Cuộc biểu tình chống Trung Quốc vào ngày 2 tháng 6 tuy đã chấm dứt nhưng câu chuyện về trại Lộc Hà vẫn còn hằn trên trí nhớ rất nhiều người, đặc biệt là những ai bị bắt mang vào đây và chứng kiến những diễn biến bên trong trại phục hồi nhân phẩm nổi tiếng này.
Tường thuật của những người trong cuộc
Cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra tại Hà Nội lần này có nhiều sắc thái khác biệt hơn những lần trước. Người đi biểu tình công khai cho chính quyền biết ngày giờ và địa điểm. Những diễn biến sau đó đúng như họ dự đoán khi găp nhiều cuộc truy cản và thậm chí bạo lực. Tuy nhiên, không ai trong nhóm biểu tình tỏ ra sợ hãi mặc dù có rất nhiều người tham gia biểu tình lần đầu tiên và họ đã chấp nhận đối diện với những côn đồ cũng như công can chìm nổi.
Điểm khác biệt của cuộc biều tình chống Trung Quốc lần này số người tham dự đông hơn những lần trước. Người trẻ và trung niên nhiều hơn hẳn người già. Phụ nữ cũng tăng và nhiều người ngạc nhiên vì có cả trẻ em 5 tuổi được mẹ bồng đi biểu tình và cùng bị bắt vào trại Lộc Hà với mẹ. Khi bị đàn áp mạnh mẽ người biểu tình đã sáng tạo ra một loại biểu tình mới: Biểu tình nằm.
Sau khi họ bắt đoàn biểu tình lần thứ nhất thì người dân lại tiếp cục biều tình lần thứ hai. Lần thứ hai họ lại bị bắt lên xe buýt thì họ lại biều tình lần thứ ba...cuốc biểu tình xảy ra liên tục cứ bắt hết đợt này thì họ lại biểu tình đợt khác
Nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh
Hình ảnh hàng chục người nằm im lặng giữa đường bên cạnh những chiếc xe công vụ còn công an thì đứng nhìn mà không kịp nghĩ ra biện pháp nào đối phó cho thấy đám đông quần chúng thật sự dấn thân vào việc biều tình và hoàn toàn có khả năng đáp ứng với tình thế mới nều bị đàn áp thô bạo.
Nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh là người bị bắt và ném lên xe buýt cùng với chị Bùi Minh Hằng đầu tiên cho biết những gì xảy ra:
Lúc ấy tôi đứng trên bờ hồ Gươm để chụp ảnh. Sau khi họ bắt đoàn biểu tình lần thứ nhất thì người dân lại tiếp cục biều tình lần thứ hai. Lần thứ hai họ lại bị bắt lên xe buýt thì họ lại biều tình lần thứ ba...cuốc biểu tình xảy ra liên tục cứ bắt hết đợt này thì họ lại biểu tình đợt khác trên đường bờ hồ. Tôi đang chụp ảnh trước cửa bưu điện thì nó bắt đến đợt thứ ba. Tôi nhìn thấy tên an ninh nó chỉ cho đám côn đồ cái đám đi bắt người mà không mặc đồng phục gì hết, sau đó nó bắt tôi lên xe buýt.
Bị bắt cùng với tôi có bảy tám người trên xe và mười mấy công an. Người trên xe đấu tranh rất dữ bởi vì không có lý do gì để bắt họ, họ đấu tranh rất quyết liệt. Sau đó một số người khi xe chạy qua cầu đã đòi nhảy qua cửa ô tô xuống cầu, họ chấp nhận cái chết. Khi ấy chúng tôi phải giữ họ lại vì thấy rất nguy hiểm. Lúc xe ngừng đèn đỏ ở một số chỗ thì một số người biểu tình nhảy xuống vì họ không chịu chấp nhận bị bắt vô lý như vậy. Còn lại trong xe có bốn năm người bị bị chổ về trại Lộc Hà trong đó có hai phóng viên nước ngoài.
Chị Trần Thị Nga, một người nổi tiếng vì công khai tố cáo những hành vi lừa đảo của nhiều doanh nghiệp nhà nước trong việc xuất khẩu lao động sang Đài Loan vì vậy trong thời gian gần đây chị liên tục bị công an sách nhiễu và đi bất cứ đâu cũng bị theo dõi và trù dập. Trong cuộc biểu tình lần này chị bị bắt và mang con theo vào trại Lộc Hà, đã chứng kiến nhiều điều mà chị cho là không thể chấp nhận:
Em cũng giống như tất cả anh chị em khác, mình là công dân Việt Nam khi thấy Trung Quốc xâm lược đánh đập bắt bớ ngư dân thì xuống đường biểu tình chống lại Trung Quốc. Khi chúng em bắt đầu giăng biều ngữ vài chục phút thì đòan của em bị công an bắt rất là thô bạo
Chị Trần Thị Nga
Em cũng giống như tất cả anh chị em khác, mình là công dân Việt Nam khi thấy Trung Quốc xâm lược đánh đập bắt bớ ngư dân thì xuống đường biểu tình chống lại Trung Quốc. Khi chúng em bắt đầu giăng biều ngữ vài chục phút thì đòan của em bị công an bắt rất là thô bạo. Chính quyền Việt Nam họ bỉ ổi lắm, họ dùng côn đồ bắt chúng em vào trại Lộc Hà.
Thực ra đây là lần thứ hai bé Tài bị công an bắt vào đồn công an giam giữ có nghĩa là bị đi tù không có án lần này là lần thứ hai.
