Phong trào quần chúng bảo vệ môi trường

0:00 / 0:00

Từ một ý kiến từ ngoại quốc góp ý cho phong trào dọn sạch, bảo vệ môi trường tại Việt Nam đến phong trào quần chúng tại Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường .

Toàn dân cùng bảo vệ môi trường

Công tác kêu gọi cộng đồng cùng tham gia hoạt động dọn vệ sinh khu xóm, đường phố… từng có tại Việt Nam lâu nay. Thường những tổ dân phố hay các đoàn thể như Hội Phụ Nữ, Đoàn Thanh Niên… đều đưa vào chương trình hoạt động công tác tham gia giữ gìn vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường. Có những nơi việc làm này được chính những người dân tự nguyện thực hiện.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh, chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên Nhiên và Môi trường Việt Nam, cho biết nhận xét của ông về phong trào cộng đồng làm sạch, bảo vệ môi trường tại Việt Nam lâu nay:

Nói chung càng ngày càng đa dạng, càng phong phú. Đa dạng là đa dạng về loại hình và các nơi tổ chức. Phong phú các nội dung: mới đầu có thể chỉ ở các vùng đô thị hoặc ven đô; hoặc do có người khởi xướng tổ chức, nhưng sau quần chúng tự tổ chức. Theo chúng tôi rất có ý nghĩa không chỉ đối với việc xử lý môi trường cụ thể mà quan trọng hơn nữa giúp nâng được ý thức, giáo dục cho người dân chịu trách nhiệm về việc bảo vệ môi trường.

Lực lượng nòng cốt: thanh niên

Trong thực tế lực lượng thanh niên luôn là thành phần được kêu gọi đi đầu trong những hoạt động cộng đồng như vừa nói.

Một tình nguyện viên tên Hà, từng tham gia các chương trình như Giờ Trái Đất hằng năm tại Việt Nam, cho biết việc tham gia của bản thân như sau:

Nói chung càng ngày càng đa dạng, càng phong phú. Đa dạng là đa dạng về loại hình và các nơi tổ chức. Phong phú các nội dung: mới đầu có thể chỉ ở các vùng đô thị hoặc ven đô; hoặc do có người khởi xướng tổ chức, nhưng sau quần chúng tự tổ chức

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh

Hiện em có tham gia việc bảo vệ môi trường của bên Đoàn của thành phố, hoặc tham gia CLB đạp xe vì môi trường với công tác như thu gom rác trên kênh Thị Nghè, dưới hầm cầu Thủ Thiêm; hoặc tổ chức đêm quét dọn cùng các cô chú lao công bên quận 3. Hoạt động đi quét rác đêm với các cô lao công được tiến hành 2 tháng 1 lần; còn có quét dọn vào sáng chủ nhật hằng tuần.

Thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường.Courtesy tienphongonline
Thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường.Courtesy tienphongonline (Courtesy tienphongonline)

Tính hữu hiệu của phong trào

Tuy nhiên theo một người tích cực như bạn tình nguyện viên tên Hà thì tính hữu hiệu của các phong trào làm sạch, bảo vệ mội trường tại Việt Nam, đặc biệt ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh nơi bạn này đang công tác vẫn còn nhiều điều phải bàn:

Thường do người ta phát động lên, còn chỉ có một vài bạn trẻ ý thức được vấn đề môi trường, sự nóng lên của Trái đất mới hưởng ứng nhiều. Còn hầu hết chỉ tham gia được 1- 2 lần rồi nản thôi. Vì nhiều bạn khi đi tham gia thấy dơ… nên cũng sợ. Nản vì phải di chuyển, đi xa nắng non, hay các bạn không sắp xếp được thời gian như phải về quê, đi học, đi chơi với bạn bè nên bận.

Về lâu dài cũng khó vì người dân Việt Nam thường thấy chỗ nào sạch cũng có giữ, nhưng nơi nào dơ rồi là cứ bỏ cho dơ thêm. Cần các cơ quan, đoàn thể lớn có tiếng tuyên truyền sẽ được nhiều hơn các nhóm, CLB nhỏ lẻ không hiệu quả lắm; chỉ sạch trong tức thời thôi

Anh Hà TNViên

Về hữu hiệu: nhiều khi mình đang làm có những người đi đường, các bạn trẻ đi công viên mà có tinh thần cũng phụ làm và sau đó tham gia luôn.

