khu vực đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đang nỗi dậy và bối cảnh tranh chấp gay gắt ở Biển Đông", vẫn theo GS Banlaio.
Philippines đã nhiều lần nhắc lại Hiệp ước phòng thủ tương trợ giữa Hoa Kỳ và Philippines ký năm 1951. Theo đó, hai nước có trách nhiệm bảo vệ lẫn nhau khi an ninh bị đe dọa. Hiệp ước ký năm 1951 này không đề cập cụ thể tới vùng Biển Đông. Phiá Hoa Kỳ cũng tuyên bố “tuân thủ các nghĩa vụ trong Hiệp ước”. Tuy nhiên, Washington không nói cụ thể nước này sẽ phản ứng ra sao nếu xảy ra xung đột giữa Manila và các nước khác trên vùng Biển Đông. Hồi giữa năm nay, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ trang bị cho quốc phòng Philippines “đáng tin cậy ở mức tối thiểu”.
Manila dĩ nhiên bây giờ vẫn hoan nghênh sự hiện diện của Hoa Kỳ nhằm cân bằng quyền lực trong khu vực đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đang nỗi dậy và bối cảnh tranh chấp gay gắt ở Biển Đông
GS Rommel Banlaoi
Chuyến đi của ông Kurt Campbell lần này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc có nhiều hành động được đánh giá là “đơn phương” và “khiêu khích” ở Biển Đông. Từ sau ĐH ĐCSTQ lần thứ 18, hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông càng thêm quyết liệt. Philippines và một số nước đã lên tiếng quan ngại về hộ chiếu phổ thông Trung Quốc có in đường lưỡi bò và qui định của tỉnh Hải Nam cho phép cảnh sát biển kiểm tra, trục xuất tàu không phải của Trung Quốc trong khu vực Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Manila là một trong những nước có thái độ rất cứng rắn đối với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Nước này được nói luôn tận dụng tất cả các cơ hội để quốc tế cũng như Hoa Kỳ quan tâm đến những diễn biến trên vùng biển giàu tiềm năng và nhộn nhịp nhất nhì thế giới này.
Rời Manila, ông Kurt Campbell sẽ đi Malyasia và New Zealand. Malaysia không phải là đồng minh của Hoa Kỳ nhưng là một đối tác quan trọng trong thương mại và là một “người bạn” trong khu vực mà giới quan sát đánh giá là Hoa Kỳ có thể tận dụng khi trở lại Châu A´.
Theo dòng thời sự:
- Toàn bộ tàu Trung Quốc đã được lệnh rời khỏi Scaborough
- Philippines: cân bằng thế lực quân sự các quốc gia trong khu vực
- Chủ tịch Trung Quốc chỉ thị hải quân chuẩn bị chiến đấu.
- Quan điểm của Việt Nam về vấn đề Biển Đông
- Philippines sẽ nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông tại ASEM
- PCT Tập Cận Bình muốn hàn gắn rạn nứt với Philippines
- Bài học về đàm phán với Trung Quốc trên vịnh Bắc Bộ
- Hoa Kỳ lên tiếng quan ngại về tình hình Biển Đông
- Không gây sức ép hay sử dụng vũ lực ở Biển Đông
- Hội thảo về Biển Đông tại Đại học Harvar
- Âm mưu sâu độc của Trung Quốc
- Trung Quốc và Philippines cùng rút tàu ra hỏi Scaborough?