Những biến chuyển trong xã hội

0:00 / 0:00

GS Jonathan London thuộc Đại học Thành phố Hong Kong, từng làm việc và nghiên cứu tại VN trong nhiều thập niên, cho biết rằng cách đây vài tháng, ông trở lại thăm VN và có dịp tiếp chuyện với thanh niên VN vốn “quan tâm sâu sắc” đến tương lai đất nước, “khát vọng đóng góp cho sự phát triển quốc gia”, muốn “khám phá về ý tưởng và cơ hội”. Vẫn theo GS Jonathan, những thanh niên VN này – thông minh và nồng nhiệt – đấu tranh bất bạo động cho tương lai tươi sáng của quê hương VN, suy nghĩ nghiêm túc về những đề xướng mà đảng CSVN hiện vẫn “chưa chấp nhận hoặc gạt phăng đi” !

Giới trẻ không còn sợ hãi

Qua bài “Cả thế giới đang theo dõi”, GS Jonathan London nêu lên câu hỏi rằng có phải giới cầm quyền VN muốn giới trẻ “ngưng suy nghĩ về chính trị và quyền lực” ?

Lên tiếng với Đài ACTD,TS Jonathan cho biết:

Trước đây g iới trẻ Việt Nam không xác định được những cơ hội chính trị. Bây giờ rất khác so với thời điểm trước , g iới trẻ Việt Nam đã thấy tình hình chính trị của Việt nam đang thay đổi , h ọ không còn sợ như trước mà nói thẳng đến những vấn đề thiết yếu, đối mặt với họ .

Từ Hà Nội, blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh nhận xét về sự biến chuyển quan trọng ở giới trẻ có nhiệt tâm với vận nước, dân tộc:

Tôi nhận thấy chuyển biến xã hội hiện rất khác trước, rất rõ rệt, cho thấy thế hệ trẻ VN không phải vô cảm như người ta đã nghĩ, như báo chí nhà nước VN kêu gào. Thế hệ trẻ VN hiện ý thức được mình là ai, ý thức được trách nhiệm của mình là gì trước dân tộc, trước đất nước, trước các hiện tượng tha hoá của xã hội. Tôi cho rằng đó là một tín hiệu vui.

Nhưng, GS Jonathan không khỏi “tự hỏi” rằng tại sao một nhà nước với khẩu hiệu “Độc lập-Tự do-Hạnh phúc” mà lại “gắn liền” với bạo lực, nhất là việc đàn áp về thể xác lẫn tinh thần của những người yêu nước, đặc biệt là giới trẻ, mà cụ thể là trong những ngày qua giữa lúc VN (xem chừng như) ra sức cải thiện, xây dựng “mối quan hệ đối tác quốc tế hiệu quả hơn” ? TS Jonathan cũng thắc mắc rằng Hà Nội “ sẽ đạt được những gì từ lối hành xử như thế ?”.

Doanh nhân Lê Quốc Quyết, một thanh niên trong nước luôn trăn trở cho quê hương, dân tộc, cũng là bào đệ của LS yêu nước Lê Quốc Quân đang bị cầm tù oan khuất, cũng thắc mắc tương tự:

Tôi chỉ ngạc nhiên về chuyện họ muốn quan hệ hợp tác với nước phương Tây, hợp tác một cách tòan diện, mà họ lại tiếp tục hành vi ngăn cấm dư luận cũng như ra những quyết định, nghị định kỳ quặc như thế thì thấy trái ngược với chủ trương như họ tuyên bố. Tức hành động của họ trái ngược với tuyên bố của họ.

<br/>Thế hệ trẻ VN hiện ý thức được mình là ai, ý thức được trách nhiệm của mình là gì trước dân tộc, trước đất nước, trước các hiện tượng tha hoá của xã hội. <br/> - J.B. Nguyễn Hữu Vinh

Nhưng GS Jonathan London nhớ lại rằng “ Đặc tính nhất quán của tất cả các nhà nước công an trị là, ngoài chuyện ưa bạo lực, thiếu trách nghiệm giải trình và cực kỳ nguy hiểm, họ rất ngu xuẩn và vụng về. Mới một tháng sau khi Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp Tổng thống Obama, các vụ bắt bớ và đánh đập thanh niên ở Hà Nội gần đây cũng có thể tạo ra những cơ hội chính trị hiếm có để đẩy nhanh sự sụp đổ của phái bảo thủ, nếu không thì sẽ lại phá hoại một lần nữa những nỗ lực của nhà nước Việt Nam để phát triển các quan hệ quốc tế”.

