Qua các diễn biến cụ thể trong lộ trình dân chủ từ một quốc gia nhiều năm bị cai trị bởi một thể chế quân sự hà khắc mà giới lãnh đạo chế độ đó cũng bị quốc tế nghiêm khắc lên án.
Cải tổ chính trị, ổn định xã hội
Cải tổ chính trị, ổn định xã hội là mục tiêu ưu tiên trước khi tính đến chuyện phát triển kinh tế
, là lời tuyên bố của đương kim tổng thống Miến Điện, ông Thein Sein, được báo Strais Times phát hành tại Singapore loan tải, vào khi ông có mặt trong chuyến thăm viếng Singapore kéo dài ba ngày.
Từ vài tháng nay, chính phủ dân sự dưới quyền tổng thống Thein Sein được cả thế giới ca ngợi là đang đưa Miến Điện tiến trên con đường dân chủ bằng những hành động được thế giới cho là quả cảm và ngoạn mục như trả tự do cho mấy trăm tù nhân chính trị, bớt kiểm duyệt báo chí và truyền thông, cho phép đảng đối lập Liên Đoàn Toàn Quốc Vì Dân Chủ hoạt động trở lại, đối thoại và tạo điều kiện dễ dàng cho lãnh tụ đối lập nỗi tiếng Aung San Suu Kyi thuộc Liên Đoàn Toàn Quốc Vì Dân Chủ Miến.
<i>Cải tổ chính trị, ổn định xã hội là mục tiêu ưu tiên trước khi tính đến chuyện phát triển kinh tế</i>, là lời tuyên bố của đương kim tổng thống Miến Điện, ông Thein Sein<br/>
Cũng trong ba tháng qua, chính phủ Miến còn thỏa thuận ngưng bắn với các nhóm kháng chiến người thiểu số, mặt khác đồng ý nói chuyện với những nhóm sắc tộc vũ trang khác từng cầm súng chống lại chế độ quân sự hà khắc suốt nhiều thập niên qua.
Vì đã lựa chọn con đường dân chủ, tương lai của Miến Điện nhất thiết phải dựa căn bản trên hòa bình và ổn định, phải nuôi dưỡng tinh thần đó hầu có được một nền dân chủ toàn diện và thứ đến mới là vấn đề mở mang nền kinh tế.
Vẫn là khẳng định của ông Thein Sein, một thành viên trong chính phủ quân sự đã rút khỏi chính trường, nhường chỗ cho một thể chế dân sự hợp pháp hồi tháng Ba năm ngoái.
Dưới thời chính phủ quân sự Miến trứơc đây công luận quốc tế, đặc biệt các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới, không ngớt lên tiếng cáo buộc Yangoon chà đạp quyền con người, đàn áp và bỏ tù đối lập, hành hạ ngược đãi các sắc tộc thiểu số và bóc lột sức lao động của họ một cách có hệ thống.
<i>Vì đã lựa chọn con đường dân chủ, tương lai của Miến Điện nhất thiết phải dựa căn bản trên hòa bình và ổn định, phải nuôi dưỡng tinh thần đó hầu có được một nền dân chủ toàn diện và thứ đến mới là vấn đề mở mang nền kinh tế. </i> <br/>
Hậu quả là chính sách cấm vận mà Hoa Kỳ áp dụng đối với Yangoon, trong lúc các nước thuộc Liên Hiệp Âu Châu EU đồng loạt tẩy chay bằng cách không cho phép các tướng lãnh Miến Điện nhập nội lãnh thổ của họ.
Như vậy, sau gần một nửa thế kỷ dưới sự cai trị độc đoán của một tập đoàn quân sự, nay với những hành động cùng những cam kết và những ngôn từ như sớm thiết lập một nền dân chủ lành mạnh cho đất nước, chính phủ dân sự Miến đã thực sự lôi kéo sự chú ý và trông đợi của cộng đồng thế giới về một quốc gia vươn
mình lên từ đe dọa kiểm soát tù đày sang một đất nước canh tân, cải tổ chính trị và mở cửa ra bên ngoài để có cơ hội phát triển. Nhiều dấu hiệu rõ rệt cho thấy các quốc gia phương Tây từ từ nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Yangoon.
Khi bà Suu Kyi trở lại chính trường
Nhắc đến tiến trình dân chủ của Miến Điện thì không thể không đề cập đến bà Aung San Suu Kyi của Liên Đoàn Toàn Quốc Đấu Tranh Vì Dân Chủ, được trả tự do tháng Mười Một 2010 sau nhiều năm dài bị quản thúc tại gia bởi chính phủ quân sự Miến.
Chúa Nhật ngày 29 vừa qua, trong chuyến đi vận động đầu tiên đến thành phố Dawei phía Nam cách thành phố Yangoon hơn sáu trăm kilômét, bà Aung San Suu Kyi loan báo quyết định ra ứng cử vào quốc hội Miến, đồng thời kêu gọi sửa đổi bản hiến pháp dự thảo của chính quyền quân sự Miến trước đó.
Rằng có rất nhiều việc phải thực hiện hầu thích nghi với chính sách của chính phủ mà qua đó người dân được hưởng phúc lợi. Gian khổ hoặc khó khăn trước mắt không quan trọng một khi ai nấy cùng biết chấp nhận, biết làm việc chung với nhau và chịu đồng hành cùng nhau.
Bà Aung San Suui Kyi
Lên tiếng trước hàng ngàn người ủng hộ kéo ra chào đón, lãnh tụ đối lập Aung San Suui Kyi nói:
Rằng có rất nhiều việc phải thực hiện hầu thích nghi với chính sách của chính phủ mà qua đó người dân được hưởng phúc lợi. Gian khổ hoặc khó khăn trước mắt không quan trọng một khi ai nấy cùng biết chấp nhận, biết làm việc chung với nhau và chịu đồng hành cùng nhau.
Được biết Liên Đoàn Toàn Quốc Vì Dân Chủ đang nhắm tới bốn mươi tám ghế đại biểu quốc hội. Điều này được ông Myint Kyaw, phụ tá tín cẩn của bà Aung San Suu Kyi, xác nhận:
Đúng là đảng chúng tôi hy vọng thắng tất cả bốn mươi tám ghế đó trong quốc hội. Nếu đắc cử, bà Aung san Suu Kyi cũng như chúng tôi sẽ cố gắng vận động để bãi bỏ luật những bộ luật có tính cách đàn áp hay trấn áp đối lập.
Lên tiếng trước những người ủng hộ ở Dawei, bà Aung San Suu Kyi nhấn mạnh là nếu đi đúng hướng thì toàn dân Miến sẽ có rất nhiều cơ hội và rất nhiều người sẳn sàng nắm bắt những cơ may đó:
Thượng tôn luật pháp là điều vô cùng quan trọng đối với sự an toàn của dân chúng. Chúng tôi hy vọng trả lại quyền đó cho dân bằng nỗ lực làm việc một cách hiệu quả hầu thăng tiến đời sống người dân trong đất nước của chúng ta.
Vẫn theo lời bà Suu Kyi, nhân dân Miến sẽ mang dân chủ trở lại cho xứ sở, sẽ làm việc không ngừng để phát triển bằng người, sẽ biến Miến Điện thành một quốc gia biết tôn trọng luật pháp để phục vụ quyền lợi chính đáng của người dân.
Hôm thứ Năm, bản tin Reuters tường thuật quang cảnh bà Suu Kyi được đón chào đến Dawei và đưa tiễn khỏi Dawei như một ngôi sao bởi hàng chục ngàn người ngưỡng mộ.
Thượng tôn luật pháp là điều vô cùng quan trọng đối với sự an toàn của dân chúng. Chúng tôi hy vọng trả lại quyền đó cho dân bằng nỗ lực làm việc một cách hiệu quả hầu thăng tiến đời sống người dân trong đất nước của chúng ta.
Bà Aung San Suui Kyi
Khi chiếc phi cơ lên cao và rời khỏi vùng trời Dawei, trong một cử chỉ bất ngờ, bà Suu Kyi đứng lên, tiến đến hàng ghế có ba vị sư đang ngồi, quì xuống và cuối đầu trong một dáng vẻ hết sức khiêm nhu kính cẩn. Hình
ảnh này thật tương phản với một Aung San Suu Kyi trước đó một tiếng đã cam kết tạo sự thay đổi cho Miến Điện nhất là trong lãnh vực hiến pháp với các bộ Luật có tính cách đàn áp và bạo động.
Một nhà ngoại giao Tây Phương cùng đi trên máy bay, mục kích thái độ khiêm cung của nhà tranh đấu dân chủ Miến Điện nổi tiếng kiên cường này, đã phải thốt lên rằng đây là một thời khắc tuyệt đẹp.
Bên cạnh những quyết định được coi là quả cảm và đúng hướng của tổng thống Thein Sein được thế giới ca ngợi, bà Aumg San Suu Kyi vẫn là biểu tượng của hoà bình, hy vọng và đổi mới cho người dân cũng như đất nước Miến Điện trong tương lai.
Tại một cuộc họp báo mới đây ở Tokyo, bày tỏ quan điểm về một đất nước Miến Điện đang thay da đổi thịt, ông Surin Pitsuawan, tổng thư ký Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á ASEAN mà Miến Điện là một nước thành viên, khẳng định Miến Điện có thể tìm hậu thuẩn nơi ASEAN noí riêng và thế giới nói chung song tiên quyết vẫn là phải tự điều chỉnh tự thay đổi từ bên trong và trên tất cả mọi phương diện kể cả chính trị luật pháp, luật đầu tư nước ngoài, hệ thống sản xuất.
Trước đó, tổng thống Thein Sein từng cam kết Miến Điện sẽ cải tổ ngoại hối, sửa đổi luật đầu tư, tạo thuận lợi và giảm thuế cho đầu tư nước ngoài cũng như giảm thuế trong nước hầu thúc đẩy lãnh vực xuất khẩu.
Những biến chuyển đầy ý nghĩa của Miến đang là tấm gương mà những người tranh đấu cho dân chủ nhân quyền Việt Nam dùng để soi rọi vào tình hình đất nước. Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu chính quyền biết lắng nghe dân thì không điều gì là không thể thực hiện.
Theo dòng thời sự:
- Miến Điện cam kết dân chủ hóa đất nước
- Liên Hiệp Quốc thẩm định tình hình Miến Điện.
- Lãnh tụ Suu Kyi kêu gọi thay đổi hiến pháp
- Giới đầu tư chuẩn bị vào Miến Điện
- Các nhà tranh đấu Miến ủng hộ Bà Suu Kyi ra tranh cử
- Miến Điện cần đổi mới thêm: Nghị sỹ Mỹ
- Philippines kêu gọi bãi bỏ cấm vận Miến Điện
- Miến Điện vững tiến
- Ngoại trưởng Pháp hội đàm giới lãnh đạo Miến
- Tù chính trị Miến Điện được trả tự do cam kết tiếp tục tranh đấu