Nơi nào làm nhiều thì chỗ đó cũng có sạch hơn. Nhưng ý thức người dân cũng có khi thấy người ta xả rồi mình cũng xã luôn theo.

Về lâu dài cũng khó vì người dân Việt Nam thường thấy chỗ nào sạch cũng có giữ, nhưng nơi nào dơ rồi là cứ bỏ cho dơ thêm. Cần các cơ quan, đoàn thể lớn có tiếng tuyên truyền sẽ được nhiều hơn các nhóm, CLB nhỏ lẻ không hiệu quả lắm; chỉ sạch trong tức thời thôi.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh đưa ra nhận định về tính hiệu quả của các phong trào vệ sinh môi trường lâu nay, cũng như những tồn tại và lý do của tình trạng đó:

Giúp nâng ý thức, giáo dục cho người dân chịu trách nhiệm về việc bảo vệ môi trường. Courtesy tienphongonline
Giúp nâng ý thức, giáo dục cho người dân chịu trách nhiệm về việc bảo vệ môi trường. Courtesy tienphongonline (Courtesy tienphongonline)

Một hiệu quả có thể nhìn thấy được có thể do mục tiêu, phong trào người ta đặt ra cũng giải quyết được phần nào đó vì dụ như người ta định xử lý một đống rác ở đầu làng, người ta vận động quần chúng cùng ra làm, người ta làm được một phần. Đó là những hiệu quả có thể tính được bằng các thông số vật lý, còn hiệu quả về mặt xã hội như tôi nói trên là lớn, tốt.

Tồn tại ô nhiễm vì tốc độ ô nhiễm lớn hơn phần mà người ta có thể xử lý và cái mà người ta có thể nhận thức ra được. Phát triển kinh tế ồ ạt và mạnh quá, chưa kể phức tạp quá. Tất nhiên có những yếu tố khác; nhưng nói về góc độ cộng đồng chỉ nên nói thế thôi!

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, người được biết đến tại Việt Nam với tên Ông già Ozone, lại có một nhận xét không mấy tích cực về phong trào cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường ở Việt Nam do chính các cơ quan chức năng phát động, kêu gọi người dân cùng tham gia:

Vấn đề ở đây vấn đề bảo vệ môi trường phải là bảo vệ môi trường thật! Chúng ta hãy thử tưởng tượng xem tại sao có chuyện ‘người ăn ốc, người đổ vỏ’? Biết bao nhiêu người đi chơi biển vứt ‘rác’ xuống biển, sau đó một ngày nào đó vận động thanh niên mặc quần áo- mà áo đồng phục đó là tiền thuế của dân. Trong khi dân vẫn nghèo, trẻ con miền núi ăn một bữa cơm 2000 đồng không thịt. Mà ở đây là phải mua áo cho người đi nhặt rác vào một buổi sáng ở bờ biển, hay nghĩ ra việc đi nhặt rác ở hè phố.

Cái chính ở Việt Nam hiện nay là tôi có được người ta cùng ủng hộ để giảm thiểu ô nhiễm môi trường hay không? Mua vui là khác, mà đây là cách để lấy tiền thuế của dân nước ngoài qua tiền viện trợ. Một công ty nói xử lý môi trường trong khu công nghiệp nhưng không làm; tức là lừa lấy tiền chứ gì!

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải

Nguy hiểm nhất hiện nay là nông thôn đầy rác, lên đến tận các tỉnh miền núi như Lạng Sơn cũng đầy rác! Khắp nơi.

Cái chính ở Việt Nam hiện nay là tôi có được người ta cùng ủng hộ để giảm thiểu ô nhiễm môi trường hay không? Mua vui là khác, mà đây là cách để lấy tiền thuế của dân nước ngoài qua tiền viện trợ. Một công ty nói xử lý môi trường trong khu công nghiệp nhưng không làm; tức là lừa lấy tiền chứ gì! Đi may 100 cái áo để làm đồng phục một buổi sáng, tức có tiền hoa hồng. Nói là hình thức cũng không phải mà là hình thức kiếm tiền, hình thức đạo đức giả!

