Phản ứng tập thể của người dân

Trong thời gian gần đây lại xảy ra những vụ tập thể người dân kéo nhau đến cơ quan công quyền đập phá.

Lý do vì cho rằng công an đã có những hành xử bất minh dẫn đến tử vong cho người dân hay hành xử bất công.

Phản ứng ‘manh động’


Vào chiều ngày 21 tháng 3 vừa qua, người dân tại xã Thiên lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đã phá cổng ủy ban nhân dân xã đưa quan tài của anh Lê Quang Trọng, nạn nhân được công an cho là thắt cổ chết tại phòng tạm giữ của công an.

Tin và hình ảnh cho thấy xe trong trụ sở ủy ban nhân dân xã Can Lộc bị ném đá vỡ kính, nhiều phòng làm việc bị phá nát…

Cũng trong tháng ba vào ngày 12, tại ngay thủ đô Hà Nội, hằng trăm người dân xã Tự Lập, huyện Mê Linh đã kéo đến trụ sở ủy ban nhân dân xã đập phá đồ đạc. Ngoài ra người dân còn đốt nhà của ông chủ tịch xã Tự Lập là ông Dương Văn Nhạn.

Vụ người dân xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phá cổng ủy ban nhân dân để đưa xe tang nạn nhân bị chết ở đồn công an vào làm nhiều người nhớ lại vụ việc hằng ngàn người dân tại Bắc Giang kéo đến ủy ban nhân dân thành phố mang theo quan tài của anh Nguyễn Văn Khương. Đó cũng là nạn nhân bị đánh chết tại

Xe tang được đưa vào trụ sở UBND xã Thiên Lộc, và dân chúng đã dùng đá tấn công đập phá xe công vụ của công an.
Xe tang được đưa vào trụ sở UBND xã Thiên Lộc, và dân chúng đã dùng đá tấn công đập phá xe công vụ của công an. (Screen capture/TV CL)

đồn công an sau khi bị đưa vào đó do không đội mũ bảo hiểm.

Những vụ như tại xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, rồi tại Bắc Giang… cũng đều cho thấy bức xúc của người dân khi nạn nhân chết tại cơ quan công an, mà lý do dẫn đến cái chết đưa ra không thuyết phục người thân của nạn nhân cũng như của nhiều người khác.<br/>


Ngoài ra trong những năm qua, có những vụ tại Cà Mau, Móng Cái…người dân kéo đến bệnh viện đập phá, đe dọa các y bác sĩ sau khi có người thân bị chết, vì cho rằng do thái độ tắc trách của những người làm trong ngành y khiến cho thân nhân của họ mất mạng.

Những vụ như tại xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, rồi tại Bắc Giang… cũng đều cho thấy bức xúc của người dân khi nạn nhân chết tại cơ quan công an, mà lý do dẫn đến cái chết đưa ra không thuyết phục người thân của nạn nhân cũng như của nhiều người khác.

Lý giải

Ngay sau khi xảy ra vụ việc ủy ban nhân dân xã Can Lộc bị dân chúng xông vào phá , công an địa phương nói với mạng Việt Nam Net rằng những người tham gia tấn công vào trụ sở ủy ban chiều ngày 21 tháng 3 vừa qua là do những đối tượng bị ‘kích động’ gây nên. Đến ngày 24 tháng 3, công an huyện Can Lộc ra quyết định khởi tố vụ án về những hành vi gọi là ‘chống người thi hành công vụ’, ‘gây rối trật tự’, ‘phá hoại tài sản Nhà Nước’.

Ngày 12/3/2012 hằng trăm người dân xã Tự Lập, huyện Mê Linh đã kéo đến trụ sở ủy ban nhân dân xã đập phá đồ đạc. Courtesy danchimviet
Ngày 12/3/2012 hằng trăm người dân xã Tự Lập, huyện Mê Linh đã kéo đến trụ sở ủy ban nhân dân xã đập phá đồ đạc. Courtesy danchimviet (Courtesy danchimviet)

Còn đối với vụ tại xã Tự Lập, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội thì chính dân chúng cho biết họ bất mãn với cách giải quyết của ủy ban nhân dân và công an xã. Chuyện thanh niên hai thôn đánh nhau, thế nhưng cơ quan chức năng mà cụ thể là ủy ban và công an xã Tự Lập chỉ bắt thanh niên của thôn Phú Mỹ, còn thanh niên thôn Bạch Trữ thì không ai bị bắt cả. Người dân thôn Phú Mỹ cho rằng họ là nạn nhân thì bị bắt trong khi đó những người gây hấn bằng hung khí lại không bị gì.

Nguyên nhân đây là kết quả sự tha hóa: dân tin tưởng bầu ra nhưng những quan chức đó không phục vụ mà cường hào, cửa quyền… Do hệ thống công quyền bị tha hóa quyền lực. Lúc đầu là dân chủ mà nay là quan chủ. Ông Karl Max nói lâu rồi ‘nơi nào có áp bức nơi đó có đấu tranh’.