Chi Nga cho biết công an thả chị và các người bị bắt trong một tình huống rất khó diễn tả khi họ thấy không thể giữ tiếp những người đi biểu tình. Công an dùng côn đồ để đánh những người đến trước cửa trại Lộc Hà đón người bị bắt mang từ Hà Nội về:
Cho đến khi hết giờ làm việc thì họ thả chúng em ra từng người một và dùng những kẻ đàn áp chúng em trong trại Lộc Hà ra để đánh những anh em bên ngoài như là Phương và anh Bùi Tiến Hưng, anh Chí Đức với cậu Hưng người chụp ảnh chúng nó cái cảnh đánh người như thế cũng bị đánh, chị Bùi Hằng cũng bị đánh. Em thấy chúng đánh những người bạn của mình một tay em bế bé Tài, một tay em túm cổ áo của mấy thằng mà trong đó có thằng sếp của bọn an ninh. Khi bị em túm cổ áo nó đã gọi đồng bọn nó đến để giải vây và phải nhờ chị Bùi Hằng bảo em phải bỏ tay ra đừng túm cổ áo nó như thế. Nó là sếp an ninh mà bị người dân túm cổ áo thì có nhục không cơ chứ!
Ông Trương Văn Dũng người bị côn đồ dùng còng số 8 đập vỡ đầu rồi mang ném ra đường kể lại những điều đã xảy ra cho ông:
Khi nó lôi tôi ra dọc đường đi thì nó đánh tôi rất nhiều. Một tình huống đáng nhớ nhất là trong khi một thằng đánh tôi do tôi né sang bên nên nó đấm thẳng vào mặt thằng đứng sau vì vậy nó cay quá nó cầm cái còng số 8 bằng thép nó để trên bàn tiện tay nó đánh vào đầu tôi. Lúc ấy máu tôi trào ra tôi mới chửi nó là "Tao nói cho mày biết khi cái chế độ này nó bị xóa sổ hoàn toàn nếu lúc ấy tao còn sống thì sẽ là người xử lý mày đầu tiên. Nếu tao không làm được thì dân tộc này sẽ hỏi thăm mày vì đấy là điều chắc chắn”.
Người biểu tình bị đàn áp đánh đập lại càng có lý do để tiếp tục theo đuổi mục tiêu của họ. Hầu hết người đi biểu tình cho rằng nhà nước đã gần như tự nhận mình là người thuê những gã côn đồ kia để chúng đánh đập người biểu tình chống Trung Quốc như kẻ thù mà không cần che dấu
Theo ông Trương Văn Dũng thì công an nhận thấy vết thương của ông chảy máu quá nhiều nên họ bắt buộc lau vết máu cho ông như hình thức xóa dấu vết và sau đó khênh ông ra khỏi trại Lộc Hà ném bên cạnh đường đi trên quốc lộ. Ông Dũng kể:
Chúng nó thấy tình huống của tôi nguy kịch như vậy thì cho y tá vào để cố tình xóa dấu vết vì máu me đầy hết trên người tôi. Tôi bất hợp tác với y tá vì không phải chúng nó cấp cứu tôi mà chỉ muốn xóa dấu vết mà thôi. Lúc sau chúng nó bàn tính với nhau nếu để tôi như thế mà đi ra ngoài thì không thể được. Nó tiếp tục cho hơn một chục thằng nhảy vào giữ chân tay tôi, đầu tôi và bịt cả mồm tôi lại để cho y tá lau vết thương trên đầu tôi và không lấy lời khai gì cả.
Một lúc sau nó bảo tôi bây giờ anh tự đi về tôi từ chối và nói không thể nào đi được. Lúc ấy nó mới cho 4 thằng khênh tôi ra ngoài đặt tôi ngay sát lề đường quốc lộ. Lúc ấy anh em đến và chụp hình tôi như anh thấy.
Trên thế giới không có một quốc gia dân chủ nào lại thuê côn đồ đàn áp người biểu tình. Hành động này chỉ xảy ra tại Trung Quốc và Việt Nam khi các cuộc biểu tình đòi trả đất đai của người dân xảy ra. Tuy nhiên hồi gần đây Trung Quốc đã ra lệnh chấm dứt những vụ cưỡng chế thu hồi đất một cách trái phép do sự nổi dậy của người nông dân ngày càng nóng bức hơn
Tại Việt Nam, hình ảnh côn đồ xuất hiện mọi lúc mọi nơi khi có sự tập trung khiếu kiện hay biểu tình chống Trung Quốc. Hình ảnh này gắn liền với các công an viên chấp tay sau lưng nhìn người biểu tình bị đánh, bị lôi kéo mang lên xe như súc vật đã được nhiều hãng thông tấn quốc tế đưa tin rộng rãi.
Người biểu tình bị đàn áp đánh đập lại càng có lý do để tiếp tục theo đuổi mục tiêu của họ. Hầu hết người đi biểu tình cho rằng nhà nước đã gần như tự nhận mình là người thuê những gã côn đồ kia để chúng đánh đập người biểu tình chống Trung Quốc như kẻ thù mà không cần che dấu. Từ thực tế này không ít người biểu tình khẳng định kẻ lấn áp đất nước lại đang được bảo vệ bởi nhà nước, bởi đảng cộng sản Việt Nam qua cung cách đàn áp không thương tiếc người biểu tình bởi cái tội lớn nhất của họ là chống Trung Quốc.