Nhiều câu hỏi bức xúc đã được gừi vào và dưới cái nhìn của nhiều người thì GS Nguyễn Minh Thuyết, đương kim đại biều Quốc Hội đã trả lời thỏa đáng những câu hỏi này mà không cần tránh né.
GS Nguyễn Minh Thuyết đã dành cho biên tập viên Mặc Lâm buổi phỏng vấn đặc biệt xoay chung quanh buổi giao lưu này.
Xã hội và giáo dục
M ặc Lâm: Th ưa GS Nguy ễn Minh Thuyết. R ất cám ơn ông đã nh ận l ời nói chuy ện v ới chúng tôi ngày hôm nay. Th ưa, m ột cách t ổng quan, bàn tròn tr ực tuy ến trên VietnamNet nh ư ông nói có r ất nhi ều đi ều đang ngăn tr ở c ỗ xe giáo d ục Vi ệt Nam và theo ông thì ngăn tr ở nào đ ược ông cho là khó v ượt qua nh ất?
GS Nguy ễn Minh Thuy ết: Tôi cho chính là những vấn đề xã hội. Thực ra giáo dục là một xã hội thu nhỏ, hay có thể nói một cách khác nó là sản phẩm của xã hội. Một khi nền kinh tế của mình chủ yếu dựa vào khai khoáng và lắp ráp thì có thể nói là đòi hỏi phát triển chất lượng giáo dục vẫn là khó. Và một khi trong xã hội có rất là nhiều hiện tượng xấu, trái với truyền thống thì đòi hỏi có một môi trường trong sạch trong nhà trường thật sự cũng rất khó.
M ặc Lâm: Giáo s ư t ừng gi ảng d ạy trong môi tr ường đ ại h ọc và ông ch ứng ki ến r ất nhi ều v ụ vi ệc tiêu c ực nh ư h ối l ộ trong tr ường thi, giáo viên ph ải h ối l ộ cho hi ệu tr ưởng đ ể đ ược vào d ạy… Trong c ương v ị là m ột đ ại bi ều Qu ốc H ội ông có cho r ằng đây là m ột v ấn đ ề r ất khó gi ải quy ết hay không?
Một khi trong xã hội có rất là nhiều hiện tượng xấu, trái với truyền thống thì đòi hỏi có một môi trường trong sạch trong nhà trường thật sự cũng rất khó.
GS Nguyễn Minh Thuyết<br/>
GS Nguy ễn Minh Thuy ết: Vâng tôi nghĩ rằng đó là những chuyện đáng buồn. Có những chuyện tôi được chứng kiến và tôi đã xử lý ở cương vị nhỏ của mình thôi và có những chuyện tôi nghe rất nhiều người nói.
Thật ra giải quyết những vấn đề này, nói là khó thì nó không khó bởi vì đời sống kinh tế hiện nay có khá hơn. Con người cũng không đến mức phải chống đói.
Nghèo thì có thể vẫn còn là nghèo so với những nước phát triển thế nhưng về những nhu cầu cơ bản là giải quyết được, nhất là những giáo viên công chức ở các đơn vị lớn là những nơi thường xảy ra tiêu cực thì đời sống họ rất khá không có vấn đề lắm. Nhưng cái chính là phải thực hiện việc xử lý nghiêm minh các vụ tiêu cực.
Tôi cho rằng ở đây vai trò của các công dân là hết sức quan trọng. Công dân từng tiếp tay cho những hiện tượng xấu phải dũng cảm lên tiếng. Còn ở từng cơ sở thì những người đứng đầu cơ sởấy phải xử lý cho nghiêm. Tôi nghĩ rằng dù sao thì hiện nay nhà trường vẫn là nơi mà người dân trông mong vào với hy vọng và đòi hỏi rất cao.
Đấu tranh với tiêu cực
M ặc Lâm: GS có l ời khuyên r ất là nhi ệt tình đó là m ỗi ng ười hãy nh ư m ột ng ười lính b ảo v ệ cái ch ốt c ủa mình th ật ch ắc. Th ế nh ưng dù ý chí cao cách m ấy đi chăng n ữa mà ng ười lính ấy b ị t ước m ất vũ khí thì làm sao h ọ gi ữ cái ch ốt đ ấy đ ược?
GS Nguy ễn Minh Thuy ết: Vâng thưa ông nếu họ bị tước đoạt thì đúng là họ chỉ có thể dùng thân mình để lấp lổ châu mai... nhưng tôi nghĩ không phải vũ khí của họ bị tước đoạt mà nhiều khi có vũ khí nhưng họ không dùng.
