Tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam, một đất nước đang trong quá trình phát triển công nghiệp, được đánh giá đến mức báo động. Tình trạng đó đòi hỏi phải có sự chung tay của toàn cộng đồng thì mới có thể giải quyết được.
Để có thể hình thành nên được một phong trào toàn dân cùng bảo vệ, làm sạch môi trường, cần phải làm gì?
Trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này, mời quí thính giả cùng nghe một đề xuất từ ngoài Việt Nam cho vấn đề lớn ở trong nước này.
Hồi trung tuần tháng 7 vừa qua, trên nhật báo Người Việt phát hành tại bang California, có bài của nhà bình luận Ngô Nhân Dụng với tựa đề ‘Phát động một phong trào bảo vệ môi trường’.
Theo ông này dạng phong trào như thế từng xuất hiện tại những quốc gia cũng từng chịu nạn ô nhiễm môi trường như Việt Nam hiện nay là Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan…, người ta đã làm rồi. Việt Nam cũng cần phải làm để giúp chấm dứt mối tai họa đang đe dọa cuộc sống của người dân trên cả nước.
Theo bình luận gia Ngô Nhân Dụng thì phong trào bảo vệ môi trường có thể hoạt động một cách dễ dàng vì nó thiết thân đến mọi người và không dính líu đến chính trị. Đó là một yếu tố giúp có thể tập hợp được tất cả mọi giới cùng chung tay góp sức.
Bài học phát triển
Trước hết ông Ngô Nhân Dụng nhắc lại bài học từ những quốc gia kinh qua giai đoạn công nghiệp hóa như Việt Nam hiện nay:
Theo tôi biết những nước đang phát triển tại Châu Á bị vấn đề môi trường ô nhiễm rất nặng, vì người ta mong công nghiệp hóa đất nước nhanh chóng. Trong phát triển công nghiệp thế nào cũng tạo ra ô nhiễm trong môi trường. Chính những nước Tây phương đã trải qua giai đoạn công nghiệp hóa này, cũng đã có những kinh nghiệm rất cay đắng.
Những nước như Ấn Độ và Trung Quốc, hai nước lớn nhất ở châu Á, đạ gặp vấn đề này. Đối với Ấn Độ, chúng ta biết có những vụ nhà máy bị hư. Những nhà máy hóa chất làm ô nhiễm không khí, nước uống, gây ra những bệnh cho nhiều thế hệ. Đây là điều mà người ta đã rút kinh nghiệm.
Ở Trung Quốc, tình trạng hiện nay còn trầm trọng hơn. Ở thành phố Bắc Kinh lúc nào bầu trời cũng u ám; còn hầu hết các thành phố của Trung Quốc bây giờ khi hít thở không khí tại đó vào đều sinh ra bệnh. Tôi có người bạn là giáo sư kinh tế người Trung Quốc hiện đang sống tại Canada. Trong lần gặp gần nhất tôi hỏi anh có hay về Trung Quốc không, anh cho biết mỗi năm đều phải về để tuyển sinh viên từ Trung Quốc sang Canada.
Vì người ta mong công nghiệp hóa đất nước nhanh chóng. Trong phát triển công nghiệp thế nào cũng tạo ra ô nhiễm trong môi trường. Chính những nước Tây phương đã trải qua giai đoạn công nghiệp hóa này, cũng đã có những kinh nghiệm rất cay đắng
ng Ngô Nhân Dụng
Tôi hỏi tiếp có ở lại năm nào để giảng dạy tại Trung Quốc không, anh ta lắc đầu nói không thể nào sống ở Trung Quốc được. Những thành phố lớn là nơi có đại học thì không thể nào sống trong môi trường của những thành phố đó. Điều anh nói mà làm tôi ngạc nhiên: vấn đề không khí ô nhiễm là chuyện mà ai cũng nói tới; còn chuyện ô nhiễm nước uống, nước tắm rửa được mô tả bằng hình ảnh rất cụ thể rằng khi trở lại thành phố Vân Nam- nơi anh ta sống thời thơ ấu- anh đến một hồ nơi mà hồi nhỏ hay nhảy xuống đó bơi lội, nay nước ở đó đặc sánh, xanh lè không dám nhúng chân xuống.
