Thiết thực cho dân
Nội dung các chương trình nhằm tạo điều kiện cho người dân phản ảnh những "vần đề nóng", mà họ thường xuyên quan tâm.
Theo dự kiến chương trình "Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời" sẽ được phát sóng từ 5 phút đến 7 phút trên Cổng Thông tin điện tử của chánh phủ và chương trình thời sự của đài Truyền hình Việt Nam vào đầu tháng tới.
Nội dung chương trình này được Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng chánh phủ Vũ Đức Đam cho biết, mỗi tuần sẽ có một Bộ trưởng trả lời các câu hỏi của người dân. Trong những chương trình đầu tiên, việc trực tiếp truyền hình có thể sẽ chưa thực hiện được, kịp thời.
Chánh phủ đã chỉ thị các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ phối hợp chặt chẽ với đài Truyền hình Việt Nam và Cổng Thông tin điện tử, để phổ biến những vấn đề thuộc trách nhiệm điều hành, quản lý các bộ ngành, mà nhân dân cả nước quan tâm.
Đối với người dân, họ có suy nghĩ gì về thông tin “các bộ trưởng sẽ trả lời dân hàng tuần” này? cô Ngọc, một nhân viên ngành dệt may ở Saigon, người thường theo dõi những cuộc chất vấn trực tuyến trước đây, tin rằng đây là một điều tích cực:
“Lâu lâu khi thay đổi một bộ trưởng hết nhiệm kỳ thì cũng họp đại biểu, lấy ý kiến của dân, khi chất vấn mấy bộ trưởng, thì những tình hình tốt phải phát huy, những gì tồn tại cần khắc phục cho thông. Nói về đường hướng thì có tiến triển tốt, nhưng vì các ông bộ trưởng chưa hết nhiệm kỳ, nên mình chưa biết được chính sách được thực hiện như thế nào, nhưng cũng tốt hơn mấy năm về trước.”
Theo Cô Ngọc thì một trong những tồn tại gây nhiều phiền hà cho cuộc sống người dân Saigon, mà chính quyền mãi vẫn chưa giải quyết được là:
Trước đây, những chương trình hứa giải quyết cho dân oan làm cho họ hoang mang, nhưng bây giờ với chương trình mới này, em rất hy vọng, vì được các bộ trưởng quan tâm và sớm giải quyết.
Bà Hoàng, ĐBSCL
“Đường phố bây giờ ngập nhiều lắm, chuyện này đang bị dân chất vấn rất nhiều, mấy ông chắc đang tìm phương hướng giải quyết, cái đó tồn tại lâu nay mà chưa khắc phục được.”
Về việc người dân có thể gởi các câu hỏi tham gia chương trình qua địa chỉ email, cô góp ý:
“Bây giờ, tin học, công nghệ thông tin ngày càng phát triển nhiều, người dân có thể gởi email thì đến thẳng các bộ trưởng rồi, rồi họ sẽ xem từng vụ để trả lời cho mình.”
Một dân oan, bà Hoàng, từ vùng đồng bằng sông Cửu Long cùng bà con, xóm làng từ khắp mọi miền kéo về trụ sở khiếu kiện, tiếp dân, quanh năm, mong sao các bộ trưởng lắng nghe nguyện vọng và sớm giải quyết nỗi oan khiên, bất công chồng chất:
“Trước đây, những chương trình hứa giải quyết cho dân oan làm cho họ hoang mang, nhưng bây giờ với chương trình mới này, em rất hy vọng, vì được các bộ trưởng quan tâm và sớm giải quyết. Hiện nay, dân tình ở sáu mươi mấy tỉnh thành mà kéo tới ngồi ở văn phòng 210 Võ Thị Sáu, cứ lên rồi lại về thì tình hình đất nước như vậy, làm sao dân giàu, nước mạnh được. Mong sao vấn đề này sớm được giải quyết tốt cho dân dễ dàng làm ăn, làm sao chánh phủ có uy tín đối với quốc tế, phải không?”