Tôi nghĩ hiện tượng tiêu cực ấy nảy sinh từ đâu ra... tất nhiên cũng có những giáo viên xấu. Người thầy xấu đòi hỏi phụ huynh, và học sinh phải phục dịch cho mình, phải lo lót cho mình. Nhưng những người như thế không phải là nhiều.
Gốc gác của vấn đề này là người ta đi học vì bằng cấp nhiều. Không phải đi học là để lấy kiến thức, kỹ năng để sống để phát triển mà lấy bằng cấp. Chính vì vậy mà bằng mọi cách để có thể có những cái bằng cấp cao...
GS Nguyễn Minh Thuyết<br/>
Chính bản thân phụ huynh học sinh lại tạo ra cái xấu cho người khác. Tự mình bị hù dọa vì một tin tức gì đó cho nên cứ phải lo lót. Chuyện ấy phải chấm dứt.
Tôi đã nói trên mạng là tôi cũng có những đứa cháu đi học nhưng kiên quyết không cho học thêm nhưng cuối cùng thì chúng cũng học bình thường! Tôi nghĩ không đến mức mình phải lo lắng quá như thế.
Thật ra gốc gác của vấn đề này là người ta đi học vì bằng cấp nhiều. Không phải đi học là để lấy kiến thức, kỹ năng để sống để phát triển mà lấy bằng cấp. Chính vì vậy mà bằng mọi cách để có thể có những cái bằng cấp cao... đấy là cái rất dở.
M ặc Lâm: Th ưa GS, quay tr ở l ại v ới vi ệc ý chí c ủa ng ười lính thì có m ột ng ười lính ch ắc ch ắn là n ổi ti ếng nh ất Hà N ội hi ện nay đó là bà Lê Hi ền Đ ức đã tranh đ ấu không m ệt m ỏi t ập trung đ ơn t ừ ch ứng c ứ v ề các v ụ tiêu c ực trên nhi ều lãnh v ực mà trong đó có c ả giáo d ục. Bà Đ ức cũng đã lãnh nh ững gi ải th ưởng l ớn c ủa qu ốc t ế th ế nh ưng chính quy ền ch ưa có m ột hành đ ộng gì c ụ th ể đ ối v ới nh ững n ổ l ực c ủa bà ấy. Trong cu ộc giao l ưu bàn tròn thì bà Lê Hi ền Đ ức có g ọi vào cho GS... Th ưa nh ững trăn tr ở c ủa bà Đ ức có làm cho GS nghĩ r ằng đây là m ột ng ười quá cô đ ơn trong xã h ội hi ện nay hay không?
GS Nguy ễn Minh Thuy ết: Riêng cá nhân tôi rất kính trọng bà Lê Hiền Đức, là một nhà giáo đã về hưu và hiện nay tuổi cũng cao nhưng vẫn kiên quyết đấu tranh chống lại những hiện tượng tiêu cực trong xã hội trong đó có những tiêu cực trong giáo dục.
Khi bà Đức đã quyết tâm đấu tranh như vậy thì bà ấy vẫn còn niềm tin vào lương tâm của xã hội và giáo dục. Tôi chỉ tiếc là những người như bà ấy không nhiều. Đúng là phải cần có những hành động của các cơ quan chính quyền tôn vinh và giúp đỡ những người như bà ấy.
M ặc Lâm: Đ ể tôn vinh và giúp đ ỡ bà ấy nh ư GS v ừa nói, trong vai trò m ột đ ại bi ểu Qu ốc H ội, GS có nghĩ r ằng m ột hôm nào đ ấy chính ông ghé l ại nhà c ủa bà Lê Hi ền Đ ức đ ể nh ận nh ững h ồ s ơ mà bà thu th ập thay vì bà ph ải đem n ộp cho qu ốc h ội nh ư t ừ tr ước t ới nay bà v ẫn th ường làm?
GS Nguy ễn Minh Thuy ết: Tôi rất cảm ơn lời khuyên của ông. Trong thời gian tới khi tôi sắp sếp được thời gian thì tôi sẽ thực hiện việc đó. Dù sao thì bà Lê Hiền Đức là người có rất nhiều hồ sơ. Hai nữa là bà cũng cao tuổi rồi.
Với một người như thế thì việc một đại biểu của dân đến tận nhà bà để nhận những phản ảnh của bà thì cũng là một việc làm rất tốt. Tôi cho lời khuyên ấy là chí lý và tôi sẽ làm.
Còn về phía cá nhân tôi thì chưa nhận được thư nào của bà Lê Hiền Đức. Tôi chắc rằng trong 100 ý kiến của bà thì cũng được phân nữa là sự thật.
M ặc Lâm: Xin cám ơn GS Nguy ễn Minh Thuy ết.