Người dân nghĩ gì về việc VN ứng cử vào UNHRC - phần 2

Sau phiên họp tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh thông báo, Việt Nam quyết định ứng cử vào cơ quan này trong nhiệm kỳ 2014-2016, dự kiến sẽ được bầu trong năm 2013.

0:00 / 0:00

VN muốn chứng tỏ thiện chí

Quyết định này đã gây ra hai phản ứng trái ngược. Rõ ràng nhất là làn sóng phản đối từ các tổ chức bảo vệ Nhân quyền ở hải ngoại, cũng như các nhà bất đồng chính kiến trong nước, các bloggers. Trong khi đó, các báo chí lề phải như VOVonline thì cho rằng: «Việt Nam có chung mục đích với Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, đó là đề cao cũng như tôn trọng quyền của con người trong mọi chính sách phát triển của đất nước. Với nhiều nỗ lực và thành tựu việc đảm bảo quyền con người.»

Tuy nhiên, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, Tổng thư ký giáo hội Tin lành Mennonite, người từng bị nhà cầm quyền VN bắt bớ, sách nhiễu rất nhiều lần thì không tin vào thiện chí đó, ông nói:

"Việt Nam trước đây họ cũng ký vào Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền, rồi họ cũng tham gia ký hiệp ước Quốc tế về quyền Dân sự và quyền Chính trị, chống phân biệt chủng tộc t ừ rất lâu, rất sớm. Điều ước quốc tế Việt Nam tham gia ký phải nói hàng ngàn các điều ước quốc tế. Ký cái gì, gia nhập cái gì thì Việt Nam rất là hăng hái, ai gia nhập Việt Nam cũng xin gia nhập hết, những làm hay không, đó mới là vấn đề quan trọng.

Mà hình như tôi thấy là ngay cả pháp luật nhà nước Việt Nam đây, chính sách của Đảng và nhà nước đây mà họ còn làm không xong đây mà đòi tham gia HĐNQ Quốc tế để mà thực hiện quyền con người, cái Nhân quyền căn bản cho nhân loại. Trong nước từ đảng viên này tới đảng viên nọ, với người dân ủng hộ kháng chiến mà họ còn không tôn trọng, cướp đất, cướp đai mà làm sao họ vào HĐNQ đó làm cái gì.

Đó là sự hoài nghi của chúng tôi ở trong nước. Trong cái dòng chảy suy nghĩ đang tuyên truyền phổ biến trong giới trong Việt Nam là: họ luôn luôn lập luận, ngay cả trong giới bạn bè, ngay cả giáo sư đại học cũng lập luận là "Chủ quyền của Đảng lãnh đạo cầm quyền cao hơn Nhân quyền" . Lý luận đó bây giờ họ vẫn chưa thay đổi. Cho nên không biết họ nộp đơn vào đó để làm gì ? Trong khi cái quan niệm về Nhân quyền giữa đảng CSVN này, cái lập luận chính thống của họ phổ biến trong nước là nó khác một trời một vực với quan điểm về Nhân quyền mang tính cách phổ quát của Quốc tế mà họ nạp vô đó làm gì ? Tôi cũng không hiểu họ."

Ông Leonard Leo thuộc Uỷ Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới sau chuyến đi từ Việt Nam về cho biết Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không được nhìn nhận, vẫn còn nhiều tu sĩ đang bị giam cầm, phía công giáo thì có nhiều người khác bị theo dõi hay bắt giữ , hàng chục tín đồ và chức sắc hai tôn giáo lớn ở miền Tây như Cao Đài và Hoà Hảo còn bị giam cầm. Ông nhấn mạnh chuyến đi Việt Nam vừa qua cho ông thấy rõ Việt Nam cần phải cải thiện và mở rộng chính sách tôn giáo để người dân được tự do hơn trong lãnh vực này.

