Tổng thống Hoa Kỳ công du Châu Á

Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama cùng phu nhân đã rời thủ đô Washington lên đường sang thăm Ấn Độ. Đây là trạm dừng chân đầu tiên của ông trong chuyến đi thăm 4 nước, gồm Ấn, Indonesia, Nam Hàn và Nhật Bản.

Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama và phu nhân chụp ở New York. Ảnh minh họa
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama và phu nhân chụp ở New York. Ảnh minh họa (AFP)

0:00 / 0:00

Trong phòng ghi âm của chúng tôi có anh Nguyễn Khanh, và xin dược hỏi anh về chuyến đi Châu Á lần này của nhà lãnh đạo Mỹ.

Hoa Kỳ muốn khẳng định vai trò ở Châu Á-Thái Bình Dương

Trước hết là các viên chức Nhà Trắng đã nói gì với báo chí về chuyến đi này?

Nguyễn Khanh: chuyến đi này rất quan trọng, đó là nội dung của những buổi tiếp xúc giữa báo chí với các viên chức Hội Đồng An Ninh Quốc Gia ở Nhà Trắng, và ngay chính Tổng Thống Obama trước khi rời Washington cũng nói điều đó.

Quan trọng ở chỗ nào và ở mức độ nào?

Nguyễn Khanh: tuần rồi khi nói chuyện với báo chí, đại diện của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ bảo rằng chuyến đi này nhắm vào mục đích cho thế giới thấy Washington đánh giá cao quan hệ với những nước Châu Á-Thái Bình Dương và khẳng định vai trò của mình ở khu vực, để giúp bảo vệ ổn định cho khu vực này và mở rộng trao đổi kinh tế.

Mặc dù các viên chức Mỹ không nói ra, nhưng ai cũng hiểu là Hoa Kỳ và các nước Châu Á đang phải đối diện với nhiều thử thách đến từ Trung Quốc, do đó, xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với Hoa Kỳ là điều có thể nói là nước nào cũng nghĩ đến và Washington cũng mong thấy điều đó.

Đại diện của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ bảo rằng chuyến đi này nhắm vào mục đích cho thế giới thấy Washington đánh giá cao quan hệ với những nước Châu Á-Thái Bình Dương và khẳng định vai trò của mình ở khu vực, để giúp bảo vệ ổn định cho khu vực này và mở rộng trao đổi kinh tế.

Trạm dừng chân đầu tiên của Tổng Thống Mỹ là Ấn Độ. Người ta trông chờ những gì ở cuộc thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo Ấn Độ và Hoa Kỳ?

Nguyễn Khanh: các viên chức của Nhà Trắng cho biết Tổng Thống Barack Obama quyết định ghé thăm Ấn để một lần nữa, xác định với chính phủ Ấn là ông theo đuổi quan hệ hợp tác chiến lược đã được xây dựng từ vị tiền nhiệm là Tổng Thống George W. Bush. Quan hệ này rất quan trọng vì cũng như Hoa Kỳ, Ấn rất quan tâm đến thế lực mà Trung Quốc đang có ở Châu Á-Thái Bình Dương, nhất là thế lực về chính trị và kinh tế mà Bắc Kinh tạo dựng được với nước láng giềng của Ấn là Pakistan.

Một điểm khác nữa mà tôi tin rằng hai nhà lãnh đạo New Delhi và Washington sẽ bàn đến là tình hình Afghanistan. Sự việc Washington muốn rút khỏi Afghanistan khiến chính phủ Ấn phần nào phải lo âu, vì họ sợ có thể quân Taliban sẽ trở lại nắm quyền hay lung lạc chính quyền Kabul, gây ảnh hưởng bất lợi cho chính an ninh của Ấn Độ. Do đó, điều mà New Delhi cần là lời cam kết của Washington, cam kết sẽ tiếp tục giúp Afghanistan tái thiết và xây dựng dân chủ, không để Taliban cơ hội trở lại.

Cũng như Hoa Kỳ, Ấn rất quan tâm đến thế lực mà Trung Quốc đang có ở Châu Á-Thái Bình Dương, nhất là thế lực về chính trị và kinh tế mà Bắc Kinh tạo dựng được với nước láng giềng của Ấn là Pakistan.

Còn ở Indonesia?

Nguyễn Khanh: có thể xem đây là chuyên về thăm nhà của Tổng Thống Hoa Kỳ, vì lúc còn nhỏ ông Obama đã từng sống ở Indonesia.

Ông Obama cũng dùng chuyến viếng thăm Jakarta vào mục đích mà ông đã đặt ra ngay từ ngày nhậm chức Tổng Thống là xây dựng mối quan hệ hoàn toàn mới với cộng đồng Hồi Giáo thế giới. Indonesia là nước Hồi Giáo đông dân nhất, dân chủ nhất, và cộng tác chặt chẽ với Hoa Kỳ trong kế hoạch bài trừ khủng bố quốc tế.

Còn ở Nhật Bản thì sao?

Nguyễn Khanh: đương nhiên Tổng Thống Hoa Kỳ đến Nhật không phải chỉ để dự Thượng Đỉnh APEC, mà còn nhắm vào những mục tiêu chiến lược khác nữa. Nói như vậy không có nghĩa là tôi không xem trọng vai trò quan trọng của Hoa Kỳ trong tổ chức APEC, đặc biệt là sau khi các quan chức Nhà Trắng bảo rằng APEC là ngõ quan trọng để Washington nối kết với Châu Á-Thái Bình Dương, và việc chính phủ Hoa Kỳ muốn mở rộng bản hiệp ước thương mại đã ký hay sẽ ký với các nước trong khu vực chứng minh rất rõ điều đó.

Bắc Kinh đã lên tiếng nói đây là chuyện giữa họ với Nhật và nên để 2 nước tự giải quyết lấy, nhưng cũng đừng quên là Hoa Kỳ có trách nhiệm phải bảo vệ an ninh cho Nhật Bản.

Tổng Thống Mỹ đến Nhật Bản vào lúc căng thẳng ngoại giao giữa Tokyo và Bắc Kinh đang xảy ra, và cũng nên nhớ là bà Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton từng nói rằng Hoa Kỳ sẵn sàng đứng làm trung gian để giảng hòa.

Bắc Kinh đã lên tiếng nói đây là chuyện giữa họ với Nhật và nên để 2 nước tự giải quyết lấy, nhưng cũng đừng quên là Hoa Kỳ có trách nhiệm phải bảo vệ an ninh cho Nhật Bản. Chắc chắn câu hỏi này sẽ được đặt ra và mọi người đang chờ đợi câu trả lời từ nhà lãnh đạo Mỹ.

Thế còn với Nam Hàn?

Nguyễn Khanh: khi nói tới Nam Hàn, mọi người nghĩ ngay đến chương trình hạt nhân của Bắc Hàn và tình hình an ninh Bán Đảo Triều Tiên. Có thể nói chắc chắn là Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ đưa ra những phát biểu cứng rắn đối với Bắc Hàn.

Ông Obama sang Nam Hàn để dự Thượng Đỉnh G-20, và một trong những điều mà mọi người đang trông chờ là bản hiệp ước thương mại giữa 2 quốc gia sẽ đi đến đâu, có được đưa ra Quốc Hội 2 nước thông qua sau cuộc viếng thăm này hay không.

Xin cám ơn anh Nguyễn Khanh