Đề xuất

Qua một thời gian, tham gia các phong trào giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường tại Việt Nam, bạn tình nguyện viên tên Hà đưa ra một số đề xuất để hoạt động trong lĩnh vực này có thể đạt được hiệu quả bền lâu:

Chúng em làm và đề xuất hướng Sở Tài Nguyên- Môi trường, Sở Công Thương, một cá nhân hay tổ chức nào đó đứng ra thành lập ngày gọi là ‘Ngày Sống Xanh’ như đã có trước kia, hoặc có ‘Ngày hội tái chế rồi’ nên phát triển thêm lên nữa, hoặc ‘ngày chủ nhật xanh’, ngày thu gom rác thải’… Làm thêm nhiều ngày nữa để tuyên truyền được nhiều hơn; hoặc một sinh hoạt trong ngày làm ở nhiều địa bàn khác nhau để các bạn khỏi ngại đi xa…

Việc xử phạt hiện nay chưa thấy. Có những người ăn mặc ‘gọn gàng sạch sẽ’ ra dáng cán bộ mà không có ý thức bào vệ môi trường, lấy ai để xử phạt! Không có người xử phạt ở ngay chỗ được vứt rác ra trong phút chốc nên không ai sợ, không thể răn đe được. Luật có mà không làm được, như chuyện hút thuốc lá nơi công cộng đó.

Về phía Nhà nước cần phải có trách nhiệm hơn nữa đối với những phong trào này. Ngoài những vấn đề chung ra, nên có những giải pháp, quyết định, những xử lý cụ thể đối với từng loại phong trào một để hổ trợ người dân làm những công việc đó. Nhà nước ở đây nói đến cả trung ương, bộ ngành, đến phường, xã

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh có đề nghị:

Từng người dân một phải cố kiên trì để thực hiện trong bất kỳ điều kiện nào. Các tổ chức xã hội như hội chúng tôi phải nghĩ ra nhiều sáng kiến hơn nữa; mạnh dạn tổ chức những hoạt động khác nữa, phù hợp với từng lứa tuổi, từng địa phương, từng thời kỳ và từng đối tượng phải xử lý. Như thế sẽ duy trì được

Về phía Nhà nước cần phải có trách nhiệm hơn nữa đối với những phong trào này. Ngoài những vấn đề chung ra, nên có những giải pháp, quyết định, những xử lý cụ thể đối với từng loại phong trào một để hổ trợ người dân làm những công việc đó. Nhà nước ở đây nói đến cả trung ương, bộ ngành, đến phường, xã.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải đặt vấn đề với các cơ quan thẩm quyền cao nhất là các bộ ngành ở trung ương:

Ô nhiễm môi trường ở đây không chỉ là khói nhà máy, đó là những cống nước thường ngày. Ai làm được việc ngăn chặn chuyện ấy? Không, thì làm sao bảo vệ được môi trường. Thực ra người ta hô lên, la lên như thế chỉ để lấy tiền nước ngoài!

Việc bảo vệ môi trường, làm sạch môi trường phải thực hiện thật để người ta thấy và sẽ làm theo hay không. Việc làm đó có lợi cho người dân hay không, những kẻ thực sự phá hoại có bị lên án hay không? Tiền viện trợ của nước ngoài vào Việt Nam có được sử dụng đúng hay không? Và tại sao Bộ Tài Nguyên- Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông Thôn, Bộ Y tế không có những trang web cho mọi người tự do đọc những cách giảm thiểu ô nhiễm môi trường? Và việc chính trong các bài dạy cho học trò, ví dụ dạy về thủy điện nói thế nào để học sinh hiểu rằng nếu làm thủy điện sẽ hủy hoại môi trường, giảm lượng nước, giảm phù sa nên phải xây dựng nhà máy thủy điện một cách hợp lý…

Trong chương trình kỳ trước, ông Ngô Nhân Dụng hiện sinh sống tại bang California, Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam hiện có đủ ba yếu tố có thể giúp phong trào bảo vệ môi trường tại Việt Nam trước khi quá muộn là thành phần thanh niên đông đảo, có những giáo sư, tiến sĩ có chuyên môn về lĩnh vực bảo vệ môi trường, và việc kêu gọi giúp đỡ tài chính cho công tác này không khó khăn.

Tuy nhiên theo những nhận định của chính những người tại Việt Nam thì còn có những cản ngại khác từ phía cơ quan chức năng. Dù chính những đơn vị đó phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường; nhưng rồi hoạt động thực tế của họ cho thấy thiếu thực tâm và từ đó không có kết quả gì như mục tiêu đề ra.

Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.