Tất cả những chuyện đó cho thấy việc công nghiệp hóa một đất nước chậm tiến là điều đáng, cần phải làm. Thế nhưng nếu như chúng ta không lo trước sẽ hủy hoại cả môi trường. Mà việc hủy hoại môi trường có tác hại rất lâu dài, sau này các thế hệ con cháu phải chịu ảnh hưởng đó.
Thực tiễn qua đánh giá của báo chí trong nước
Còn đối với thực tế tại Việt Nam thì ra sao? Trong bài viết của ông Ngô Nhân Dụng, ông nêu ra những trường hợp ô nhiễm môi trường mới nhất được xem là đề tài nóng trên báo chí như vụ việc tại xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, Hai Dương. Đây là nơi là người dân do không chịu đựng nổi ô nhiễn do nhà máy sản xuất proniken bất hợp pháp tại địa phương phải đi đến quyết định dựng lều bạt ngăn không cho công ty sản xuất. Thế rồi tình trạng ô nhiễm than ở tỉnh Quảng Ninh, ô nhiễm nước làm cá chết ở vịnh Mân Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, vụ dầu loang ở bãi biển Quy Nhơn…
Bình luận gia Ngô Nhân Dụng nhắc lại đánh giá của một viên chức Nhật Bản, ông Ari Nakano, người từng quan sát môi trường Việt Nam trong 20 năm qua, cho rằng dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên là một cuộc phiêu lưu. Bản thân ông Ari Nakano cũng lên tiếng về dự án nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam tại Ninh Thuận do Nga và phía Nhật Bản đang thực hiện.
Biện pháp thực hiện
Trước tất cả những vấn nạn tàn phá môi trường như thế theo ông Ngô Nhân Dụng cần phải có một phong trào toàn dân tham gia, và một phong trào như thế có khả năng tập hợp được tất cả mọi tầng lớp trong xã hội tham gia.
Ông phát biểu:
“Tôi nghĩ rằng có rất nhiều người ở trong nước cũng rất quan tâm đến vấn đề này, và rất nhiều nhà nghiên cứu về môi trường cũng đang hoạt động ở trong nước. Trong chính phủ cũng có cả cơ quan lo về bảo vệ môi trường. Trong các đại học cũng có những vị giáo sư biết và hiểu vấn đề, và có những phương pháp bảo vệ môi trường của Việt Nam thế nào. Chỉ có một khó khăn là làm sao huy động được công chúng; làm sao mọi người dân ý thức về khó khăn trong việc bảo vệ môi trường, ý thức nỗi nguy hiểm nếu để môi trường bị ‘hư’. Tôi nghĩ rằng việc này chính quyền ở bất cứ nước nào cũng không làm nổi, phải cần có những tập thể ngoài chính quyền, tức trong dân chúng mà chúng ta thường gọi là xã hội công dân, xã hội dân sự.
Theo kinh nghiệm của tôi, khi nào người ta ý thức được nguy hiểm của môi trường xấu do công nghiệp hóa bừa bãi gây ra,lúc đó chính những người thanh niên có thể hỗ trợ cho việc bảo vệ môi trường bằng các phong trào của họ.
Ông Ngô Nhân Dụng
Hiện nay chúng ta chưa có phong trào mang tính cách tự nguyện, tự động do các công dân làm để đứng ra bảo vệ môi trường. Theo tôi, chính người dân Việt Nam với ý thức bảo vệ tài sản thiên nhiên cho con cháu mình sau này, giới thanh niên phải tham gia vào phong trào này. Theo kinh nghiệm của tôi, khi nào người ta ý thức được nguy hiểm của môi trường xấu do công nghiệp hóa bừa bãi gây ra,lúc đó chính những người thanh niên có thể hỗ trợ cho việc bảo vệ môi trường bằng các phong trào của họ.