Giáo sư Tô Duy Hợp


Giáo sư Tô Duy Hợp, một nhà xã hội học tại Việt Nam cho biết về tình hình phản ứng của đông người dân trước hành vi sai trái của các cấp chính quyền, cũng như đưa ra nhận định về nguyên nhân dẫn đến phản ứng đó:

Cái này tiếp diễn những sự kiện mà chúng ta bắt gặp từ những năm 90; đặc biệt là năm 97 ở Thái Bình- không phải qui mô một xã mà cả một tỉnh. Rồi những nơi khác người ta không công bố. Nay là tiếp diễn có thể chỗ này lắng đi, chỗ này lên.

Nguyên nhân đây là kết quả sự tha hóa: dân tin tưởng bầu ra nhưng những quan chức đó không phục vụ mà cường hào, cửa quyền… Do hệ thống công quyền bị tha hóa quyền lực. Lúc đầu là dân chủ mà nay là quan chủ. Ông Karl Max nói lâu rồi 'nơi nào có áp bức nơi đó có đấu tranh'. Cái nhãn 'chính quyền của dân, do dân' nhưng thực tế không phải vậy.


Chị Nguyễn thị Thanh Tuyền, người có chồng bị chết tại cơ quan điều tra, bày tỏ đồng cảm đối với người dân xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc Hà Tĩnh:

Việc họ gây rối như vậy cũng bình thường thôi. Tại vì người nhà của họ tự nhiên chết trong đồn một cách vô cớ. Cơ quan chức năng cần trả lời: không có ai vô cớ đến để đập phá.

Chị Nguyễn thị Thanh Tuyền

Việc họ gây rối như vậy cũng bình thường thôi. Tại vì người nhà của họ tự nhiên chết trong đồn một cách vô

Anh Trịnh Xuân Tùng bị còng tay đánh gẫy cổ, vào đến nhà thương công an vẫn không cho tháo còng. Ảnh của báo cơ quan thanh tra chính phủ.
Anh Trịnh Xuân Tùng bị còng tay đánh gẫy cổ, vào đến nhà thương công an vẫn không cho tháo còng. Ảnh của báo cơ quan thanh tra chính phủ. (Ảnh của báo cơ quan thanh tra chính phủ.)

cớ. Cơ quan chức năng cần trả lời: không có ai vô cớ đến để đập phá.

Tôi thấu hiểu và thông cảm cho sự mất người thân của họ.

Lối ra cho vấn đề


Hôm 19 tháng 3 vừa qua, thân nhân của ba nạn nhân bị chết một cách bất minh tại đồn công an là cô Trịnh Kim Tiến, chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền, và ông Nguyễn Quang Phục, đồng đứng chung đơn tố cáo và yêu cầu quốc hội lên tiếng về việc công an lạm quyền đánh chết dân, công lý chưa được thực thi đầy đủ, pháp luật chưa công minh.

Cả ba người đứng đơn nêu rõ trường hợp oan khiên của thân nhân họ khi đang ở trong tay cơ quan công an. Ngoài ra trong đơn họ nêu rõ những trường hợp tương tự khác xảy ra trong 3 năm trở lại đây. Đơn viết chưa ráo mực thì ngay trong ngày 19 tháng 3 lại xảy ra vụ anh Nguyễn Quang Trọng chết tại nơi tạm giữ của công an huyện Can Lộc và được thông báo anh này tự thắt cổ chết.

Tôi không biết họ có đọc đơn hay không, nhưng dù sao phải có những người như chúng tôi lên tiếng. Chính nhờ sự lên tiếng mặc may họ mới nhìn nhận được vấn đề. Chứ nếu in lặng chúng tôi không lên tiếng thì sự việc sẽ tiếp diễn khá nhiều trường hợp xảy ra.

Chị Nguyễn thị Thanh Tuyền


Ba người làm đơn gửi quốc hội nêu rõ : " Người nhà chúng tôi không thể sống lại, trở về cùng gia đình nhưng chúng tôi nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung cần có những bản án đúng lương tâm,một mức án và một tội danh đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Có như vậy tội ác mới thôi hoành hành, không còn kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh, cảnh những người mẹ khóc con, vợ khóc chồng, con khóc cha bởi cái chết của người thân do bàn tay của những người mà đúng ra trách nhiệm là bảo vệ luật pháp và bảo vệ công dân'.

Chị Nguyễn thị Thanh Tuyền nêu lại mục đích của việc cùng hai người khác viết đơn gửi Quốc hội:

Tôi không biết họ có đọc đơn hay không, nhưng dù sao phải có những người như chúng tôi lên tiếng. Chính nhờ sự lên tiếng mặc may họ mới nhìn nhận được vấn đề. Chứ nếu in lặng chúng tôi không lên tiếng thì sự việc sẽ tiếp diễn khá nhiều trường hợp xảy ra.

Giáo sư Tô Duy Hợp đưa ra một hướng giải quyết cho tình hình lạm quyền của viên chức thi hành công vụ:

Thị trường thất bại có nhà nước cứu, nhà nước thất bại ai cứu đây? Phải có xã hội dân sự cứu; nhưng xã hội dân sự tại Việt Nam quá yếu. tất nhiên phải có nhiều mũi giáp công; chính quyền chỉ muốn những tổ chức chính trị xã hội thôi.

Vấn đề người dân vì bức xúc có thể quá đà gây ra những thiệt hại tại cơ quan công quyền có thể ví như chiếc bóng, bóp chỗ này lại phình ra nơi khác một khi không giải quyết tận gốc rễ của vấn nạn lâu nay tại Việt Nam.

Theo dòng thời sự: