Vì sao năm nào cũng tồn đọng lúa gạo?

Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu từ 4 tới 5 triệu tấn gạo, nhưng hiện tượng lúa gạo tồn đọng 4 tháng cuối năm ở đồng bằng sông Cửu Long lại khá phổ biến.

0:00 / 0:00

Phải chăng công tác dự báo và cân đối nhu cầu lương thực quá lạc hậu đã dẫn tới tình trạng này.

Cân đối lương thực

Xuất khẩu gạo chủ yếu trông vào vựa lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng cân đối lương thực thì được tính chung tổng sản lượng lúa của cả nước.

Năm 2008, Việt nam xuất khẩu 4 triệu 700 ngàn tấn gạo nhưng lúa hè thu, thu đông tồn đọng khoảng 3 triệu tấn. Năm nay Việt Nam dự kiến xuất khẩu 6 triệu tấn gạo và cũng có khả năng tồn đọng lúa.

Điểm đáng lưu ý là sản lượng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 20 triệu tấn mỗi năm, sự thay đổi những năm gần đây không đáng kể.

Lượng gạo xuất khẩu có những năm tăng bất ngờ như hồi 2005 đạt mức 5 triệu 200 ngàn tấn. Các chuyên gia phân tích rằng mức tăng xuất khẩu 30% so với năm 2004 là đáng ngạc nhiên, trong khi sản lượng lúa hai năm đó tương đương nhau.

Ngoài những yếu tố bên ngoài như nhu cầu thế giới, nhiều người cho rằng khâu dự báo tính toán có vấn đề.

Giới chuyên môn gọi công tác này là cân đối lương thực, cơ quan hữu trách sẽ giải bài toán với nhiều ẩn số và cho đến nay họ vẫn áp dụng cách thức như cách đây 20 năm.

Bây giờ có phân bón thuốc trừ sâu thuốc dưỡng hạt gạo mình nõn nà, chứ đâu phải như hồi xưa giao phó cho trời, trời cho hột gạo bao lớn thì ăn bao lớn… đâu có được.

Một nông dân ĐBSCL<br/>

Sản lượng mùa vụ được dự báo căn cứ theo diện tích gieo trồng, năng suất bình quân, thất thoát trong và sau thu hoạch, phần lúa để lại làm giống, phần lương thực của nhân dân kể cả thực phẩm chế biến, phần dành làm thức ăn chăn nuôi.

Cuối cùng phần lúa dôi dư sẽ được qui gạo dành cho xuất khẩu, từ đó chỉ tiêu xuất khẩu thường niên được ấn định. Gần hai thập niên sau đổi mới 1986, ngày nay những chỉ số để tính toán đã thay đổi rất nhiều, nhưng theo báo chí cơ quan chức năng vẫn áp dụng tư duy cũ.

Thí dụ cách đây 20 năm có công thức 2 lúa 1 gạo, nghĩa là 20kg lúa xay được 10 kg gạo lứt tức gạo nguyên liệu, nhưng hiện nay công thức đó hoàn toàn lạc hậu. Một nông dân đồng bằng sông Cửu Long giải thích cho chúng tôi:

"N ếu mà làm gi ống 2517 thì m ột gi ạ lúa 20kg xay đ ược 16kg g ạo n ếu là lúa t ốt, còn lúa x ấu thì đ ược 15,5kg g ạo. Bây gi ờ có phân bón thu ốc tr ừ sâu thu ốc d ưỡng h ạt g ạo mình nõn nà, ch ứ đâu ph ải nh ư h ồi x ưa giao phó cho tr ời, tr ời cho h ột g ạo bao l ớn thì ăn bao l ớn… đâu có đ ược."

Quá nhiều khiếm khuyết

Việc cân đối lương thực sai ngay từ phần công thức 2 lúa 1 gạo. Việc để lại làm giống cũng không phù hợp, vì ngày nay gieo sạ ít hao hụt hơn trước, chưa kể nông dân mua một phần giống siêu nguyên chủng do các viện lúa, cơ quan nông nghiệp cung cấp. Tỷ lệ dùng lúa thịt để tựươm giống chỉ khoảng 50%.

Ngay cả việc cân đối lương thực để dành cho chăn nuôi cũng không sát thực tế, sau khi Việt Nam mở cửa nhiều đại gia thế giới đã đầu tư các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu đa phần được nhập khẩu.

Người nông dân ngày nay nuôi gà, nuôi heo, nuôi tôm cá nhất nhất sử dụng thức ăn công nghiệp. Có chăng chỉ còn những đàn vịt chạy đồng là không được cho ăn thức ăn công nghiệp mà thôi.

Vấn đề nhu cầu lương thực cho nhân dân, được tính mỗi nhân khẩu 10kg gạo một tháng đối với cư dân thành thị, 15Kg đối với nông dân và cư dân nông thôn. Nếu chúng tôi không lầm, thì khẩu phần lương thực này đã được áp dụng cả nửa thế kỷ nay ở miền Bắc, miền Nam được biết tới định lượng lương thực đầu người sau khi đất nước thống nhất.

Ngày xưa nhà hai người phải nấu gần 2 lon gạo mới đủ ăn một bữa cơm, bây giờ nhiều khi chưa đầy 1 lon đã ăn không hết rồi. Bởi vì trong ngày mình ăn nhiều thứ linh tinh lắm… có nhiều lúa hơn mà ăn ít hơn thì phải thừa.

Ô. Lê Hoàng<br/>

Tuy vậy sự đi lên của nền kinh tế sau những năm đói kém, chính sách phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đã thay đổi thói quen ẩm thực của người Việt Nam đặc biệt là cư dân đô thị. Ông Lê Hoàng, một công chức về hưu ở TP.HCM trải nghiệm nhiều về những thay đổi trong đời sống nhận định về vấn đề này:

"Thành th ị nh ất là t ụi tr ẻ, nó có ăn c ơm đâu, toàn là pizza, nó ăn m ấy cái cu ốn cu ốn… ăn hàng quà nhi ều h ơn là ăn c ơm. Ng ười tiêu th ụ bây gi ờ t ự nhiên thay đ ổi nhi ều, nông thôn ch ắc cũng v ậy. Bây gi ờ ng ười ta vô nhà hàng d ịch v ụ ăn u ống c ạnh tranh, ng ười ta làm ra nhi ều món đ ể thay c ơm l ắm.

C ụ th ể ngày x ưa nhà hai ng ười ph ải n ấu g ần 2 lon g ạo m ới đ ủ ăn m ột b ữa c ơm, bây gi ờ nhi ều khi ch ưa đ ầy 1 lon đã ăn không h ết r ồi. B ởi vì trong ngày mình ăn nhi ều th ứ linh tinh l ắm… có nhi ều lúa h ơn mà ăn ít h ơn thì ph ải th ừa."

Ngoài các dữ kiện vừa kể, vấn đề thất thoát sau thu hoạch được các giới chức phụ trách tính toán cân đối lương thực áp dụng tỷ lệ 10%. Nếu trong thập niên 80, tỷ lệ thất thoát vừa nói là đáng tin cậy, thì ngày nay cần xem xét lại.

Nếu trong thập niên 1980, nông dân miền Nam còn lạ lẫm với các máy cày liên sô cao lênh khênh đổ kềnh khi leo qua bờ ruộng, thì nay họ trở lại với máy cày Mỹ John Deere, máy gặt đập liên hợp Trung Quốc, máy gặt xếp dãy, lò sấy lúa… tỷ lệ cơ giới hóa phục vụ đồng ruộng khoảng 15% tới 20%, nhưng chắc chắn đã giảm thất thoát sau thu hoạch một phần đáng kể.

Công tác cân đối lương thực dự báo xuất khẩu rõ ràng đã có nhiều khiếm khuyết cần được cải cách. Điều này được Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nhìn nhận trước phiên họp Quốc Hội đầu năm 2009.

Người đứng đầu chính phủ Việt Nam nói rằng đã ra lệnh ngừng xuất khẩu gạo hồi tháng 4/2008 để bảo đảm an ninh lương thực, chính là vì được tham mưu sai thông qua những dự báo sai.