Một tuần lễ đã qua sau trận bão số 10, tên quốc tế Wutip, thổi vào một số tỉnh miền Trung Việt Nam.
Tình hình thực tế tại những nơi bị thiệt hại do bão gây ra thế nào? Công tác khắc phục và cứu trợ giúp nạn nhân thiên tai đó ra sao?
Thiệt hại lớn lao
Tỉnh Quảng Bình là nơi tâm bão số 10 đi qua nên phải gánh chịu những tổn thất nhiều nhất.
Ông Phan Văn Khoa, giám đốc Sở Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết tổng kết về thiệt hại sau một tuần lễ bão thổi vào tỉnh này như sau:
Bão số 10 gây nhiều thiệt hại cho Quảng Bình. Theo số liệu của chúng tôi thiệt hại khoảng 8069 tỷ; trước mắt tỉnh đã chi ra 19 tỷ cho các địa phương để khắc phục theo chế độ, chính sách qui định. Cơ bản đến nay đang tiếp tục khắc phục.
Một người dân ngay tại thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình nói lại thiệt hại đối với nhà cô và khả năng khắc phục:
Bị tốc mái, mái hiên trước bị sập, cũng cảnh chung như mọi người. Ai cũng bị tốc mái, sập cây, ngập nước. Bây giờ cả thành phố ai cũng bị nên phải chờ thợ, nay họ đi làm những công trình lớn, còn mình phải chờ.
Bão số 10 gây nhiều thiệt hại cho Quảng Bình. Theo số liệu của chúng tôi thiệt hại khoảng 8069 tỷ; trước mắt tỉnh đã chi ra 19 tỷ cho các địa phương để khắc phục theo chế độ, chính sách qui định.
Ông Phan Văn Khoa
Linh mục Lê Thanh Hồng, người phụ trách giáo xứ Sơn Bằng, nơi có chừng 800 giáo dân sinh sống và trồng cây cao su cho biết thiệt hại tại đó như sau:
Thiệt hại về nhà cửa hầu như 90% đều tốc mái, tài sản thiệt hại nhiều nhất là cây cao su. Ở đó người dân đầu tư rất lớn vào cây cao su. Đợt bão vừa rồi người ta mất trắng phải phá đi trồng lại. Thống kê lại thì khoảng 70 tỷ. Người dân đầu tư hầu hết vay vốn, và được bảy năm gần thu hoạch thì bão làm gãy đổ hết.
Linh mục Nguyễn Văn Vinh, phụ trách Caritas giáo phận Vinh nói về thiệt hại tại một số vùng trong tỉnh Nghệ An không phải do bão số 10 trực tiếp gây nên mà do việc xả lũ của đập thủy điện đối với dân chúng tại huyện Quỳnh Lưu:
Người ta xả nước ồ ạt giữa ban đêm mà dân không được báo trước, nên những vùng lũ đến phải bỏ của chạy lấy người thôi. Thiệt hại rất lớn lao vì chẳng hạn như hồ tôm, có gia đình hồ tôm cả mẫu. Họ không có vốn nên khi đầu tư phải vay mượn đổ vào đó và nay mất đi tất cả. Mà không phải chỉ hồ tôm mà hoa màu ngoài đồng cũng hư hỏng nhiều. Đồ trong nhà kể cả đồ điện tử, gạo thóc mà nhiều gia đình nông dân cất trữ trong nhiều tháng cũng bị hư nếu như không bị hư thì bị ngâm nước. Sau trận lụt trời lại không nắng nhiều nên phơi phong không bảo đảm. Điều đó ảnh hưởng về lâu về dài.
Thiệt hại về nhà cửa hầu như 90% đều tốc mái, tài sản thiệt hại nhiều nhất là cây cao su. Ở đó người dân đầu tư rất lớn vào cây cao su. Đợt bão vừa rồi người ta mất trắng phải phá đi trồng lại
Linh mục Lê Thanh Hồng
Hoạt động từ phía chính quyền
Ông Phan Văn Khoa, giám đốc Sở Nông nghiệp-Phát Triển Nông Thôn tỉnh Quảng Bình cho biết công tác liên quan số cao su của nông dân trong tỉnh bị hư hại do bão gây nên:
Cây cao su nay phải phân loại, đánh giá lại. Cái nào có khả năng khôi phục lại theo qui định, ví dụ như những loại đổ gãy trong mật độ cho phép, nghiêng, không bật gốc, vẫn còn ngọn, hay gãy trên 2 mét…Những cây hoàn toàn gãy đỗ phải tận dụng để làm nguồn nguyên liệu. Trồng cây ngắn ngày trong khi chờ khôi phục vào thời gian tới.
Huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa là nơi có ba hồ đập thủy lợi bị vỡ gây ngập lụt. Ông Lê Duy Trinh từ sở Nông nghiệp- Phát triển Nông Thôn của tỉnh này nói về công tác khắc phục cho dân bị thiệt hại:
Tỉnh đã có chỉ đạo sát sao trong việc cứu trợ cho dân ở Tĩnh Gia. Cơ bản đã đáp ứng những yêu cầu để dân không bị đói, đảm bảo cho cuộc sống trở lại dần dần. Khôi phục sản xuất cũng có chỉ đạo
Ông Lê Duy Trinh
Tỉnh đã có chỉ đạo sát sao trong việc cứu trợ cho dân ở Tĩnh Gia. Cơ bản đã đáp ứng những yêu cầu để dân không bị đói, đảm bảo cho cuộc sống trở lại dần dần. Khôi phục sản xuất cũng có chỉ đạo và đang thực hiện.
Nhận xét về công tác giúp dân từ phía chính quyền, linh mục Lê Thanh Hồng cho biết:
Chính quyền họ cũng xuống các thôn để thống kê.
Tổ chức từ thiện
Theo ông Phan Văn Khoa, giám đốc Sở Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn Quảng Bình thì tỉnh này đang đón nhiều đoàn cứu trợ đến giúp đỡ, cũng như kêu gọi của tỉnh về vấn đề này:
Khoản cứu trợ khẩn cấp đã giúp rồi. Bây giờ đang nghiên cứu vì tình trạng hiện nay không phải cứu trợ khẩn cấp dân đang 'ngồi lụt' mà bây giờ phải tìm hiểu nhu cầu cần giúp cái gì để khắc phục...để giúp bà con cho có hiệu quả hơn
LM giám đốc Caritas GP/ Vinh
Rất nhiều đoàn đến rồi, họ đến Ủy ban nhân dân tỉnh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh. Rất nhiều đoàn.
Linh mục giám đốc Caritas giáo phận Vinh cũng cho biết sự giúp đỡ từ các giáo phận khác đối với Vinh:
Chúng tôi thỉnh thoảng có nhận được sự thăm viếng của các giáo phận như giáo phận Hà Nội, giáo phận Hải Phòng cũng sắp đến, rồi giáo phận Sài Gòn có chia sẽ và gửi quà đến thăm bà con; rồi có những nhóm như thanh niên ở ngoài Hà Nam cũng gửi quà vào thăm. Trong giáo phận cũng âm thầm kẻ ít người nhiều giúp nhau. Các vùng thiên tại họ cũng cùng giúp nhau từng bước ổn định lại cuộc sống.
Và Caritas Việt Nam cũng đang nghiên cứu để giúp. Khoản cứu trợ khẩn cấp đã giúp rồi. Bây giờ đang nghiên cứu vì tình trạng hiện nay không phải cứu trợ khẩn cấp dân đang ‘ngồi lụt’ mà bây giờ phải tìm hiểu nhu cầu cần giúp cái gì để khắc phục. Đang có thời gian tìm hiểu kỹ hơn để giúp bà con cho có hiệu quả hơn.
Không chỉ phía chính quyền cũng như các tổ chức xã hội như Caritas triển khai hoạt động cứu trợ cho các vùng chịu thiên tai do bão số 10 và tình trạng vỡ hồ đập thủy lợi, xả lũ thủy điện gây nên, một số cá nhân cũng qua trang mạng xã hội của bản thân kêu gọi tham gia cứu trợ như nhà văn Nguyễn Quang Vinh.
Theo linh mục Nguyễn Văn Vinh, giám đốc Caritas giáo phận Vinh thì tổ chức này luôn nổ lực làm sao cho công tác cứu trợ nạn nhân thiên tai được kịp thời, hữu hiệu không chỉ trước mắt mà còn giúp họ ổn định cuộc sống lâu dài.