Sức mạnh lá phiếu của phụ nữ

Quan điểm của của các ứng cử viên tổng thống về các vấn đề có liên quan đến phụ nữ và trẻ em đôi khi khác nhau, nhưng họ đều mong muốn tìm sự ủng hộ của phụ nữ.

0:00 / 0:00

Chỉ còn mười tám ngày nữa là đến ngày bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2014-2018. Hai ứng cử viên là đương kim Tổng Thống Barack Obama và ông Mitt Romey đều có những bài phát biểu, tranh luận về nhiều vấn đề có liên quan đến phụ nữ và trẻ em. Đôi khi, quan điểm của họ về một số vấn đề trái ngược nhau.Nhưng cả hai ứng cử viên đều mong muốn tìm sự ủng hộ của phụ nữ.

70 năm giành quyền bình đẳng

Phụ nữ tại Hoa Kỳ rất độc lập. Họ có cái nhìn khác nhau về nhiều lãnh vực tùy theo chủng tộc, tôn giáo, kinh tế, văn hóa, chính trị nơi mà họ đang cư trú. Trong số họ có người ủng hộ Cộng Hòa, có người ủng hộ đảng Dân Chủ và nhiều người cũng thờ ơ, không quan tâm đến chuyện bầu cử tổng thống.

Nhạc sĩ Nhật Hạnh

Để được đi bầu cử và ứng cử, phụ nữ Hoa Kỳ đã trải qua một cuộc tranh đấu kéo dài trên 70 năm mới giành được quyền bình đẳng với nam giới. Những phụ nữ tiên phong trong phong trào đòi hỏi quyền đầu phiếu cho phụ nữ, là bà Lucretia Mott (1793 – 1880) và Elizabeth Cady Stanton (1815-1902). Cả hai thành lập một nhóm phụ nữ chủ trương phong trào đòi hỏi quyền tự do bình đẳng với nam giới trong bầu cử năm 1848. Họ công khai tuyên bố rằng phụ nữ Mỹ xứng đáng quyền bình đẳng với nam giới theo pháp luật.

Năm 1866, Mott cùng với Elizabeth Cady Stanton, và Lucy Stone thành lập Hiệp hội Quyền bình đẳng cho phụ nữ Hoa Kỳ. Một năm sau, tổ chức đã hoạtđộng ở Kansas, đòi hỏi quyền bầu cử cho phụ nữ.

Mãi đến 50 năm sau, Alice Paul (1885-1977), một nữ luật sư nổi tiếng và là một nhân vật có ảnh hưởnglớn trong phong trào, đã tiếp tục con đường tranh đấu cho nữ quyền. Một ngày trước khi diễn ra lễ nhậm chức của Tổng thống Woodrow Wilson vào năm 1913, Alice Paul đã tổ chức một cuộc diễu hành với sự tham gia đông đảo phụ nữ ở tất cả mọi tầng lớp trên đại lộ Pennsylvania của Washington D.C để gây sự chú ý của chính phủ Mỹ và giới truyền thông.

Năm 1917, họ bắt đầu biểu tình trước tòa Bạch Ốc. Đây là một hành động chưa từng có vào thời điểm đó. Nhiều phụ nữ đã bị bắt giữ và bị tống vào tù. Nhưng dư luận đã ủng hộ họ.Tu Chính Án 19 đã được trình lên lên Quốc Hội vào năm 1918, và được các cấp đồng thuận, phê chuẩn vào ngày 18 tháng tám 1920.

Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và đối thủ Mitt Romney của đảng Cộng hòa trong cuộc tranh luận đầu tiên của họ tại Đại học Denver ở Denver, Colorado, ngày 03 tháng 10 năm 2012. AFP PHOTO / Saul Loeb.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và đối thủ Mitt Romney của đảng Cộng hòa trong cuộc tranh luận đầu tiên của họ tại Đại học Denver ở Denver, Colorado, ngày 03 tháng 10 năm 2012. AFP PHOTO / Saul Loeb.

Sau 72 năm tranh đấu, vào năm 1920, lần đầu tiên phụ nữ Mỹ được quyền đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử TổngThống. Đó chính là giá trị rất lớn mà phụ nữ chúng ta cần biết để sử dụng lá phiếu đi bầu và làm tròn trách nhiệm đối một công dân.

