«Tôi là một ký giả ở một đất nước hoàn toàn có tự do báo chí, tôi rất ngạc nhiên và có ấn tượng sâu sắc về những hiểm nguy trong nghề làm báo ở Việt Nam.»
Đó là cảm tưởng của cô Maartje Duin, một ký giả người Hà Lan sau khi gặp gỡ một số bloggers tại Việt Nam. Thông tín viên Tường An tường thuật lại kinh nghiệm của ký giả Hà Lan này sau cuộc gặp gỡ với một số bloggers tại Việt Nam.
Bị săn đuổi...
Cô Maartje Duin là một ký giả tự do người Hà lan, cô cộng tác với nhiều tờ báo và radio nổi tiếng ở Hà Lan như Vlokskrant, NRC Handelsblas, Vrij Nederladn, De Pers, VPR radio, Hollanđoc radio……. Báo chí Hà Lan nói nhiều về sự kiểm duyệt ở Trung Quốc, nhưng rất ít thông tin về Việt Nam.
Cô muốn biết về những bloggers bị ngồi tù bởi những bài viết của mình. Nhưng cô chưa hề có liên hệ với các bloogers Việt Nam ngoài những tin tức cô đọc được trên mạng. Sau nhiều cố gắng, cuối cùng cô đã được Hội Văn Bút Quốc Tế cung cấp cho cô những thông tin về một số bloggers mà cô có thể gặp :
«Tôi đã viết cho rất nhiều tổ chức như Tổ chức Bảo Vệ Nhân Quyền (Human Right Wacht) , Đài Á Châu Tự Do, Việt Nam và các phóng viên đã viết về đề tài này, nhưng hầu như không có sự hồi đáp nào mà chỉ có trả lời từ Hội Văn Bút Quốc Tế (PEN) mà tôi là thành viên. Qua đó tôi liên lạc được với một nhà thơ cũng đã tị nạn ở Thuỵ Sĩ. Và người này đã cho biết tôi nên gặp ai ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn ."
Tháng hai, năm 2013, cô lên đường. Tất cả được thu xếp rất chu đáo và gần như là bí mật, cô chỉ nhận được địa chỉ của blogger 1 ngày trước khi gặp họ.
«Chỉ 1 ngày trước khi tôi gặp những bloggers này, tôi mới nhận được địa chỉ của họ. Mọi việc được chuẩn bị rất cẩn thận. Tuy nhiên, điều khó cho tôi là tôi không được tự chọn người mà mình muốn gặp. Sau đó, tôi có làm quen được 1 người trên face book tên Trịnh Kim Tiến ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cuối cùng tôi không gặp được cô này. Quả thật, rất khó khăn để có được sự liên lạc với họ.»
<br/>Nói chung, tôi luôn luôn bị theo dõi. Đây là lần đầu tiên tôi có kinh nghiệm với một hệ thống mật vụ.<br/>-Cô Maartje Duin <br/>
Cuộc gặp gỡ bắt đầu ở Hà Nội, tại đây cô đã gặp Luật sư Nguyễn văn Đài, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, blogger Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Lân Thắng, Linh Mục Phan văn Lợi, Nguyễn Thanh Thuỵ (con trai của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa). Một thế giới khác mở ra trước mắt cô khi nói chuyện với những nhà bất đồng chính kiến này. Cô không thể tưởng tượng được những nguy hiểm đã đến với những họ khi dám nói lên quan điểm của mình. Ấn tượng của cô về cuộc gặp gỡ với những con người đầy can đảm này là sự ngạc nhiên và lòng khâm phục. Với nhiều xúc động cô nói qua tiếng thở dài :
«Đó là một thế giới khác, thế giới của những người bất đồng chính kiến ( chắc lưỡi…thở dài….) Mình phải rất cẩn thận, có nhiều nguy hiểm. Tôi rất ngạc nhiên về điều đó. Nguyễn văn Đài nói với tôi anh ta thường đi uống cà-phê với công an và anh ta nói cho họ biết tại sao anh ta đấu tranh cho Dân chủ, họ biết anh ta có lý, nhưng họ sợ mất việc. Điều đó gây cho tôi nhiều ấn tượng về sự can đảm và quyết tâm của những nhà đấu tranh Dân chủ. Họ tự chọn lấy cho họ hướng đi đó, họ không sợ nữa, họ viết dưới tên thật của họ. Họ nói lên sự thật qua internet, qua các cuộc nói chuyện với tôi, họ chấp nhận nguy hiểm và sẵn sàng vào tù cho lý tưởng của họ. Đó là những cuộc gặp gỡ đầy cảm xúc và nó đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc về sự can đảm của họ.»
... và theo dõi
Lúc đầu cô định viết về một thành phố ồn ào, về tình trạng các thanh niên nam nữ sống độc thân ở Việt Nam nhưng cuối cùng cô đã viết về các bloggers, cô nghĩ rằng đó cũng chỉ là một đề tài bình thường, nhưng cô không ngờ đó lại là 1 vấn đề nhạy cảm ở đây. Từ Huế đến Hội An, trong vòng 24 giờ cô đã bị 8 nhân viên an ninh theo dõi, không kể người chỉ điểm là người lái xe ôm dẫn đường của cô. Cô kể lại cuộc gặp gỡ với Linh Mục Phan văn Lợi ở Huế ngày 25 tháng 2 năm 2013 như sau:
«Sau khi từ giã Hà nội, tôi vào Huế gặp Linh Mục Phan văn Lợi, đó là một người rất nhiệt tình, tôi có một cuộc nói chuyện kéo dài 2 tiếng rất thú vị với ông. Nhưng khi tôi ra ngoài thì có 1 người hướng máy quay phim về phía tôi, tôi chạy xe đạp 1 khoảng nữa thì có 1 máy quay phim khác cũng hướng về tôi, cách vài con đường nữa lại cũng một máy quay phim chỉa về tôi và họ cố tình để tôi hiểu rằng «chúng tôi đã thấy bà». Khi tôi trả xe đạp thì có một người kéo ghế ngồi gần tôi, và khi tôi trở về khách sạn thì có người gõ cửa tôi nói rằng họ cần hộ chiếu của tôi để kiểm tra giấy tờ. Rõ ràng là tôi đã bị theo dõi.»
Cuộc săn đuổi tiếp tục khi cô rời Huế vào Hội An :
«Hôm sau tôi lên đường đi Hội An, tôi rời khách sạn lúc 7 giờ sáng, nghĩ rằng đi sớm thì sẽ không bị theo dõi, nhưng tôi đã lầm, khi tôi ra khỏi khách sạn thì đã có 1 người ngồi trên xe máy theo sau tôi. Khi người lái xe ôm và tôi đi từ Huế vào Hội An thì chúng tôi bị theo dõi liên tục bởi 2 công an chìm.
Tôi không nói cho người lái xe ôm biết là tôi bị theo dõi và ông ta cũng làm như là đang dẫn đường cho tôi như 1 khách du lịch bình thường, nhưng tôi biết là ông ta thỉnh thoảng lại bị một người đàn bà gọi điện thoại hỏi là chúng tôi đang ở đâu và ông ta cho bà này nói tên địa điểm mà chúng tôi đang có mặt. Lúc nào 2 người công an chìm mất dấu chúng tôi là bà ta lại gọi.
Ở Ngũ Hành Sơn, tôi vào tham quan như du khách, nhưng cũng có một người đàn bà theo dõi tôi. Nói chung, tôi luôn luôn bị theo dõi. Đây là lần đầu tiên tôi có kinh nghiệm với một hệ thống mật vụ.»
Tiếp xúc với một nhà báo ngoại quốc đã chấp nhận nguy hiểm để gặp mình, điều đó đã để lại trong Linh Mục Phan văn Lợi sự xúc động và niềm khâm phục. Ông nói:
«Tôi thấy cô ta rất chuyên ngiệp, cũng như cô ta đã nắm được ít nhiều vấn đề về cuộc đấu tranh ở Việt Nam. Cuộc nói chuyện của chúng tôi rất là thú vị. Chúng tôi nói chuyện bằng tiếng Pháp.Tôi đã nói với cô rằng. Tôi đã nói với cô rằng cô đã can đảm mà tới đây mặc dù cô đã biết rằng tôi đang trong tình trạng bị quản chế. Điều đó làm cho tôi cảm động và đầy khâm phục.
<br/>Khi tôi trả xe đạp thì có một người kéo ghế ngồi gần tôi, và khi tôi trở về khách sạn thì có người gõ cửa tôi nói rằng họ cần hộ chiếu của tôi để kiểm tra giấy tờ. Rõ ràng là tôi đã bị theo dõi.»<br/>-Cô Maartje Duin
Đó là tác phong của con người dám vào nơi nguy hiểm để tìm hiểu sự thật. Những ký giả có lương tâm nghề nghiệp lúc nào cũng sẵn sàng đương đầu với nguy hiểm. Cõ lẽ lần tới Việt Nam trong chế độ kiềm kẹp này, hẳn đã gây cho cô nhiều ấn tượng và sự xuất hiện của cô cũng đã gây ấn tượng trong tôi.»
Nhưng sau 24 tiếng đồng hồ bị săn đuổi, cô cảm thấy ngộp thở và quyết định rời khỏi Việt Nam sau 2 tuần mặc dù chuyến đi được dự trù 1 tháng và cô rất muốn vào Sài Gòn để gặp blogger Trịnh Kim Tiến.
Rời Việt Nam cô đã phải huỷ hết tất cả những đoạn băng ghi âm những cuộc nói chuyện với các bloggers. Tuy chán nản bởi những cuộc theo dõi, cô Maartje vẫn mong một ngày trở lại để gặp gỡ những bloggers này:
«Tôi muốn trở lại Việt Nam, nhưng rất tiếc, tôi nghĩ là rất khó có thể được. Qua những bài viết và hình ảnh của tôi với các bloggers được phổ biến trên mạng thì nếu bên công an mật vụ không nhận ra tôi khi tôi trở lại Việt Nam thì chắc có lẽ họ mù. Tôi nghĩ rằng phải đợi vài năm nữa và nếu được trở lại chắc chắn rằng tôi sẽ rất muốn biết về tình trạng của các bloggers mà tôi đã gặp trong chuyến đi vừa rồi để tiếp tục viết về họ ».
Tuy chưa được trở lại Việt Nam để thực hiện mong ước đó, nhưng đã có một bất ngờ thú vị đang chờ đợi ký giả Maartje Duin trên chính quê hương của cô để thực hiện phần nào giấc mơ của mình.