Thưa quý vị và các bạn, trong những cuộc biểu tình vừa qua của người Việt tỵ nạn ở hải ngoại chống đối Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Mỹ, bài ca “Việt Nam quê hương ngạo nghễ” lại vang dội.
Đám đông cùng hát theo tiếng đàndẫn đầu của ca nhạc sĩ đấu tranh Nguyệt Ánh, như quý vị xem và nghe thấy trong các clip Vidéo chúng tôi đăng kèm theo bài này.
Ý chí quật cường của dân tộc VN
Nguyệt Ánh tuy rất bận nhưng lúc nào cũng dành thời giờ cho những cuộc biểu tình, tranh đấu cho các quyền tự do căn bảncủa đồng bào trong nước.
Kỳ này, từWashington đến Houston, tức là các nơi màphái đoàn ông Nguyễn Tấn Dũng đến, Nguyệt Ánh đều có mặt nơi hàng đầu những người biểu tình để bắt giọng cho đám đông hát theo.
Chúng ta đang nghe bài “Việt Nam quê hương ngạo nghễ” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang. Các anh chị em trong phong trào Hưng Ca Việt Nam trình bày…
Nguyệt Ánh cho biết lý dochị thích hát bài nàytrong những cuộc biểu tình, hay sinh hoạt:
Thưa Chị, bài "Việt Nam quê hương ngạo nghễ" được chính tác giả Nguyễn Đức Quang hát cùng với Nguyệt Ánh, Việt Dzũng và phong trào Hưng Ca Việt Nam trong đĩa nhạc "Trả ta sông núi". Bài này đã được hát trong những buổi sinh hoạt đấu tranh của tập thể người Việt tỵ nạn Cộng sản trên khắp thế giới.
Cá nhân Nguyệt Ánh đã chọn bài hát này bởi vì bài nói lên được tinh thần quật cường, ý chí bất khuất, quyết không nô lệ ngoại bang, của dân tộc Việt Nam. Và vì Nguyệt Ánh tin rằng chỉ có dân tộc mới tồn tại, còn bất cứ chế độ nào rồi cũng qua đi, nhất là cái chế độ độc tài tham ô, cắt đất dâng biển cho ngoại bang. Chỉ có dòng giống quê hương Việt Nam mới trường tồn.
Thy Nga: Vâng, Nguyệt Ánh vừa mới xong những cuộc biểu tình từ Washington đến Houston, rất là mệt nhưng mà tinh thần thì chắc không ai bì kịp Nguyệt Ánh đâu, lúc nào cũng rất hăng say. Bây giờ, Nguyệt Ánh vẫn còn ở Texas phải không?
Video: Người Việt hải Ngoại biểu tình chống phái đoàn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. courtesy of Tuyết Mai)
Nguyệt Ánh: Dạ vâng, Nguyệt Ánh rời Houston đi Dallas để thực hiện và tham dự một số những sinh hoạt của phong trào Hưng Ca Việt Nam mà Nguyệt Ánh là một trong các thành viên sáng lập từ hơn 23 năm qua. Ngoài sinh hoạt thường xuyên của các anh em, lần này đặc biệt, Nguyệt Ánh muốn chia sẻ một số những kinh nghiệm trong suốt ba mươi mấy năm qua, là cách thức làm sao để có thể tác động quần chúng về mặt ca hát.
Hát trong các cuộc biểu tình chống TQ trên đường phố Sài Gòn
Thy Nga: "Việt Nam quê hương ngạo nghễ" vang lên tại Washington và Houston mấy hôm nay làm Thy Nga nhớ lại hồi tháng 12 năm ngoái, bản hùng ca này đã được giới trẻ trong nước công khai hát lên trên đường phố Saigon mà sau này gọi là thành phố Hồ-Chí-Minh, trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa và Trường Sa. Sự việc ấy khiến mọi người chú ý vì từ biến cố tháng Tư 1975 tới khi đó, là sau 32 năm imtiếng, "Việt Nam quê hương ngạo nghễ" mới được cất lên, và ngay tại Saigon của thế hệ đi trước.
Nghe tin đó, nhà văn Trần Trung Đạo từng sinh hoạt sinh viên một thời tại Saigon ghi lại cảm nghĩ trong bài viết, đề tựalà “Khi bài hát trở về”. Thy Nga xin lược tríchđể chia sẻ cùng quý thính giả và các bạn.
"Việt Nam quê hương ngạo nghễ" như giọt nước mắt bi tráng của tuổi trẻ Việt Nam ngày nào nhỏ xuống trên quê hương chiến tranh khốn khổ, đã bốc thành hơi, tụ thành mây và sau bao năm vần vũ khắp góc bể chân trời, đã trở về quê hươn g.
Nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang trình bày nhạc phẩm của mình…
Trần Trung Đạo viết tiếp là trong số những thanh niên nam nữ trong nước hát bài đó, có lẽ hơn 90% các em chưa hề nghe đến tên Nguyễn Đức Quang , mà nếu có nghe, có đọc qua bộ máy tuyên truyền của Đảng thì cũng chỉ là một "nhạc sĩ ngụy". Tuy nhiên, điều quan trọng là bài hát đã đáp ứng được ước vọng về tương lai và tình yêu tổ quốc của tuổi trẻ.
"Việt Nam quê hương ngạo nghễ" sau 30 tháng Tư 1975 hẳn đã nằm trong danh sách những tác phẩm văn hoá mà Đảng tìm mọi cách xóa bỏ. Thế nhưng, như giọt nước rỉ ra từ kẽ đá, và như bông hoa mọc giữa rừng gai, bài hát đã sống sót, đã ra đi và đã trở về.