Cụ thể nhất, các thanh niên có thể tự nguyện lập các đoàn thể để đi quyét rác ở các thành phố, đi khai thông cống rãnh, sông ngòi bị hư hại. Tất cả những việc đó tuổi trẻ có thể sẵn sàng làm nếu có tổ chức, và sẵn sàng gây quĩ để làm công việc đó. Việc gây quĩ sẽ không khó vì nếu khi các đoàn thanh niên đứng ra lo việc này sẽ có nhiều tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới này sẽ sẵn sàng yểm trợ, tài trợ cho công việc hữu ích đó. Vì vấn đề môi trường không phải của từng quốc gia một mà là vấn đề của thế giới.
Đến lúc đó ý thức bảo vệ môi trường của người dân lên cao và chính người dân sẽ tác động và làm áp lực để chính quyền tạo ra những luật lệ hữu ích, ràng buộc các ngành công nghiệp, ràng buộc tất cả mọi người phải lo bảo vệ môi trường
Ông Ngô Nhân Dụng
Riêng ở Mỹ, tôi thấy phong trào bảo vệ môi trường lan đến mức gần như mỗi tuần lễ chúng tôi đều nhận được thư của một hội bảo vệ môi trường về mặt này hay mặt khác gửi đến để vận động xin tiền. Những nguồn tài trợ đó có thể giúp cho những đoàn thể tư nhân ở Việt Nam. Bởi vì khi giúp cho guồng máy chính quyền thường chậm trễ và thường hoang phí, nhiều khi mất mát; còn khi một đoàn thể tư nhân làm môi trường, họ sẽ hỗ trợ tích cực hơn.
Thế còn khó khăn về kỹ thuật, theo tôi ở các đại học Việt Nam hiện nay có những vị giáo sư, những nhà nghiên cứu về vấn đề môi trường. Họ là những cố vấn kỹ thuật, chỉ cần chúng ta huy động được những nhóm sinh viên ngay từng xả, ấp, thành phố đứng ra lo việc bảo vệ môi trường. Thành ra 3 yếu tố: về nhân sự có các sinh viên học sinh; về tài trợ có những nhà hảo tâm Việt Nam cũng như các nhà tài trợ quốc tế; về kỹ thuật có các giáo sư ở những đại học ở Việt Nam.
Đó là những điều mà tôi nghĩ Việt Nam có thể phát động phong trào bảo vệ môi trường.
Tác động của biện pháp được nêu ra
Ông Ngô Nhân Dụng cho rằng một khi có được phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường mà nòng cốt thực hiện là thanh niên, sinh viên học sinh thì sẽ có tác dụng nâng cao ý thức cho mọi người và từ đó buộc cơ quan chức năng quản lý Nhà Nước có luật lệ đầy đủ cho hoạt động bảo vệ môi trường:
Đến lúc đó ý thức bảo vệ môi trường của người dân lên cao và chính người dân sẽ tác động và làm áp lực để chính quyền tạo ra những luật lệ hữu ích, ràng buộc các ngành công nghiệp, ràng buộc tất cả mọi người phải lo bảo vệ môi trường.
Có thể nói cho đến nay ở Việt Nam vẫn còn thái độ bàng quan trước vấn nạn ô nhiễm môi trường. Nhiều người vẫn cho rằng đó là chuyện của cơ quan chức năng, của Nhà Nước hay bởi vì Nhà nước thiếu thốn cơ sở, biện pháp khiến cho tác nhân gây ô nhiễm tiếp tục tồn tại.
Câu hỏi mà ông Ngô Nhân Dụng nêu ra là ‘Ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan… người ta đã làm cả rồi, không lẽ dân Việt lại chịu thua, cứ nhắm mắt, ngậm miệng mãi?
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới .