Ý kiến về kêu gọi đóng góp ý kiến tiếp cho sửa đổi hiến pháp

0:00 / 0:00

Chủ tịch quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng, trong phát biểu bế mạc kỳ họp lần thứ 5, quốc hội khóa 13 vào chiều ngày 21 tháng 6 vừa rồi thông báo là sẽ tiếp nhận góp ý về Hiến pháp cho đến ngày 30 tháng 9 năm nay.

Liệu sẽ có đóng góp như đợt vừa qua hay không?

Không lắng nghe

Vào cuối năm ngoài, ông Phan Trung Lý, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật quốc hội, trưởng ban biên tập sửa đổi hiến pháp năm 1992 lên tiếng kêu gọi toàn dân góp ý kiến cho lần sửa đổi hiến pháp kéo dài từ đầu tháng giêng cho đến ngày cuối tháng 3. Ông nhấn mạnh rằng trong lần góp ý này sẽ không có ‘vùng cấm nào’ cả.

Ngay sau khi có lời kêu gọi như thế, một nhóm 72 nhân sĩ trí thức của Việt Nam đã đưa ra một kiến nghị góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp mà nhiều người thường gọi tắt là Kiến nghị 72.

Sau đó một nhóm gồm 15 vị đại diện của 72 nhân sĩ trí thức vào ngày 4 tháng 2 đã đến tại nơi được gọi là Địa điểm tiếp nhận ý kiến của nhân dân góp ý cho dự thảo sửa đổi hiến pháp tại Văn phòng Quốc hội để trao bản kiến nghị đã được soạn thảo. Bản kiến nghị 7 điểm được giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học- Xã hội Việt Nam cho là được soạn thảo một cách công phu và đầy tâm huyết:

Ông TBT Nguyễn Phú Trọng, rồi CTQH Nguyễn Sinh Hùng có những phát biểu công khai cho rằng việc đòi hỏi đa nguyên-đa đảng, tam quyền phân lập như thế là biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng… Truyền thông chính thống của Nhà nước cũng được huy động để làm suy yếu nhóm 72 nhân sĩ trí thức.

Chuyện góp ý xây dựng Hiến pháp, chúng tôi trong Kiến nghị 72 cũng dày công lắm. Chúng tôi phải soạn đi, soạn lại để đề ra 7 điểm sửa đổi. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề ra một Hiến pháp mà theo quan niện của chúng tôi dựa vào thành tựu của nền văn minh mà loài người đã đạt được về mặt pháp luật để soạn ra bản mang tính chất tham khảo. Như vậy việc làm của chúng tôi rất thành tâm, rất nghiêm túc.

Các nhân sĩ trí thức trình bày bản kiến nghị 72 về sửa đổi hiến pháp sáng 04/2/2013 tại Hà Nội. Files photos
Các nhân sĩ trí thức trình bày bản kiến nghị 72 về sửa đổi hiến pháp sáng 04/2/2013 tại Hà Nội. Files photos (Files photos)

Tiếp theo đó là những thư góp ý của một số lãnh đạo tinh thần tôn giáo như của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Rồi Tuyên bố của những công dân tự do đòi hỏi phải có một hiến pháp đúng nghĩa, trong đó không còn sự độc tôn của đảng cộng sản, tam quyền phải phân lập và người dân phải được quyền phúc quyết hiến pháp.

Không chỉ các tổ chức mà ngay cả một số cá nhân cũng có thư ngỏ gửi đến các đại biểu quốc hội như của nhà giáo tự do Nguyễn Hữu Hoàn ở thành phố Hồ Chí Minh.

Những đóng góp được cho là mạnh mẽ, triệt để và tâm huyết như thế làm cho những người quan tâm khá nức lòng. Tuy nhiên, chính những vị lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng như ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, rồi chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có những phát biểu công khai cho rằng việc đòi hỏi đa nguyên- đa đảng, tam quyền phân lập như thế là biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng… Truyền thông chính thống của Nhà nước cũng được huy động để làm suy yếu nhóm 72 nhân sĩ trí thức. Và rồi tại kỳ họp quốc hội khóa 5 kéo dài từ ngày 20 tháng 5 đến 21 tháng 6, Ban biên tập đã trình quốc hội một bản dự thảo hiến pháp sửa đổi mà nhiều người cho là không có gì mới; thậm chí còn có những điểm thụt lùi.

Tiến sĩ Hoàng Dũng, thuộc Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, hồi ngày 7 tháng 6 sau khi có bản dự thảo trình quốc hội nói về bản dự thảo đó như nhau:

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng việc đòi hỏi đa nguyên- đa đảng, tam quyền phân lập như thế là biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng…
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng việc đòi hỏi đa nguyên- đa đảng, tam quyền phân lập như thế là biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng… (Screen cap/VTV1)

Có thể nói dự thảo trình cho quốc hội ‘lạ lùng’. Có những người trong ban dự thảo như ông Trần Du Lịch nói công khai không biết chuyện đó. Ngày hôm qua tôi gặp nhà văn Nguyên Ngọc cũng nói với tôi là ông Dương Trung Quốc la lên không biết chuyện đó. Cả hai ông Trần Du Lịch và Dương Trung Quốc đều là thành viên Ban Dự thảo; vậy bản dự thảo đó ai quyết định? Họ làm việc theo nguyên tắc nào mà thành viên trong Ban dự thảo lại không biết?

Tôi biết trước rằng người ta khó có thể chấp nhận một điểm nào trong 7 điểm đó chứ chưa nói cả 7 điểm. Nhưng tại sao chúng tôi làm? Chúng tôi làm vì đây là biểu thị thái độ và muốn đóng góp trí tuệ, tâm huyết của người trí thức đối với vận mệnh của đất nước

giáo sư Tương Lai

Trách nhiệm góp ý

Diễn tiến đó đúng như nhận định của giáo sư Tương Lai. Ông nhắc lại những vị nhân sĩ trí thức đưa ra bản kiến nghị vì ý thức được trách nhiệm của người trí thức đối với đất nước như câu nói tại Việt Nam ‘Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách’; chứ khả năng được lắng nghe trọn vẹn theo ông cũng không cao lắm. Ông nói:

Tôi biết trước rằng người ta khó có thể chấp nhận một điểm nào trong 7 điểm đó chứ chưa nói cả 7 điểm. Nhưng tại sao chúng tôi làm? Chúng tôi làm vì đây là biểu thị thái độ và muốn đóng góp trí tuệ, tâm huyết của người trí thức đối với vận mệnh của đất nước. Và đó là sứ mạng cao nhất của người nếu tự nhận là người có học để có chút ít tri thức để đóng góp cho đất nước. Chúng tôi là rất nghiêm túc, và không ảo tưởng chút nào; nên chúng tôi không mấy ngạc nhiên khi bị từ chối thẳng thừng.

Hệ quả

Tuy vậy vào ngày 3 tháng 7, nhóm các nhân sị trí thức cùng ký tên trong Kiến nghị 72 và những vị khác có thư góp ý tiếp về hiến pháp và luật đất đai. Trong thư mới này những vị nhân sĩ trí thức đưa ra hai điểm chính: thứ nhất là hiến pháp cần phải được toàn dân phúc quyết; thứ hai trong hiến pháp mới vấn đề đất đai cần phải được qui định sở hửu đa thành phần.

Theo góp ý mới không nên vội vàng trong việc sửa đổi hiến pháp mới qua qui định hạn cuối như từng đưa ra lâu nay mà phải làm khi có mọi sự chuẩn bị sẵn sàng.

Phía những người dân thì lại có ý kiến quốc hội chẳng nghe trong đợt góp ý vừa qua thì nay góp ý thêm cũng chẳng được gì.

Một người dân từng có thư ngỏ gửi cho các đại biểu quốc hội trước kỳ họp thứ 5 vừa rồi, ông Nguyễn Hữu Hoàn, sau khi quốc hội kết thúc khóa họp tỏ ra chán nản vì những lời góp ý chân thành cho tình hình đất nước không được mảy may quan tâm:

Chán rồi chẳng muốn góp ý gì; các ông muốn làm sao thì làm chứ. Bây giờ quyền trong tay 'các ông' ấy; đảng lãnh đạo nên muốn làm gì thì làm; tôi cũng chẳng quan tâm nữa. Nói chẳng được gì, nói như đấm bị bông

ông Nguyễn Hữu Hoàn

Chán rồi chẳng muốn góp ý gì; các ông muốn làm sao thì làm chứ. Bây giờ quyền trong tay ‘các ông’ ấy; đảng lãnh đạo nên muốn làm gì thì làm; tôi cũng chẳng quan tâm nữa. Nói chẳng được gì, nói như đấm bị bông.

Ngoài thái độ chán nản, mặc kệ như thế, theo giáo sư Tương Lai hiện đã manh nha ‘sự nổi giận’ của người dân khi những quyền lợi căn bản của họ bị tước đoạt một cách bất công, nhất là đất đai. Ông cho biết:

Sắp tới đây khi mà Quốc hội thông qua Hiến pháp, tôi đang sợ có một điểm nữa là Luật đất đai mà vừa rồi trước áp lực của công luận; nhất là nguyện vọng của người nông dân- những ‘bàn chân nổi giận’ của người nông dân đã xuống đường khiếu kiện và nhiều nơi người ta biểu tỏ một thái độ rất quyết liệt không nhân nhượng trong chuyện để người ra cướp đất để dành vào những qui hoạch nào đó, mà theo người ta dành ưu tiên cho một số người nào đó đang có quyền và đang có lợi ích.

Những bàn chân nổi giận đó khiến cho quốc hội vừa rồi không thông qua Luật Đất đai; nhưng nếu không có tiếng nói mạnh mẽ, người ta sẽ nhập nhằng thông qua vào dịp thông qua Hiến pháp.

Giáo sư Tương Lai cho rằng nếu tỏ ra thất vọng, buông xuôi là một thái độ thụ động, sai trái. Mọi người cần thức tỉnh, và hiểu rằng công cuộc đấu tranh phải lâu dài. Một khi dân trí được nâng cao, tất cả cùng ý thức và đoàn kết lại thì chắc chắn họ sẽ đạt được nguyện vọng đổi thay như mong đợi