Thực ra, "Việt Nam quê hương ngạo nghễ" do nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang sáng tác, không mang màu sắc chính trị, không nhằm cổ võ, hay biện minh cho một chủ nghĩa nào, không cơ quan nào chỉ đạo thanh niên sinh viên học sinh phải hát, và bài hát cũng chẳng nhằm phục vụ lợi ích riêng của chính quyền, tôn giáo, hay đảng phái chính trị nào.
Mời quý vị và các bạn nghe tiếp trích đoạn bài viết của Trần Trung Đạo, vẫn do Thiện Giao trình bày:
Vào tháng Giêng dương lịch 1974, "Việt Nam quê hương ngạo nghễ" đã được hát vang trên đường phố Huế, Đà Nẵng, Sàigòn, Cần Thơ sau khi Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc.

Nay, tôi (tức Trần Trung Đạo) cảm thấy niềm vui khi có một bản nhạc mà giới trẻ người Việt ở California, Washington DC, Oslo, Paris, Hà Nội, Sàigòn cùng hăng say hát trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bành trướng bá quyền, mà các em không cảm thấy ngần ngại, nghi ngờ, xa cách ...”
Quý vị vừa nghe trích lược vài đoạn trong bài viết của Trần Trung Đạo. Toàn bài, xin quý vị xem trên trang web của Phong trào Du Ca.
Ngạo nghễ là người Việt Nam
Chỉ một thời gian ngắn sau khi “Việt Nam quê hương ngạo nghễ” được cất lên tại thành phố Hồ Chí Minh, bài này xuất hiện - cả nhạc và lời - trên nhiều trang blog, và trênYouTube.
Xin trích một câu nói trong Blog “Công lý và sự thật”:
“Thật bất ngờ được thấy lại bài hát này. Tôi chỉ được nghe mẹ tôi hát từ hồi còn rất nhỏ nhưng sức mạnh của bài hát đã khiến tôi nhớ như in trong lòng, dù rằng tới nay, vẫn chưa được nghe hát công khai lần nào. Tuy nhiên, thỉnh thoảng tôi vẫn nghe hát “Chúng ta tự hào và ngạo nghễ vì là người Việt Nam”.
Một thanh niên yêu cầu không nêu tên vì ở trong nước, nói rằng:
"Lịch sử Việt Nam là một lịch sử hết sức bi thương thế nhưng, bi thương không đi kèm với bi lụy trong tâm thức của người Việt. Sự bi thương đó vừa làm người ta đau, vừa làm người ta tự hào. Thế nên "Việt Nam quê hương ngạo nghễ" khái quát được cả sự bi thương lẫn sự tự hào đó."
Thy Nga :
Về sự thành lập của Phong trào Du Ca vào năm 1966 tại miền Nam Việt Nam; về tác giả Nguyễn Đức Quang của nhạc bản “Việt Nam quê hương ngạo nghễ”, hoàn cảnh sáng tác, sức phổ biến trước và sau 1975 của bài này, chúng tôi đã nói đến trong các bàicòn lưu trong website của Đài.
Tiếp đây, Thy Nga hỏi chuyện các anh từng sinh hoạt hát bài “Việt Namquêhương ngạo nghễ” từ hồi ở trong nước ra tới hải ngoại. Một trong những người bạn của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, là nhà báoĐào Trường Phúc tại Virginia, Hoa Kỳ.
Đào Trường Phúc là thành viên Cố vấn Đoàn trong phong trào Hưng Ca Việt Nam, anh cho biết cảm tưởng mỗi khi cùng bạn bè hát bài ấy:
"Anh Nguyễn Đức Quang với tôi quen biết nhau từ ngày xưa. Chúng tôi có gặp lại nhau và đi sinh hoạt với nhau ở hải ngoại. Sau này, khi sinh hoạt trong phong trào Hưng Ca Việt Nam (là một phong trào quần chúng thành lập từ năm 1985) thì mỗi lần hát bài "Việt Nam quê hương ngạo nghễ" tôi có cảm giác như đang sống lại thời tuổi trẻ, cái thời mà quen biết với anh Nguyễn Đức Quang trong chương trình công tác Hè năm 1965, và tôi có cảm tưởng như khi mà sống lại thời tuổi trẻ như vậy thì tâm hồn mình cũng thấy trẻ lại. Lời hát của bài "Việt Nam quê hương ngạo nghễ" nói đến niềm tự hào dân tộc, thì cái cảm giác mình trẻ lại và mình hòa với dòng sống của dân tộc, cảm giác đó làm cho chúng tôi vô cùng sung sướng. Và tôi nghĩ có lẽ, đó chính là sợi dây vô hình đã nối kết và luôn luôn nối kết những thế hệ người Việt ở xứ người với thế hệ trẻ trong nước ngày nay."
Thy Nga :
Phát xuất từ tình yêu nước một cách thuần túy trong sáng nên bài “Việt Nam quê hương ngạo nghễ” được mọi người Việt yêu thích từ thế hệ trước đến thế hệ sau.
Trong nước thì giới trẻ đã tự mình tìm đến, để rồi không khỏi mến yêu bài ấy. Và như thế, bài ca “Việt Nam quê hương ngạo nghễ” chắc chắn sẽ ở mãi trong lòng người Việt khắp các nơi, để có dịp là vang lên.
Thy Nga hẹn tái ngộ quý thính giả và các bạn vào kỳ tới.