Hôm 28/2, phát biểu tại phiên cấp cao khóa họp lần thứ 16 Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HĐNQ LHQ) ở Geneva (Thụy Sĩ), Bộ trưởng Thường trực Phạm Bình Minh khẳng định, Việt Nam sẽ đảm nhiệm tốt vai trò này và sẽ có những đóng góp tích cực vào công việc chung của HĐNQ LHQ, vì một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng.
Phản đối
Ngay sau đó, có nhiều ý kiến phản đối từ trong nước cũng như ở hải ngoại phản đối việc Việt Nam ứng cử vào HĐNQ này. Tại hải ngoại, nổi cộm nhất là phong trào vận động 100.000 chữ ký với lời kêu gọi «Triệu con tim, một tiếng nói» của đài truyền hình SBTN.
Từ trong nước, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một kỹ sư, doanh nhân và là cựu viện trưởng viện ngiên cứu phát triển IDS, nay đã giải thể, ông bình luận về tin này như sau :
«Theo tôi biết Việt Nam có ý muốn tham gia vào HĐNQ LHQ từ lâu rồi. Còn việc nộp đơn vào thì cũng là một chuyện mà người ta muốn từ lâu rồi. Việt Nam có m ột kiểu riêng về Nhân quyền. Những người trọng trách trong nhà nước Việt Nam luôn nói Việt Nam tôn trọng Nhân quyền. Việt Nam đã ký những công ước quốc tế về Nhân quyền và rất là tôn trọng Nhân quyền.
Tuy nhiên hiểu theo đúng tinh thần vể Nhân quyền theo những văn kiện của LHQ thì Việt Nam không tôn trọng Nhân quyền, không đảm bảo cho người dân được những quyền con người cơ bản. Và việc mà Việt Nam muốn xin gia nhập vào HĐNQ của LHQ, đó là ý muốn của Việt Nam và có thể Việt Nam muốn quảng bá cho thế giới thấy rằng nước Việt Nam cũng như chính quyền Việt Nam rất là tôn trọng Nhân quyền. Nhưng mà tôi nghĩ rằng những người ở LHQ có thẩm quyền để kết nạp Việt Nam hay không mà chấp nhận Việt Nam vào Hội đồng này thì tôi nghĩ đó sẽ là một bước sỉ nhục cho những tuyên bố về Nhân quyền của LHQ . »
Hàng chục năm nay, dân oan biểu tình đòi đất, chống tham nhũng, chống bất công xã hội. Ngày 1 tháng 11, thương binh, dân oan, biểu tình trước trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng ở Hà Tĩnh. Ngày 6 tháng 11, hàng trăm dân oan, cựu chiến binh, khắp ba miền Nam Trung Bắc, tập hợp trước vườn hoa Lý Tụ Trọng. Dù HĐNQ LHQ vẫn còn là một khái nhiệm mơ hồ đối với chị Phạm thị Kiều, một dân oan ở Daknong, đã đi khiếu kiện từ nhiều năm nay trong vô vọng nhưng Nhân quyền đơn giản là quyền được sở hữu mảnh đất do mình gầy dựng lên bằng công sức của mình:
Nếu ủng hộ cho họ, cho những kẻ luôn vi phạm Nhân quyền trong đất nước của họ thì đây là một tiền lệ rất nguy hiểm và là một mối đe dọa cho Tự do, Dân chủ trên toàn thế giới.<br/>Nhà báo Trương Minh Đức
«Tôi là Phạm thị Kiều, tôi đã đi khiếu kiện rất nhiều năm nay, 7-8 năm nay rồi chứ không phải là ít. Bởi vì nói về Nhân quyền, quyền con người, quyền được sống thì không biết là cái quyền ấy ở đâu mà bây giờ chúng tôi chết không được, sống không xong, ph ải nói thật là như vậy. Bởi vì sao ? bởi vì đất của chúng tôi thì các ông ấy cấu kết với nhau thành một băng nhóm ăn cướp mảnh đất của gia đình nhà tôi.
Có làm thế nào thì cũng phải theo luật pháp của nhà nước, đã có luật thì cứ theo luật mà làm. Chúng tôi là dân đen thấp cổ bé họng không kêu ai được. Mấy năm nay dầm mưa dãi nắng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để làm nên cuộc sống, thế bây giờ cuộc sống của chúng tôi cũng bị cướp. Có nghĩa là ăn cướp giữa ban ngày, ăn cướp một cách trắng trợn luôn».
Trong khi bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định: Việt Nam cần tham gia làm thành viên của Hội đồng nhân quyền để cùng các nước thực hiện quyền con người, chia sẻ những kinh nghiệm thành công của Việt Nam qua kinh nghiệm tham gia Hội đồng Bảo an, hoàn toàn có cơ sở tin rằng Việt Nam sẽ đóng góp tốt hơn vào công việc của HĐNQ, thì ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch có cái nhìn khác hẳn :
"Họ bỏ tù trên chục năm đối với những người thực thi quyền bày tỏ quan điểm cá nhân như Điếu Cày hay Tạ Phong Tần. Thật quá tàn nhẫn. Điều này hoàn toàn trái ngược với cam kết của Hà Nội về tôn trọng nhân quyền và cách hành xử như vậy hoàn toàn không xứng đáng để Việt Nam ngồi vào chiếc ghế của Hội đồng Nhân quyền Liên H iệp Q uốc."
