Viện Hợp tác hòa bình Campuchia (CICP) cùng Quỹ Nghệ thuât và Văn hóa Nhật Bản (IFAC) tổ chức Hội nghị khu vực hai ngày 19-20/9 tại Phnom Penh nhằm trao đổi ý kiến cách thức hợp tác an ninh và con đường dẫn tới việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
ASEAN cần đoàn kết
Hội nghị khu vực chủ đề “Những thành tựu, thách thức và định hướng tương lai của ASEAN và biển Đông” với các diễn giả đến từ các nước Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc, Australia và Nhật Bản đều kêu gọi các nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc cần có lập trường cứng rắn trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh tại khu vực biển Đông trước khi hoàn tất COC.
Tiến sĩ Ji Ling, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Á thuộc Học viện Ngoại giao Trung Quốc cho biết con đường tới COC là các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc cần thiết lập sự tin cậy, hướng tới hợp tác an ninh đáng kể giữa ASEAN và Trung Quốc.
Tiến sĩ Ji Ling giải thích lý do cần hợp tác an ninh là do các nước thành viên ASEAN bắt đầu tạo ra vòng xoáy của sự sợ hại, không tin tưởng lẫn nhau. Do đó, để giữ gìn hòa bình, ổn định khu vực, các nước cần nghiên cứu thêm những lợi ích khu vực, tham gia đàm phán nhiều hơn.
Vấn đề Trung Quốc và ASEAN liên quan đến vấn đề biển Đông là vấn đề bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh ở khu vực. <br/> -Ô. Lê Lương Minh
Bà phát biểu: "Chúng ta cần góp phần ngăn chặn đối đầu quân sự do tranh chấp về tuyên bố chủ quyền. Cần đạt được an ninh kinh tế liên quan đến các nguồn lực tàu ngầm. Đồng thời, chúng ta cần ứng phó với khủng bố, cướp biển, bảo vệ môi trường biển, tự do hàng hải và vấn đề phi truyền thống khác. Sự khôn ngoan của hợp tác là giá trị hội tụ về an ninh."
Còn Giáo sư Carlyle A. Thayer, Giáo sư danh dự thuộc Học viện Quốc phòng Australia ở Canberra cho biết con đường tiến về phía trước cho sự kết hợp vì một Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông vào Cộng đồng chính trị an ninh của ASEAN, nhiều khả năng các cuộc đàm phán và thảo luận sẽ kéo dài hơn so với kỳ vọng của các nước ASEAN.
Các nước cần thảo luận từng bước, không tập trận nhiều tại khu vực, tăng cường đàm phán và chia sẻ thông tin nhiều hơn.
Theo Giáo sư, môi trường an ninh khu vực Đông Nam Á được chồng lên bởi ba mô hình cạnh tranh của hợp tác an ninh bao gồm liên minh Mỹ và mạng lưới an ninh; khuôn khổ độc quyền an ninh khu vực Đông Á của Trung Quốc và hợp tác an ninh ASEAN.
Giáo sư nói rằng ASEAN tốt nhất thương lượng một Bộ quy tắc ứng xử với Trung Quốc bằng cách chia tham vấn về DOC và COC thành hai phần đàm phán riêng biệt ở cấp quan chức cao cấp. Để đạt được kết quả khả quan cho các cuộc đàm phán ASEAN cần xây dựng dự thảo COC riêng của mình song song với các cuộc thảo luận với Trung Quốc.
Giáo sư Carlyle A. Thayer nói:"Việc ASEAN cố gắng xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông với Trung Quốc sẽ giúp giảm căng thẳng xung đột, đồng thời thể hiện sự đoàn kết, hợp tác an ninh. Kết quả của COC sẽ giải quyết được vấn đề với Trung Quốc và hợp tác cùng hưởng được nhiều lợi ích từ phía Trung Quốc. Khi nào ASEAN đoàn kết, không chia rẽ và thống nhất thì rất dễ dàng giải quyết vấn đề với Trung Quốc."
Trong nhiều năm nay, Trung Quốc hầu như tự cho mình có chủ quyền trên toàn bộ tại khu vực biển Đông khiến tình hình ngày càng phức tạp, đe dọa hòa bình và ổn định của khu vực.
Tháng 11/2002, các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông-DOC tại thủ đô Phnom Penh. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề biển Đông và được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc về vấn đề biển Đông mặc dù không có tính ràng buộc.
Các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei có liên quan trực tiếp tranh chấp ở biển Đông đều mong muốn sớm có COC nhằm ngăn chặn những va chạm trong đánh bắt hải sản, lưu thông và khai thác dầu khí khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đến 80% diện tích biển.
Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh trả lời phóng viên Quốc Việt rằng Hội nghị này đưa ra những ý tưởng mới và đánh giá những lựa chọn khác nhau để giải quyết các tranh chấp, nhất là giải quyết tranh chấp ở biển Đông nhằm giải quyết căng thẳng, đảm bảo hòa bình và ổn định cho khu vực.
Ông Lê Lương Minh cho biết thêm: "Các nước ASEAN và Trung Quốc lần đầu tiên tiến hành tham vấn chính thức về COC và quá trình này sẽ tiếp tục."
Quốc Việt: Hội nghị này sẽ đóng góp gì vào tranh luận trong vấn đề biển Đông?
Lê Lương Minh: Hiện nay, ASEAN và Trung Quốc tiến hành tham vấn chính thức về COC. Trong Bộ quy tắc ứng xử này có liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật cần sự đóng góp của các chuyên gia. Kết quả của những Hội nghị rất quan trọng trong việc đóng góp ý kiến để giải quyết những vấn đề kỹ thuật. Là cơ sở tốt để quan chức tham khảo trong quá trình tham vấn về COC.
Vấn đề Trung Quốc và ASEAN liên quan đến vấn đề biển Đông là vấn đề bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh ở khu vực. Còn việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền thì việc này cần được giải quyết và có thể giải quyết cho các bên liên quan.”
Trong khi đó, các diễn giả đều đánh giá rằng Hội nghị này sẽ giúp tăng cường hiểu biết của các nước thành viên ASEAN cũng như các nước bên ngoài ASEAN về việc đảm bảo hòa bình, ổn định lâu dài trong khu vực.
Đây là một Hội nghị về biển Đông mà các nước trong khu vực và quốc tế quan tâm và chung tay góp phần giữ hòa bình vì tranh chấp ở biển Đông không chỉ liên quan trực tiếp đến các nước có yêu sách chủ quyền ở biển Đông mà cộng đồng quốc tế đều có lợi ích và ảnh hưởng.