Và chuyên gia từ Hồng Kong này nêu lên một loạt câu hỏi, rằng đã 87 năm kể từ sự qua đời của chí sĩ Phan Chu Trinh dưới thời Pháp thuộc, nhà ái quốc ấy sẽ “nghĩ gì về cách hành xử của Nhà nước Việt Nam hiện nay…, về ‘Độc lập – Tự do – Hạnh phúc’ của Việt Nam vào năm 2013?”; Vẫn theo TS Jonathan thì “nền độc lập có ý nghĩa gì nếu người dân Việt Nam không được hưởng những quyền tự do cơ bản của công dân ” khi còn chưa tới một tuần nữa thì Hà Nội sẽ kỷ niệm “ngày Độc Lập ? Rồi GS Jonathan xem chừng như không giấu được nỗi bực tức, nhấn mạnh rằng ông “ không thể chỉ im lặng đứng nhìn nhà nước tiếp tục cổ súy một xã hội, trong đó, việc tuân theo những chủ trương và quan niệm sai lầm lại được coi trọng hơn phẩm giá con người”. GS Jonathan London “tin nhiều người quan tâm đến Việt Nam nên lên tiếng”.

Hai ngọn nến Uyên - Kha

Hai sinh viên Uyên - Kha trước phiên tòa sơ thẩm hôm 17/5/2013. AFP photo
Hai sinh viên Uyên - Kha trước phiên tòa sơ thẩm hôm 17/5/2013. AFP photo (Hai sinh viên Uyên - Kha trước phiên tòa sơ thẩm hôm 17/5/2013. AFP photo )

Qua bài “Ánh sáng của tuổi trẻ và bóng tối của chế độ CSVN”, tác giả Hồ Phú Bông nhận thấy “xã hội VN đã và đang bắt đầu vượt qua giới hạn sợ hãi” khi các bloggers trẻ phản kháng chế độ đã tiến “một bước thật thông minh trong quốc tế vận” và dùng dư luận quốc tế để hy vọng chế độ CSVN phải chùn tay trấn áp! Điển hình hơn là các câu nói của Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha khi tự bào chữa trong phiên xử Phúc Thẩm tại Tòa Long An ngày 16 tháng Tám vừa rồi.

Trong phiên tòa ấy, tác giả nhấn mạnh, “hai em đã thắng!” : Trước hết là thắng được sự sợ hãi cá nhân từng “bao trùm” tòan xã hội VN từ hơn nửa thế kỷ qua; kế đến là “thắng trong lập luận” một cách hiên ngang, dũng cảm và bất khuất khi Phương Uyên trả lời dõng dạc rằng “ “Tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần toà xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống đảng CS không phải chống phá đất nước, dân tộc” – lời tuyên bố được ngợi ca là “ đi vào lịch sử”, “có thể lấy làm Tuyên Ngôn cho phong trào Tự do Dân chủ cho VN”.

Tác giả Hồ Phú Bông cũng không quên lưu ý rằng dĩ nhiên không ai nghĩ vì đuối lý mà Tòa Phúc Thẩm Long An giảm án cho 2 “áo trắng học trò” yêu nước này. Nhưng ông khẳng định:

Cho dù kết quả bản án cũng chỉ là loại án bỏ túi vì đã được ai đó, có thể là từ cấp cao nhất của đảng CSVN, quyết định. Nhưng rõ ràng trong phiên xử, hai em đã dũng cảm nói lên sự thật, một sự thật mà từ trước đến nay trong những phiên tòa chính trị, các nạn nhân chưa ai dám trực tiếp nói ra được! Hai em Phương Uyên – Nguyên Kha đã tự mình đốt lên được ngọn lửa xóa tan bóng tối sợ hãi đang bao trùm không khí chính trị tại xã hội VN hiện tại!

<br/>Hai em Phương Uyên – Nguyên Kha đã tự mình đốt lên được ngọn lửa xóa tan bóng tối sợ hãi đang bao trùm không khí chính trị tại xã hội VN hiện tại!<br/> - Tác giả Hồ Phú Bông <br/> <br/>

Tác giả nhận thấy hai “ngọn nến” Uyên-Kha tỏa sáng bên trong pháp đình trong khi nhiều “ngọn nến di động” cũng tỏa sáng đường phố Long An hiện đã trở thành thông điệp mạnh mẽ cho mọi người dân Việt là “đừng sợ hãi công an”, cũng có nghĩa là “ không sợ hãi chế độ mà phải tranh đấu để đòi được Quyền Sống, Quyền tự Do Làm Người !”

Trích dẫn lời người hùng quân sự Pháp thời Đệ Nhất Thế Chiến, Thống chế Ferdinand Foch, rằng “ “Thà thắp một ngọn nến nhỏ còn hơn ngồi nguyền rũa bóng tối”, blogger Hồ Phú Bông khẳng định “ Hôm nay, tuổi trẻ VN đang thắp lên hàng trăm ngọn nến trên khắp vùng miền của đất nước! Ánh sáng đến đâu, bóng tối ở đó sẽ bị xua tan!”.

Tìm giải pháp cho ĐCS

Một đại biểu với lá phiếu trên tay trong ngày Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản VN tại Hà Nội, 17/1/2011. AFP photo
Một đại biểu với lá phiếu trên tay trong ngày Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản VN tại Hà Nội, 17/1/2011. AFP photo (Một đại biểu với lá phiếu trên tay trong ngày Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản VN tại Hà Nội, 17/1/2011. AFP photo )

Qua bài “ Khi dân Saigon chịu chơi”, blogger Thiện Tùng nhắc tới “kiện tướng” Lê Hiếu Đằng “nằm trên giường bệnh, chết đến nơi mà còn nghĩ và viết bài luận bàn chuyện nước non”, khiến một “kiện tướng” khác ở Sàigòn là Hồ Ngọc Nhuận “trình làng” ngay bài “Phá Xiềng”.

Cho dù công luận có phản ứng khác nhau, nhưng nhiều người tin rằng hành động “muộn màng” này của 2 ông Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận đề cập tới chuyện từ bỏ đảng CS, lập đảng mới và được công luận trong và ngoai nước bàn tán xôn xao, cho thấy tình hình chính trị VN “đã đến một bước ngoặc”. Tác giả Thiện Tùng khẳng định rằng tại VN hiện nay, “…chính nghĩa đang thuộc về dân, về phái bất đồng chính kiến, Đảng CSVN đang thụ động đối phó. Chuyện đảng bị người ta chất vấn phải “cứng họng, lẩn tránh, đóng cửa trụ sở không còn là cá biệt” và “những cuộc đấu tranh dân sinh, dân chủ hay chống Trung Quốc xâm lược đều được quần chúng công khai hoặc ngầm đồng tình ủng hộ.”

Nhắc đến đảng CS, blogger Bùi Tín có bài “Đảng CS và ‘quyền được chết’ ”. Trước khi liên kết đảng CS với “quyền được chết”, nhà báo Bùi Tín giải thích:

«Quyền được chết» (mà tiếng Anh gọi là “euthanasia”, tiếng Tàu là “an tử”) là một khái niệm luật học mới mẻ, chỉ rõ quyền được pháp luật công nhận cho công dân nước mình được tự do lựa chọn cái chết khi mắc bệnh hiểm nghèo chưa có cách chữa trị, muốn được chết để khỏi phải đau đớn kéo dài trong cơn tuyệt vọng.

<br/>Việc đổi tên đảng, đổi danh xưng của nước Việt Nam, lập đảng mới, đổi quốc kỳ của nước Việt, và tìm một liều thuốc «an tử», giúp đảng CS một kiểu chết thanh thản, chết an lạc, giải thoát khỏi những năm dài bế tắc ... <br/> - Nhà báo Bùi Tín <br/>

Nhưng đảng CS thì có liên quan gì đến “quyền được chết ? ”. Nhà báo Bùi Tín khẳng định là “có”, và nhắc lại rằng Karl Marx và Friedrich Engels khai sinh đảng CS vào ngày 24 tháng Hai năm 1848 cho đến nay, tuổi thọ của nó được 165 năm. Và “ Thoái trào của phong trào CS bắt đầu từ những năm 50 của Thế kỷ 20, đột biến đi xuống từ khi Bức tường Berlin sụp đổ vào cuối năm 1989, tan hoang từ sau khi đảng CS Liên Xô là đảng CS đầu đàn bị giải thể vào cuối năm 1991…

Có thể nói đến nay chỉ còn lơ thơ vài đảng CS có thể đếm trên đầu ngón tay, lớn nhất là đảng CS Trung Quốc, rồi các đảng CS Việt Nam, Cuba và Bắc Triều Tiên”. Nhà báo Bùi Tín không quên nhắc tới “…hơn 100 triệu nạn nhân bi thảm của chủ nghĩa CS hiện thực, một sai lầm khủng khiếp của Thế kỷ 20, qua đó tên tuổi của các nhà lãnh đạo CS nhúng tay vào tội ác…, từ Lenine, Stalin, Mao Trạch Đông, đến Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành, Tito, Fidel Castro, Ceauçescu, Honecke …, không có lãnh tụ CS nào mà tay không đẫm máu nhân dân nước họ cả”. Nhà báo Bùi Tín nhận xét:

Đảng Cộng sản Việt Nam có cùng chung số phận, chung vinh quang hão huyền giả tạo một thời, và chung mối ô nhục gây tội ác chống nhân loại cũng như chống nhân dân bản xứ, như tất cả các đảng Cộng sản khác, không có một ngoại lệ nào cả. Vì tất cả đều cùng chung một học thuyết đấu tranh giai cấp, cùng tôn sùng bạo lực hung hãn, đang cùng chung đà suy thoái tha hóa và tan vỡ không gì ngăn cản nỗi, trừ phi thay đổi cả hệ thống chính trị từ độc đảng toàn trị sang dân chủ đa nguyên theo luật pháp.

Việc đổi tên đảng, đổi danh xưng của nước Việt Nam, lập đảng mới, đổi quốc kỳ của nước Việt Nam mới, và tìm một liều thuốc «an tử», giúp đảng CS một kiểu chết thanh thản, chết an lạc, giải thoát khỏi những năm dài bế tắc, lắm bệnh hiểm nghèo vô phương cứu chữa, chỉ ngày càng ô nhục thêm, có lẽ là rất cần thiết, nhân đạo, có ích cho đất nước và nhân dân vậy.

Tạp chí Điểm Blog xin dừng lại ở đây.