Ông Nguyễn văn Thơ, Hội trưởng Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo Thuần Túy tỉnh Đồng Tháp, bị kết án 6 năm tù về tội gây rối trật tự công cộng khi ông cùng các đồng đạo tuyệt thực đòi tự do tôn giáo, mới ra tù ngày 2 tháng 10 vừa qua. Qua những trải nghiệm bản thân, ông nhận xét về tình trạng Nhân quyền của Việt Nam như sau:

“Thật tình mà nói, Việt Nam không có Nhân quyền. Tôi nhớ, tháng 4 năm 2006, đã có lên danh sách 118 đầu tiên phổ biến Tuyên Ngôn cho Dân chủ, Nhân quyền cho Việt Nam.Rồi từ đó, CS trấn áp, bắt bớ, tù đày như là Linh mục Nguyễn văn Lý, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn văn Đài, Lê thị Công Nhận, Trần Quang Đạo rồi anh Trần Quốc Hiền, lại thêm anh Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng….v.v…Hàng ngàn người đấu tranh cho vấn đề Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam mà bị tù đày nghhiệt ngã.

Chính tôi ở trại giam Xuân Lộc 6 năm mới ra ngày 2 tháng 10 năm nay đã nhìn thấy bàn tay sắt của CS đối với n hững người tù đày hết sức là nghiệt ngã. H iện giờ tôi thấy anh Trần Huỳnh Duy Thức, khi tôi ra kh ỏi nhà tù thì hiện đang còn bị biệt giam, còn bị nhốt trong khám tối. Nhà nước CHXHCNVN đi ngược lại Hiến chương LHQ và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Để dẫn chúng những lời ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã nói: "Ta nói ít, làm đúng, Lời nói đi đôi với việc làm. Ta không nói một đàng, làm một nẻo". Mới đây ông Nguyễn Phú Trọng cũng lên phát biểu: "Ta nói ít làm đúng" Theo tôi nhận xét thì CS nói một đằng, làm một nẻo. Sự thật Việt Nam không có Nhân quyền , những người đấu tranh cho Dân chủ , Nhân quyền bị bắt, bị tù đày thì làm gì có Nhân quyền ? Nếu có Nhân quyền thì quý vị này đi đấu tranh chi cho bị tù tội". Tôi khẳng định Việt Nam không có tự do tôn giáo . »

Dân mất niềm tin

Luật sư Lê Quốc Quân (giữa) cùng những người nông dân biểu tình chống trưng thu đất đai tại Hà Nội tháng 8/2012. AFP photo
Luật sư Lê Quốc Quân (giữa) cùng những người nông dân biểu tình chống trưng thu đất đai tại Hà Nội tháng 8/2012. AFP photo (Luật sư Lê Quốc Quân (giữa) cùng những người nông dân biểu tình chống trưng thu đất đai tại Hà Nội tháng 8/2012. AFP photo)

Trong những ngày qua, ở hải ngoaị, có hai thỉnh nguyện thư nhận được khá nhiều sự hưởng ứng từ các trang thông tin điện tử và cộng đồng mạng. Một là thỉnh nguyện thư gửi cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon và các lãnh đạo thế giới kêu gọi ngăn chặn Việt Nam gia nhập Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Hai là thỉnh nguyện thư “Triệu con tim, một tiếng nói” vận động cho nhân quyền Việt Nam do Đài truyền hình SBTN phát động. Các hoạt động này cũng gây được tiếng vang về trong nước. Từ Huế, Linh Mục Phan văn Lợi lên tiếng:

"Việc mà nhà cầm quyền CSVN nộp đơn để xin vào HĐNQ của LHQ đã làm cho những nhà đấu tranh ở Việt Nam, những nhà đối kháng, những nhà Dân chủ rất là ngạc nhiên và ph n nộ, bởi vì chế độ CSVN là một chế độ đàn áp Nhân quyền khốc liệt nhất. Không những đàn áp tôn giáo mà còn đàn áp những quyền khác như là Tự do ngôn luận, Tự do hội họp, Tự do bầu cử. Bao nhiêu sai lầm mà nhà cầm quyền CSVN đang gây ra cho Dân tộc thì làm sao mà có thể ngồi vào một cái định chế Quốc tế để mà lên tiếng cho Nhân quyền ? Phạm Nhân quyền thì có, cho nên là chúng tôi hoàn toàn phản đối chuyện nhà cầm quyền CSVN được vào HĐNQ.

Chúng tôi biết rằng có 1 chiến dịch lấy chữ ký trên toàn thế giới để ngăn cản việc này, và chiến dịch đó rất là chính đáng. Mọi người Việt Nam trong cũng như ngoài nước sẽ ký vào để cho Quốc tế thấy rằng nhà cầm quyền CSVN tuy đã ký vào các tuyên ngôn Nhân quyền, các công ước Nhân quyền, nhưng không bao giờ tuân giữ cả. Nhà cầm quyền Việt Nam luôn luôn dối trá, sai những phái đ oàn ra hải ngoại, ra các nước khác để mà bưng bít, để mà ngụy biện. Họ đưa ra hai bộ luật, một bộ luật rất tốt đẹp để lừa gạt thế giới, còn luật áp dụng ở Việt Nam là triệt tiêu tất cả mọi quyền của con người ."

Từ Thụy điển, Cư sĩ Phật giáo Thích Trí Lực trình bày quan điểm của ông:

"Theo tôi thì Việt Nam không xứng đáng, thực sự không xứng đáng để gia nhập vào HĐNQ này, bởi vì Việt Nam có tôn trọng Nhân quyền đâu mà gia nhập HĐNQ? Trong những năm qua, nhà cầm quyền CQVN đã đàn áp mọi sự bất đồng chính kiến như việc bắt giam những blo g gers, hay gần đây bắt giam những sinh viên đã biểu tình hoặc tỏ bày thiện ý chống xâm lược Trung Quốc.

Theo tôi thì Việt Nam không xứng đáng, thực sự không xứng đáng để gia nhập vào HĐNQ này, bởi vì Việt Nam có tôn trọng Nhân quyền đâu mà gia nhập HĐNQ?<br/>Cư sĩ Phật giáo Thích Trí Lực

Nếu Việt Nam muốn gia nhập HĐNQ LHQ thì trước hết Việt Nam hãy tôn trọng quyền con người. Tôn trọng quyền con người có nghĩ là Việt Nam hãy tôn trọng quyền Tự do Dân chủ và nhất là phải để cho các tôn giáo độc lập tự quyết các vấn đề nội bộ của mình. Đằng này, Việt Nam đã thẳng tay đàn áp các tôn giáo đi ngược lại chính sách của họ, điển hình là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất do Ngài Hoà Thượng Thích Quảng Độ lãnh đạo. Bao nhiêu năm qua, giáo hội đã bị đàn áp trắng trợn không chút nương tay và còn biết bao nhiêu tôn giáo khác không nằm trong sự kiểm soát của nhà cầm quyền CS cũng đã bị đàn áp tương tự như thế. Thì theo tôi, Việt Nam không xứng đáng để gia nhập vào HĐNQ này."

Việc Việt Nam có thể ngồi vào 1 trong 47 chiếc ghế của HĐNQ LHQ không có nghĩa nó sẽ là một tấm bình phong để Việt Nam có thể tiếp tục các hành vi vi phạm Nhân quyền mà ngược lại, Việt Nam sẽ phải chấp nhận đứng dưới sự giám sát của "Thủ tục Xem xét Định kỳ Tình trạng Nhân quyền" (UPR) của nước mình trong nhiệm kỳ tại chức. Và dĩ nhiên, Việt Nam sẽ phải tuân thủ những tiêu chuẩn cao nhất về mặt bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền của cơ quan này. Với Việt Nam, đây là một cơ hội mà cũng là một thách thức để Việt Nam thực hiện những gì mà Hà Nội vẫn thường hứa hẹn với thế giới trong lãnh vực nhân quyền.

Theo dòng thời sự: