Qua trao đổi với cư dân địa phương, Thanh Trúc mời quí vị cùng tìm câu trả lời cụ thể về tình hình lũ lụt được coi là tệ hại nhất tính từ năm 2000 trở lại đây mà có thể gây tình trạng thiếu hụt lương thực:
Thiệt hại nặng nề nhưng không đói?
Sau khi một khoảng đê bao ở Hồng Ngự bị vỡ do nước lũ dâng tràn đến đỉnh điểm, người dân từ huyện Hồng Ngự đến Tân Hồng thuộc tỉnh Đồng Tháp phải di tản, gia súc được dời lên chỗ cao, trong lúc nhà cửa bị ngập, nhiều người không thể quăng lưới kiếm sống qua ngày như thường nhật.
Ông Tám, môt cư dân ở Huyện Tháp Mười, cho biết lũ nặng nhất là ở những huyện trên đầu nguồn:
Huyện Tân Hồng với Hồng Ngự bị bể đê, nước ngập cao lắm. Bể đê thì thiệt hại lúa vậy thôi chứ không đến đổi đói. Lúa người ta làm đúng ra là người ta phải né mùa lũ, ở Tháp Mười thì người ta biết người ta tránh, nhưng mấy huyện trên chưa làm ba vụ đó nhiều nên chưa rành hung. Kinh nghiệm khi sạ lúa là mình phải biết trước bao nhiêu ngày tới đó đặng mình tránh cái đĩnh lũ để mình thu hoạch trước cái đĩnh lũ. Nếu lỡ có lụt thì không bị rủi ro lúa chưa chín mà phải cắt rồi. Cắt đại không thôi bể đê bỏ hết sao, làm mất năng suất hết.
Huyện Tân Hồng với Hồng Ngự bị bể đê, nước ngập cao lắm. Bể đê thì thiệt hại lúa vậy thôi chứ không đến đổi đói. Lúa người ta làm đúng ra là người ta phải né mùa lũ, ở Tháp Mười thì người ta biết người ta tránh, nhưng mấy huyện trên chưa làm ba vụ đó nhiều nên chưa rành hung
Ông Tám, ở Huyện Tháp Mười
Có thể nói năm nay lũ vùng đầu nguồn sông Cửu Long, Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên đang giao động ở mức đặc biệt lớn. Tin nói một số nơi đã vượt đỉnh lũ lịch sử.
Một cư dân Châu Đốc, ông Nhàn, mô tả cảnh lụt ở đây nhưng nói ông không lo lắm chuyện dân có thể bị đói ăn:
Nước dâng cao thì vùng ngoài đồng ruộng là ngập hết. Nói chung ngoài đồng trống thì nước ngập tràn hết trơn, cũng mất một số thôi chứ không mất hết tại vì có một số vùng đê bao ngăn lũ thì nước chưa xâm nhập vô được. Tôi nghĩ thì không đến nỗi đó đâu. Mất mùa thì có một phần diện tích thôi, còn trong đê bao thì lúa còn tốt còn nhiều lắm.
Từ Long Xuyên, ông Phan Văn Danh, chủ tịch Hiệp Hội Nghề Nuôi Và Chế Biến Thủy Sản các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, nói rằng không sợ thiếu gạo ăn mà chỉ sợ không có tiền mua gạo:
Lũ lụt Long Xuyên đến giờ này thì triều cường nước lớn có ngập ruộng lúa vụ 3 mà theo thông báo chính thức của nhà nước là đã bị thiệt hại khoảng hai ngàn tám trăm hectares. Thiếu thực phẩm thì chắc có lẽ không thiếu đâu, gạo mình thiếu gì. Vụ sản xuất hè thu mới vừa xong đây thì đâu có thể nào thiếu được.
Chỉ có điều người dân, đặc biệt những người đánh bắt cá người nào cũng biết đặt lờ làm kinh tế thuộc về đồng ruộng hay là mùa nước, đánh bắt cá tự nhiên, họ bán được họ mua gạo họ ăn thì không có chuyện gì.
Lũ lụt Long Xuyên đến giờ này thì triều cường nước lớn có ngập ruộng lúa vụ 3 mà theo thông báo chính thức của nhà nước là đã bị thiệt hại khoảng hai ngàn tám trăm hectares. Thiếu thực phẩm thì chắc có lẽ không thiếu đâu, gạo mình thiếu gì.
ông Phan Văn Danh
Còn những người làm công nhân khuân vác, lao động cơ bắp hay lao động bình thường thì khi nước lên rồi nhà máy xuất khẩu gạo nó chậm lại thì mấy người đó gặp khó khăn, có nghĩa là không có thu nhập thì không có tiền mua gạo mà ăn. Chủ yếu là không có tiền mua gạo chứ không phải thiếu gạo. Còn những người kéo lưới năm nay là đỡ, mùa lũ tốt thì bắt cá được nhiều.
Quen sống chung với lũ
Thế nhưng theo cô Thảo, một giáo viên ở vùng sâu của Long Xuyên, nơi ruộng lúa đang bị ngập nặng, thì nỗi lo của cô là:
Dưới vùng sâu vùng xa thì càng thê thảm nữa, đa phần các trường là các em phải nghĩ học hết bởi vì ngập. Cũng đang rất lo là thường những em trong chương trình học đa số là rất nghèo và ở những vùng ven ở ngoài đồng ngoài ruộng. Những em này nó sống bằng cách ăn theo những đồng ruộng, có khi đi móc lúa hoặc là có khi đi thu hoạch lúa để kiếm tiền. Với tình trạng thiếu thốn rồi gặp nhiều khó khăn thì cũng có thể các em sẽ bỏ học.
An Giang là tỉnh đầu nguồn của Đồng Bằng Sông Cửu Long, bị thiệt hại nặng do lũ đồn về . Ông Trà, cư ngụ tại đây, cho rằng đói thì không đói vì dân quen sống chung với lũ bao năm rồi :
Ở đây là sống chung với lũ hàng năm, tôi thấy chuyện thiếu đói mùa lũ hàng năm là có nhưng mà nói đói nhiều và trên diện rộng thì chắc là không xảy ra. Bị vì có nhiều nơi được cứu trợ trợ giúp của địa phương. Hơn nữa ở vùng này là xứ lúa gạo nhiều rồi cái tương trợ trong bà con nên cũng không đến nỗi đói.
Ông Trà
Mấy huyện đầu nguồn ngập nhiều lắm, An Phú, Châu Phú, huyện Phú Tân Chợ Mới, huyện Chợ Mới. Bị lúa chưa chín kịp nên thiệt hại về lúa nhiều. Nhân mạng cũng có má ít. Đói thì cũng chưa thấy bởi vì xứ đây là lúa gạo nhiều mà . Ở đây là sống chung với lũ hàng năm, tôi thấy chuyện thiếu đói mùa lũ hàng năm
là có nhưng mà nói đói nhiều và trên diện rộng thì chắc là không xảy ra. Bị vì có nhiều nơi được cứu trợ trợ giúp của địa phương. Hơn nữa ở vùng này là xứ lúa gạo nhiều rồi cái tương trợ trong bà con nên cũng không đến nỗi đói.
Trở lại với thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, nơi có huyện Tân Hồn mà một phần đe bao bị nước lũ phá vỡ khiến vụ lúa thu đông bị mất trắng, một cán bộ Ủy Ban Nhân Dân huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp cho hay hiện mọi nổ lực đang được tập trung vào bảo vệ tuyến đê của hai xã Thường Thới Tiền và Thường Phước Hai:
Đồng Tháp có nhiều huyện làm vụ ba lắm. Tân Hồng thì đã bị vở ba cái ô thì những hộ nào làm vụ ba trong đó thì có nguy cơ là đói. Còn đối với huyện Hồng Ngự hiện nay thì cái đê bao đến thời điểm này cũng không dám chắc ăn nhưng mà nó chưa bị vỡ, bà con vẫn còn có lúa trong đó. Tình hình cũng tạm ổn, còn một khi đã rơi vào trường hợp đê vỡ thì bà con trong đây bị mất trắng là hiển nhiên rồi.
Ông Tuấn, phó chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp, cũng hy vọng là sẽ không có thêm tuyến đê bao nào bị vỡ:
Đồng Tháp có nhiều huyện làm vụ ba lắm. Tân Hồng thì đã bị vở ba cái ô thì những hộ nào làm vụ ba trong đó thì có nguy cơ là đói. Còn đối với huyện Hồng Ngự hiện nay thì cái đê bao đến thời điểm này cũng không dám chắc ăn nhưng mà nó chưa bị vỡ, bà con vẫn còn có lúa trong đó.
cán bộ UBND huyện Hồng Ngự
Tuyến đê bao bảo vệ Thường Thới Tiền và Thường Phước Hai thì có khoảng hai ngàn sáu trăm hectares, thì đang tập trung từ cấp ủy huyện tới chính quyền huyện rồi tới Mặt Trận và các Ban Ngành Đoàn Thể từ huyện đến xã là tập trung để mà chống lũ.
Nếu lỡ có bể đê thì mất trắng tới bốn năm chục tỷ đồng của bà con nông dân, nhưng mà cái này chưa chắc vì mình còn quyết tâm bảo vệ. Mức thiệt hại hiện nay cũng chưa đến nỗi khủng khiếp lắm. Năm nay một số hộ là cũng gặp khó khăn. Nếu mà thu hoạch vụ thu đông này được hai ngàn sáu trăm hectares thì rất là tốt, rất là mừng.
Theo lời ông Thanh Trà, phó chủ tịch Liên Hiệp Các Hội Hữu Nghị ở An Giang, đang có những đoàn thuộc các tổ chức quốc tế như UNICEF Quĩ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc, Save The Children UK, Cứu Trẻ Em của Anh Quốc, xuống các huyện đầu nguồn trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long để quan sát mức độ tàn phá của mùa lũ năm nay hầu có thể lập phương án cứu trợ kịp thời.
Thanh Trúc tường trình từ Thái Lan.