Dân hoài nghi
Tuy nhiên không phải ai cũng kỳ vọng một chương trình có lợi ích thiết thực cho người dân mà ngược lại theo những gì từng xảy ra, nhiều dự án đầu voi đuôi chuột đã lập đi lập lại thường xuyên trong xã hội khiến người dân không còn tha thiết lắm đến những kế hoạch hay chương trình mà nhà nước đưa ra. Một doanh gia, bà Đính, cho rằng chương trình truyền hình “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời” nặng về hình thức, mà hiệu quả có lẽ chẳng đi tới đâu:
“Gieo vào lòng dân một niềm hy vọng vậy thôi, chứ ý kiến của dân dù được nêu lên và được bộ trưởng trả lời, thì những quyết định của nhà nước cũng sẽ không thay đổi, không trực tiếp phản ảnh ý muốn của dân.”
Theo bà Đính thì nên hiểu chữ “dân” ở đây là ai, vì nó sẽ không bao gồm quảng đại quần chúng, nhất là những người cô thế, những người làm ăn lam lũ:
“Trên lý thuyết thì dân chúng đều có đại biểu để đạo đạt ý kiến của họ, trên thực tế người dân chân lấm tay bùn thì khó có thể đưa ý kiến của mình tới tay những người lãnh đạo, mà dù có đến tay lãnh đạo thì chưa chắc họ đã suy xét cho tận tường, để mà thực hiện những gì người dân mong muốn.”
Ông Cường, một nghệ sĩ ở Cần Thơ là người thường xuyên theo dõi tin tức, thời sự trên các báo mạng thì hoài nghi về chương trình “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời”, vì lãnh đạo hứa hẹn nhiều nhưng làm không đúng hoặc sai pháp luật:
“Bây giờ có những cổng thông tin trực tuyến hàng tuần, các bộ trưởng trả lời với người dân, thực chất thì tuy mấy ông ấy có trả lời nhưng rất đơn giản, đó là dựa vào luật pháp của nhà nước để làm việc thì cũng như không, những cái đã có sẵn thì cứ theo đó mà làm. Trả lời là một chuyện, mà hành động là chuyện khác, nó không đi đôi, phát biểu thì nhiều lắm, nhưng xét về thực chất thì không có được kết quả.”
VNExpress nói, người dân có thể gởi câu hỏi tham gia chương trình “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời” qua email vì hiện nay hàng triệu gia đình ViệtNam đã rất quen thuộc với Internet, tuy nhiên đối với những nơi xa xôi hẻo lánh, vùng nông thôn, rất khó tiếp cận với Internet, không quen sử dụng email thì sao, cô Ngọc, từng đi thăm vùng thôn quê, nơi hẻo lánh, cho biết trở ngại đó ngày nay đã được giải tỏa:
Trả lời là một chuyện, mà hành động là chuyện khác, nó không đi đôi, phát biểu thì nhiều lắm, nhưng xét về thực chất thì không có được kết quả.
Ông Cường, Cần Thơ
“Ở vùng sâu, vùng xa, bây giờ nông dân có thành lập từng hội, chứ không còn đơn lẻ, vì dụ trường hợp của xã Trần văn Thời, các nhóm nông dân được gom lại, rồi họ được hướng dẫn cách đặt ra web site hay email, để liên lạc với cơ quan phát triển nông nghiệp, rồi tiếng nói đó sẽ đi lên tỉnh thành, chuyển đến các báo điện tử. Ở đồng ruộng người ta chưa biết sử dụng công nghệ thông tin đó, nhưng trong hội sẽ có một, hai người giỏi về công nghệ thông tin, thay mặt người dân để có tiếng nói chung.”
Chương trình đặt câu hỏi với các bộ trưởng tuy chưa chính thức xuất hiện nhưng dư luận trong cộng đồng không mấy ai quan tâm. Có lẽ những thất bại trong quá khứ đã khiến lòng tin của dân chúng không đủ lớn để tin rằng chương trình này sẽ làm cho đời sống chính trị của họ sẽ có ý nghĩa hơn.
[ Video: Bản tin video sáng 13-03-2012 Opens in new window ]