Nhà báo Trương Minh Đức, bị bắt vì viết các bài báo chống tham nhũng. Ông bị kết án 5 năm tù vềtội 'lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước' theo điều 258 Bộ luật hình sự. Vừa ra tù được 6 tháng này, ông cho biết ý kiến của ông về việc này :
«Tôi được biết nhà cầm quyền CSVN đang vận động và làm đơn xin gia nhập vào Hội Đồng Nhân quyền của LHQ. Theo tôi nhận định rằng, trong nhiều năm qua, Việt Nam bị các tổ chức Nhân quyền , nhiều nước trên thế giới đã khuyến nghị là vi phạm Nhân quyền, đàn áp tôn giáo và Tự do Ngôn luận. Gần đây nhất là đã đưa ra những bản án phi lý, nặng nề đối với những người bất đồng chính kiến và Tự do Báo chí.
Tôi nghĩ việc nhà cầm quyền CSVN làm đơn xin ứng cử vào HDNQ LHQ trước tiên họ phải tự soi mình lại coi họ có đủ tư cách hay chưa ? Và tôi cũng mong rằng những nhà lãnh đạo các quốc gia yêu chuộng và tôn trọng Tự do, Dân chủ trên toàn thế giới hãy tẩy chay những kẻ độc tài ứng cử vào HĐNQ của LHQ. Nếu ủng hộ cho họ, cho những kẻ luôn vi phạm Nhân quyền trong đất nước của họ thì đây là một tiền lệ rất nguy hiểm và là một mối đe dọa cho Tự do, Dân chủ trên toàn thế giới. »
Ủng hộ
Tuy nhiên, vẫn có những nhận định tích cực khác cho rằng nếu Việt Nam được vào HĐLHQ, họ sẽ phải tuân thủ những tiêu chuẩn cao nhất về mặt bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, Việt Nam phải hợp tác toàn diện với HĐNQ. Từ Hà Nội, Nhà báo tự do Dương thị Xuân cho biết cũng cùng quan điểm đó :
«Theo tôi đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho vấn đề đấu tranh Nhân quyền ở Việt Nam. Ở Việt Nam không có Nhân quyền, thực tế là Tự do Ngôn luận mới là quyền con người đầu tiên và cũng là quyền mà tạo hóa ban cho con người thiêng liêng nhất thì bị nhà cầm quyền hiện nay ngăn chặn : không được ra báo chí tư nhân, không có tự do ngôn luận, cũng không có những quyền Tự do cơ bản.
S ự kiện Việt Nam xin gia nhập HĐNQ LHQ khoá 2014-2016 thì theo tôi là chúng ta ủng hộ một cách tích cực vì vấn đề này sẽ thúc đẩy cuộc đấu tranh Nhân quyền trong nước được mạnh mẽ hơn trên cơ sở là Việt Nam gia nhập vào HĐNQ của LHQ niên khóa 2014-2016. Theo tôi thì Việt Nam phải nhanh chóng ân xá, trả tự do cho toàn bộ tù nhân chính trị.
Đấy là cái vấn đề mà tôi nghĩ Việt Nam ngày hôm nay phải thực thi ngay, phải trả lại tự do cho toàn bộ tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm. Cái thứ hai, trong bản yêu sách của nhân dân An Nam, Nguyễn Ái Quốc đã nộp bản yêu sách này tại Hội nghị Fontainebleau tại Versaille đến 100 năm nay vẫn còn giá trị nguyên, đó là vấn đề tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập đảng thì Việt Nam ngày hôm nay mới chứng tỏ mình rất thiện chí muốn đẩy mạnh vấn đề Nhân quyền ở Việt Nam.»
Sự kiện Việt Nam xin gia nhập HĐNQ LHQ khoá 2014-2016 thì theo tôi là chúng ta ủng hộ một cách tích cực vì vấn đề này sẽ thúc đẩy cuộc đấu tranh Nhân quyền trong nước được mạnh mẽ hơn.<br/> Nhà báo tự do Dương thị Xuân
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc UNHRC ra đời năm 2006, có tổng cộng 47 thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ 3 năm, là một tòa án công luận chuyên xem xét và phê phán các hành vi vi phạm nhân quyền của các nước trên thế giới. Ngày 12/11/2012 có 18 ghế được bầu lại, chia thành 5 ghế cho khối Phi Châu, 5 cho khối Á Châu, 2 cho khối Đông Âu, 3 cho khối Tây Âu và 3 cho khối Nam Trung Mỹ. Việt Nam có thể xin ứng cử vào 1 trong 5 ghế khuyết của khối Á Châu lần này.
Việt Nam hiện đang vận động sự ủng hộ của các nước trong nỗ lực ứng cử vào Hội đồng HĐNQ. Bên lề Hội nghị thường niên Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 28/9, Ngoại Trưởng các nước Đông Nam Á lên tiếng ủng hộ Hà Nội.
Tuy nhiên, sau hàng loạt các vụ bắt giam và xét xử những nhà hoạt động nhân quyền trong nước đặc biệt là sau phiên xử 3 blogger, các thanh niên công giáo, sinh viên..v.v… làn sóng phản đối ý định của Hà Nội muốn gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc của các tổ chức bảo vệ Nhân quyền trên thế giới ngày càng dâng cao.
Theo dòng thời sự:
- "Việt Nam tôi đâu?" - Án tù cho nghệ sĩ
- Tác dụng ngược của các bản án nặng nề
- Cái giá của sự trung thực?
- Cấm đoán không bao giờ là giải pháp tốt
- Lỗ hổng cấm địa làm phát sinh "lề trái"
- Phản ứng của giới blogger trước lệnh "xử lý" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
- Bày tỏ lòng yêu nước là chống phá nhà nước?
- Việt Nam tuyên án tù 3 bloggers
- Phiên toà kết tội lòng yêu nước
- Bản tin biểu tình của HTV Hà Nội – Mũi tên bắn ngược
- Quốc tế chỉ trích Việt Nam kết án tù các bloggers
- Tin tức trái chiều là do thông tin không minh bạch