Nhân loại đã bước sang thế kỷ 21, nhưng vẫn còn có 6 nước ngăn cấm hoặc hạn chế quyền bầu cử và ứng cử của phụ nữ là: Bhutan, Lebanon, Brunei, Saudi Arabia, United Arab Emirates,Vatican City.

Những người thực sự quyết định chiến thắng cho Tổng Thống Barack Obama trong cuộc bầu cử năm 2008 là những người già: 73% phụ nữ da đen và 74% đàn ông và phụnữ da trắng có độ tuổi từ 65 và 75.

Một trong những người đã từng bỏ phiếu cho Tổng Thống Barack Obama là Tracy Hoover, Trưởng Phòng công ty bảo hiểm tại Maryland.Cô là một phụ nữ trẻ tuổi, năng động và linh hoạt. Cô đã có trình bày quan điểm của mình như sau:

"Ông làm tổng thống bốn năm, 365 ngày 1 năm, nhân lên 4 tức là 1.400 ngày. Ông cũng giải quyết được hai vấn đề lớn là không tăng lương cho các công chức đang làm việc tại Tòa Bạch Ốc. Vì cứ tăng lương thì ngân sách chính phủ phải tốn hàng m ấy trăm ngàn đô la hàng năm. Nhiều tiền lắm.Ông cũng đã giết được trùm khủng bố Bin Laden?Ông cũng cố gắng mang lại việc làm cho dân chúng. Nhưng hiện nay, thất nghiệp tính đến ngày 8 tháng 10 vẫn cao khoảng 8.8%, tăng lên mà không giảm xuống.

Nguyễn Thị Ngọc Dung

Hiện nay, tình hình kinh tế Hoa Kỳ kiệt quệ và không có dấu hiệu phục hồi. Dân Mỹ cần công ăn việc làm. Nhưng chúng ta lại đem tiền giao cho Trung Quốc, và làm giàu cho họ. Tại sao? Tại sao chính quyền vẫn cho phép các hãng xưởng đem tất cả công ty sang Trung Quốc. Tôi cho bạn một ví dụ:Các ông chủ hãng xưởng giao công việc cho người Trung Quốc làm món hàng đó 5 xu. Họ làm ra sản phẩm bán trở lại Hoa Kỳ $5 đô la.Và các cửa hàng ở đây bán cho người tiêu dùng $25 đô la. Ai có tiền để mua khi họ không có công ăn việc làm. Thật nghịch lý. Tại sao chúng ta không giữ những công việc đó cho dân Mỹ. Những món hàng Trung quốc bán sang chỉ đáng 25 xu vì nó không có chất lượng, độc hại và làm cho dân chúng bị bệnh. Chưa hết, tiền đóng học phí Đại Học của các sinh viên quá cao. Rồi ra trường thì các em không có công ăn việc làm. Các hãng xưởng chỉ mướn những người ởnước ngoài làm việc vì trả lương thấp hơn. Những ai là công dân Mỹ nên có trách nhiệm với xứ sở này. Tôi muốn lựa chọn một vị Tổng Thống có thể giải quyết được những vấn đề của xã hội hiện nay."

Bà Kathy là một người đã từng làm việc cho ông Mitt Romey hơn 10 năm. Bà vẫn còn nhớ đến sự tử tế và lòng tốt của ông đối với tất cả nhân viên và đối với bà. Bà sẽ đi bầu cho ông. Bà nghĩ rằng những gì ông nói, ông sẽ làm được:

“Tôi đã từng làm việc với ông Mitt Romey 10 năm. Ông là một người chủ rất tốt và tử tế. Tôi sẽ bầu cho ông vì những gì ông nói ông sẽ làm được và làm tốt. Ông thường tặng tiền bạc cho nhà thờ đó là điều mà tôi rất thích. Ông luôn luôn nghĩ tốt cho người khác. Tôi sẽ rất vui khi được thấy ông xuất hiện và đất nước sẽ tốt đẹp hơn nếu chúng ta bầu ông là Tổng Thống. Ông đã làm được rất nhiều việc cho tiểu bang của ông, cho tôi và cho gia đình của tôi. Tôi thực sự đã mắc nợ ông, mang ơn ông. Nếu ông đắc cử Tống Thống thì Tòa Bạch Ốc sẽ thay đổi.”

Chúng tôi không phải là lữ khách

Người dân Washington DC theo dõi qua TV cuộc tranh luận đầu tiên của Tổng thống Mỹ Barack Obama và đối thủ Mitt Romney của đảng Cộng hòa, ngày 03 tháng 10 năm 2012. AFP PHOTO.
Người dân Washington DC theo dõi qua TV cuộc tranh luận đầu tiên của Tổng thống Mỹ Barack Obama và đối thủ Mitt Romney của đảng Cộng hòa, ngày 03 tháng 10 năm 2012. AFP PHOTO.

Phụ nữ trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt cũng rất quan tâm đến tình hình đất nước Hoa Kỳ. Họ không nghĩ rằng mình chỉ là“những lữ khách qua đường” mà đã thực sự thấy có trách nhiệm đối với xã hội và đất nước Hoa Kỳ. Cuộc hội thoại trực tiếp hôm nay của ba thế hệ người Mỹ gốc Việt, sẽ giúp quý vị hiểu thêm phụ nữ đang suy nghĩ gì về ngày bầu cử Tổng Thống:

Quốc Hương thuộc thế hệ trẻ lớn lên tại đây. Cô đang làm việc cho một tổ chức thiện nguyện non profit, chăm sóc giúp đỡ những người gặp khó khăn, giúp họlên kế hoạch để cải thiện cuộc sống tốt hơn.Ngoài ra, Quốc Hương còn sinh hoạt cộng đồng và đảm trách công việc giảng dạy Việt Ngữ cho trẻ em tại Washington State.

Khi được hỏi cô nghĩ gì về cuộc bầu cử lần này Quốc Hương cho biết:

"Trước đây thì con không quan tâm lắm nhưng bắt đầu từ năm nay con bắt đầu quan tâm. T uổi trẻ như tuổi con bây giờ sau khi đi học xong rồi thì ai cũng có mơ ước có việc làm ổn định. Con nghĩ tuổi trẻ qua tuổi đi học thì phải đi làm. Nếu Vị Tổng Thống nào lên thì có thể phải giúp cho tuổi trẻ con có nhiều cơ hội để tìm việc làm sau khi ra trường. Chớ có nhiều bạn trẻ đi học 4 năm hay 6 năm nhiều khi ra trường mà không có công ăn việc làm,rồi họ sẽ đi một ngã rẽ khác của cuộc đời họ,giống như là làm những việc mà họ không học ở trường không phải chuyên môn mà họ học ra thì rất đáng tiếc cho tuổi trẻ. Tuổi trẻ giúp cho đất nước vững mạnh, chớ những người lớn tuổi thì sẽ phải về hưu thì tuổi trẻ tiếp nối như vậy. Ví dụ như là các bạn trẻ đi làm, đóng thuế, có bảo hiểm sức khoẻ. Con nghĩ vị tống thống phải quan tâm giúp cho tuổi trẻ chúng con có cơ hội nhiều hơn."

Nữ nhạc sĩ Nhật Hạnh, một khuôn mặt nữ hoạt động trong lãnh vực âm nhạc và sinh hoạt cộng đồng trong nhiều năm liên tục cũng là khách mời của buổi hội thảo cho biết cảm tưởng của chị:

Quốc Hương

“Hiện nay trên thế giới một số nước chưa có nữ quyền. Nhưng chúng ta là những người hân hạnh được sống trên đất nước Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ. Đây là một nước tự do dân chủ, nhất là quyền bình đẳng đối với nam giới. Tức là người nữ được đi bầu, được ứng cử, và cũng như dùng quyền hành của mình giống như nam giới và giữ những chức vụ rất quan trọng trong chính quyền. Nói chung nữ giới đang đóng một vai trò quan trọng trong xã hội và cũng phải có trách niệm đóng góp đối với tổ quốc. Hiện nay trong mùa bầu cử, không chỉ riêng về Nhật Hạnh và tất cả mọi phụ nữ cần phải suy nghĩ mình phải dùng lá phiếu của mình là là tiếng nói rất tích cực để lựa chọn đại diện cho đất nước Hoa Kỳ này.”

Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Dung, tác giả hai tác phẩm “Sài Gòn Nắng Nhớ Mưa Thương” và “Phượng Vẫn Nở Giữa Trời Hà Nội”. Bà hiện là chủ nhiệm Tam Cá Nguyệt Cỏ Thơm, một tạp chí văn học quy tụ nhiều văn nghệ sĩ khắp nơi. Bà đã về hưu hơn 20 năm nay cho chúng tôi biết:

" Xin kính chào quý thính giả đài RFA, c hào Nhà văn Phong Thu . T ôi có quốc tịch Mỹ năm 1976, năm kỷ niệm 200 năm Hoa Kỳ độc lập. Tôi hãnh diện được là công dân một cường quốc và nhân đạo nhất thế giới là Hoa Kỳ. Từ đó, tôi chưa bao giờ bỏ quyền công dân đi bầu Tổng Thống. Những năm ở Âu Châu, vợ chồng tôi đã bỏ phiếu vắng mặt. Tôi cũng theo dõi những cuộc tranh luận của các ứng cử viên. Tôi không thiên lệch phe Cộng Hòa hay Dân Chủ, Barac k Obama hay Mitt Romney. Tôi bầu cho ứng cử viên nào tôi nghĩ rằng ông ta có khả năng điều hành về mọi vấn đề, chú trọng đến việc khuếch chương nền kinh tế, thương mại Hoa Kỳ, khuyến khích kỹ nghệ quốc gia, không đem công ăn việc làm của người dân ra ngoại quốc để giảm thiểu nạn thất nghiệp trong nước. Ô ng T ng Th ng tươ ng lai cò n phải chú trọng đ ế n v n đ giáo dục cho mọi ngư i n a. Giảm học phí cho sinh viên đại học để tăng thêm nhân tài, khả năng cho người trẻkhông phải vật lộn với việc học và khi ra trường không thất nghiệp mà vẫn phải trả nợ. Ngoài vấn đề kinh tế, xã hội, vị T ổng T hống phải quan tâm không kém đến vấn đề an ninh, quốc phòng, tăng cường hải lục không quân mạnh mẽ để bảo vệ quốc gia, đề phòng kẻ thù trên thế giới. Tôi mong vị T ổng T hống tương lai của n ước Mỹ sẽ sẵn sàng tầu ngầm, tầu chiến ngăn chặn Trung Quốc hoành hành như bọn cướp biển trên Hải Phận Việt Nam và Ðông Nam Á, Thái Bình Dương. Tôi mong vị Tổng Thống tương lai của Hoa Kỳ sẽ chú trọng và khuyến cáo n n ước Cộng Sản về vấn đềNhân Quyền và tù nhân chính trị ở Việt Nam.

Tóm lại, tôi sẽ bầu ứng cử viên tổng thống nào tôi nghĩ rằng ông ta sẽ làm cho người Hoa Kỳ hãnh diện, làm cho n ước Mỹ luôn luôn giữ địa vị cường quốc trên thế giới. "

Vì sao cử tri nữ lại thu hút nhiều sự chú ý của tất cả các cuộc bầu cử Tổng Thống?

Để trả lời câu hỏi này, Tác giả KiraSanbonmatsu, Tiến Sĩ của trường Đại Học Rutgers đã viết trên SSN (Scholars Strategy Network) cho biết rằng Trung tâm Phụ Nữ và Chính Trị của Hoa Kỳ đã phân tích nhiều năm các cuộc thăm dò bầu cử tiến hành tại Viện Chính Trị Eagleton của Trường Đại Học Rutgers (Center for American Women and Politics at the Eagleton Institute of Politics at Rutgers University), đã chỉ ra những con số của giới tính, nam hoặc nữ, đã hỗ trợ cho các ứng cử viên Tổng Thống giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử từ năm 1984 đến 2004. Những ứng cử viên đắc cử phần lớn là được phụ nữ đã hỗ trợ nên đã tạo ra mức điểm chênh lệch rõ nét.

Điển hình là cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2008 cũng cho thấy số cử tri nữ đi bầu cao hơn nam: Khoảng 66% phụ nữ đã bỏ phiếu so với 62% nam giới.

Phụ nữ luôn có xu hướng ưu tiên cho vấn đề công ăn việc làm, gia đình,giáo dục, nuôi dạy con, phúc lợi xã hội. Trong khi đó, nam giới tích cực hơn trong việc hỗ trợ các vấn đề quốc tế, ngân sách và quốc phòng.

Sức mạnh lá phiếu của phụ nữ sẽ góp phần tạo ra chiến thắng cho những ứng cử viên nào mà họ ưa thích.

Opens in new window

Bầu cử Mỹ: Mitt Romney lật ngược thế cờ

Theo dòng thời sự: