Quan chức thời nay

Cách nay chưa lâu, khi lên tiếng với cử tri tại Saigòn hồi tháng 5 năm ngoái, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mạnh mẽ cảnh báo thẳng thừng rằng “ “Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm.

Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này !”

Một bầy sâu


Theo nhận xét của nhà thơ Nguyễn Duy Xuân qua bài "Quan chức thời nay", được blog Quê Choa và nhiều mạng nhật ký khác phổ biến, thì ông Chủ tịch nước nói như thế chẳng phải ngẫu hứng khi "có lẽ chưa bao giờ hình ảnh quan chức lại rớt giá trong lòng dân như bây giờ", khi trên mặt báo ngày càng xuất hiện "chân dung khái quát về quan chức ngày nay: Hối lộ, tham nhũng, hạch sách, đấu đá, ăn chơi…". Hay nói cách khác,

" Gương mặt méo mó của quan chức đang xuất hiện ngày càng nhiều trên mặt báo" khiến nhà thơ Nguyễn Duy Xuân không khỏi thốt lên rằng " Than ôi ! Quan chức thời nay".

Nếu nhà thơ Nguyễn Duy Xuân có phản ứng bất an như vậy trước tâm trạng "thấy xấu hổ" vì "nhiều con sâu lắm" của Chủ tịch Trương Tấn Sang, thì blogger Huỳnh Ngọc Chênh không khỏi kêu "Anh Tư ới, anh Tư à!" cũng vì lời cảnh báo đó của "anh Tư" - tức Chủ tịch nứơc Trương Tấn Sang.

có lẽ chưa bao giờ hình ảnh quan chức lại rớt giá trong lòng dân như bây giờ”, khi trên mặt báo ngày càng xuất hiện “chân dung khái quát về quan chức ngày nay: Hối lộ, tham nhũng, hạch sách, đấu đá, ăn chơi…

nhà thơ Nguyễn Duy Xuân

Các bị cáo trong vụ PMU 18.
Các bị cáo trong vụ PMU 18. RFA file (RFA file)

Qua bài "Độc thoại với anh Tư về bầy sâu", blogger Huỳnh Ngọc Chênh kể lại rằng từ hồi nghe "anh Tư nói bầy sâu như trên", tác giả mới "tò mò tìm lại những vụ lùm xùm trong quá khứ để xem chân dung của bầy sâu ấy ra sao và việc xử lý chúng như thế nào". Nhưng rồi tác giả thất vọng. Tại sao ? Tại vì từ vụ PMU18 "nổi đình nổi đám với 1 bầy sâu bị bắt", vụ đại lộ đông tây TP HCM, vụ tập đoàn Vinashin làm thất thoát nhiều tỷ đô la cho tới những vụ xảy ra gần đây "cở như Lèo cờ đánh bạc tiền tỷ, viện trưởng VKS huyện dẫn gái đi chơi thuyền" khiến một người đẹp chết chìm, "chưa thấy đâu có sâu lớn bị bắt hoặc thấy có cả bầy sâu làm 'chết' đất nước này như anh Tư nói".

Giữa lúc tác giả thắc mắc " chẳng lẽ anh Tư vì quá bi quan mà nói sai?", thì bỗng "có 1 bầy sâu to đùng xuất hiện…công khai trỗi dậy, bò lổn ngổn, kết bè với nhau tàn phá cả 1 vùng đất nước". Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh giải thích:

Đó là bầy sâu mà đến hôm nay không cần nói ra nhưng ai cũng biết: Bầy sâu ở Hải Phòng. Từ những con sâu rất bé là bọn đầu gấu xã hội đen cướp giật tôm cá trong đầm anh em Đoàn Văn Vươn, ngăn cản hành hung báo chí vào đầm tìm hiểu. Tiếp theo là các con sâu cấp xã như Hoan, Liêm, rồi đến những con sâu to hơn ở cấp huyện như Nghĩa, Hiền, Khanh, Mải…Mới chừng ấy đã thấy một bầy rồi. Nhưng chưa hết, những con sâu cấp cao hơn vì muốn bao che, chống chế cho đàn em, dần dần lộ mặt.

Từ những con sâu rất bé là bọn đầu gấu xã hội đen cướp giật tôm cá trong đầm anh em Đoàn Văn Vươn, ngăn cản hành hung báo chí vào đầm tìm hiểu. Tiếp theo là các con sâu cấp xã như Hoan, Liêm, rồi đến những con sâu to hơn ở cấp huyện như Nghĩa, Hiền, Khanh, Mải…Mới chừng ấy đã thấy một bầy rồi.<br/>

Ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch HĐQT Vinashin. RFA file
Ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch HĐQT Vinashin. RFA file (RFA file)

Ban đầu là sâu Thoại, sâu Ca và mới đây nhất con sâu to nhất ở Hải Phòng lộ diện: Bí Thư thành ủy Nguyễn Văn Thành. Đến đây và đến hôm nay đã có một bầy sâu xuất hiện nguyên hình. Chúng cấu kết với nhau từ cấp xã hội đen lên cấp xã, cấp huyện rồi đến cấp thành… Lâu nay chúng đã ngang nhiên đục khoét, tàn phá địa phương này, gây hại người dân qua biết bao nhiêu vụ việc. Bây giờ bị phát hiện chúng tiêp tục cọ quậy, tìm cách chống trả. Không biết bên trên còn con sâu nào nữa chống lưng cho chúng mà chúng chẳng tỏ ra chút nào sợ sệt.

“Anh Tư” còn chờ gì nữa


Tác giả hối thúc "anh Tư" là còn chờ gì nữa mà không nhanh chóng ra tay "xịt liền cho chúng một bình thuốc rầy", vì càng để lâu chúng sẽ lây lan ra khắp nơi và không khéo dự báo của anh Tư " tất cả thành sâu hết" sẽ trở thành hiện thực thì đúng là "chết cái đất nước nầy".

Trong khi Chủ tịch nước lo ngại "nhiều con sâu lắm", thì nhà văn Trần Kỳ Trung nêu lên câu hỏi rằng " Vì sao ở VN 'quan' xấu không từ chức?". Theo nhận xét của tác giả thì không đâu sướng bằng làm quan ở nước ta: "Bổng lộc nhiều, được cống nạp dưới mọi hình thức", rồi

“ những quan đầu tỉnh trong cả nước ông nào cũng có biệt thự, ô tô riêng, con cái đi học nước ngoài…Nên chuyện vi phạm khuyết điểm buộc phải từ chức để mất ‘lộc’ là việc vô cùng khó, không thể có”.

nhà văn Trần Kỳ Trung

“ những quan đầu tỉnh trong cả nước ông nào cũng có biệt thự, ô tô riêng, con cái đi học nước ngoài…Nên chuyện vi phạm khuyết điểm buộc phải từ chức để mất ‘lộc’ là việc vô cùng khó, không thể có”. Nhất là trong bối cảnh các quan nằm trong lợi ích nhóm, liên kết ‘chằng chịt về quyền lợi” từ trung ương xuống địa phương

Ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên phó giám đốc sở Giao thông vận tải TP.HCM - vụ hối lộ trong Dự án đại lộ Đông - Tây
Ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên phó giám đốc sở Giao thông vận tải TP.HCM - vụ hối lộ trong Dự án đại lộ Đông - Tây (RFA file)

nên họ bảo vệ nhau, cùng lắm "giơ cao đánh khẻ" , không để "bứt dây động rừng".

Đó là chưa kể "có đủ ngàn cách bao biện, cãi chày cãi cối để tại vị", viện dẫn tới "nghị quyết", "chỉ thị", "luật", "thường vụ" để né trách nhiệm cá nhân. Một lý do nữa khiến "quan mình sướng" là "không chịu sự giám sát của nhân dân, rõ hơn là sự giám sát của Quốc Hội". Nhà văn Trần Kỳ Trung cho biết thêm:

…Tất nhiên không phải tất cả, nhưng trong những người làm "quan" ở nước ta văn hóa nhân bản, thẩm thấu vào bản lĩnh con người rất kém. Kém từ cách ăn nói ( như bài phát biểu của ông Bí thư Thành ủy Hải Phòng trước hơn năm trăm cán bộ hưu trí ở Câu Lạc Bộ Bạch Đằng là một ví dụ) đến kém cả nhận thức, không thấy khuyết điểm, không thấy những hạn chế của mình. Đặc biệt rất kém về kiến thức quản lý, kiến thức lãnh đạo. Ăn nói ngạo mạng, kiêu căng, không coi dân ra gì, tự mình đứng trên tất cả, tự mình có thể "đưa đường, dẫn lối", không cho ai phản biện lại.

Nghĩ như thế, làm sao mà " từ chức"! Một điều nguy hại nữa, những kẻ bất tài, suy đồi đạo đức mà làm "quan", một cái "phao" họ bám khỏi " chết đuối" là luôn nhân danh Đảng, Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa! Nếu dư luận báo chí phê phán thì rất dễ bị họ quy vào tội : "có các thế lực phản động đứng đằng sau kích động, phá hoại làm giảm uy tín Đảng nhằm chống phá chế độ…" giống y như bài nói chuyện của ông Trưởng ban tuyên giáo huyện Tiên Lãng trước ba trăm cán bộ cốt
cán Đảng viên khi ông ta giải thích vụ cưỡng chế đất đai của anh Đoàn Văn Vươn.

Trở lại bài "Quan chức thời nay", tác giả Nguyễn Duy Xuân nhắc lại câu nói của các cụ ta ngày xưa rằng "quan nhất thời, dân vạn đại", bởi "quan chức thì gắn liền với chế độ, còn dân thì gắn liền với quốc gia, dân tộc",

Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng - Bí Thư thành ủy Nguyễn Văn Thành. RFA file
Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng - Bí Thư thành ủy Nguyễn Văn Thành. RFA file (RFA file)

nên dân lâu dài, còn quan cùng chế độ chỉ nhất thời mà thôi – một đặc trưng văn hoá, thể hiện tinh thần dân chủ ngay trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Người ta bảo hậu sinh khả úy. Đúng thật ! Con cháu bây giờ vượt xa tiền nhân nhiều. Cái câu "quan nhất thời dân vạn đại" xem ra không còn hợp thời nữa rồi. Vị thế quan-dân ngày nay đã đảo chiều cho nên câu nói ấy phải sửa lại, thành ra "dân nhất thời, quan vạn đại<br/>


Đó là chưa kể, theo nhà thơ Nguyễn Duy Xuân, các cụ xưa xem chuyện treo ấn từ quan "nhẹ tựa lông hồng", "thà vui thú điền viên mà giữ được thanh sạch còn hơn làm quan ô trọc". Đó là lý do các đại thần Nguyễn Trải, Nguyễn Khuyến "treo ấn từ quan", thậm chí vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng để nương náu chốn thiền môn sau 2 lần đại phá Nguyên Mông, khiến các vị tiền nhân ấy lưu danh muôn thuở. Còn bây giờ thì sao ? Nhà thơ Nguyễn Duy Xuân nhận thấy:

Người ta bảo hậu sinh khả úy. Đúng thật ! Con cháu bây giờ vượt xa tiền nhân nhiều. Cái câu "quan nhất thời dân vạn đại" xem ra không còn hợp thời nữa rồi. Vị thế quan-dân ngày nay đã đảo chiều cho nên câu nói ấy phải sửa lại, thành ra "dân nhất thời, quan vạn đại" ?...

Cho nên đánh giá lại một đời làm "công bộc" dân của các quan, thành tích to nhất là lo giữ ghế và giành ghế, không phải bằng năng lực, đức độ mà bằng…tiền và vân vân… Than ôi ! Quan chức thời nay !

Nhắc tới quan chức thời nay, giới bloggers trong mấy ngày nay đề cập tới "đảng Hải Phòng" cùng tình trạng "cát cứ quyền lực" ở địa phương này sau khi tạo ra "biến cố Đoàn Văn Vươn" khiến các nạn nhân bị lâm vào bước đường cùng.

Giám đốc CA Hải Phòng Đỗ Hữu Ca. Photo courtesy of Trần An Lộc/danlambaovn
Giám đốc CA Hải Phòng Đỗ Hữu Ca. Photo courtesy of Trần An Lộc/danlambaovn

Giữa lúc công luận trong và ngoài nước nôn nóng theo dõi sát xem biến cố ấy – từ gia đình nạn nhân Đoàn Văn Vươn cho tới “bầy sâu ở Hải Phòng” – nói theo lời blogger Huỳnh Ngọc Chênh – đi về đâu, thì tác giả Đồ Lão sáng tác “Tiên Lãng Huyện Sử Diễn Ca” được xem như một “kiệt tác”, khiến vô số ý kiến xem Đồ Lão như một “Tiểu Nguyễn Du”, “Dễ sau Đồ Chiểu nay mới có Đồ Lão”, giúp “hậu thế biết được XHVN có một thời nhiễu nhương tao loạn như thế ở Tiên Lãng”, “đánh dấu 1 thời lịch sử bi hài của dân tộc”…

Tiên Lãng Huyện Sử Diễn Ca


"Tiên Lãng Huyện Sử Diễn Ca" được chia thành 6 chương, từ "Đất nghèo nuôi anh hùng", "Kỳ tài lấn biển", "Âm mưu cường hào ác bá",
"Trăm binh đại chiến tam dân", "Miệng quan trôn trẻ" cho tới Trạng chết Chúa cũng băng hà".

"Tiên Lãng Huyện Sử" vừa nói "diễn Ca" đầy đủ mọi tình tiết khiến người ta lại càng bùi ngùi, cảm thương
cho gia đình anh Đoàn Văn Vươn để rồi phẫn nộ thêm "bầy sâu" ở nơi có "thành phố hoa phượng đỏ" nổi tiếng, mở đầu:

Chuyện ở một tỉnh đằng Đông
Cách mặt trời hồng một khúc chẳng xa
Cỡ trăm cây số thôi mà
Có huyện Tiên Lãng rất là nhà quê
Trong đó:
Vinh Quang – chữ sáng ngời ngời
Chính là tên xã để đời mai sau.

Thế rồi có một chàng trai
Xuất thân áo vải, chân gài… dép lê
Đoàn Văn Vươn, hắn xin thề
Kiếm bằng tại chức để về giúp dân
Sau khi chàng Vươn "gặp ông chủ tịch để bày kế cao" thì:
Ông huyện một phát hất hàm
"Thì ông giao đấy, mày làm đến đâu?"

Kỹ sư Vươn "nhận ngay chẳng chút phân vân, bốn chục hec đất, mần muời bốn năm", và cùng gia đình, người thân đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu – mạng sống đứa con thơ, cùng tiền vay bạc hỏi để ngày đêm làm công việc chẳng khác nào "xẻ núi lấp sông":

Nhận rồi cả họ chăm chăm
Ngày đêm đào lấp đứng nằm chẳng ngơi
Trời kia khéo thử lòng người
Cuốn ngay đất đá ra ngoài biển đông
Đấy là mới kể đến công
Còn chưa kể chuyện đau lòng của Vươn:
Có cô con gái dễ thương
Cắp sách đến trường mới được hai năm
Bố mẹ mải miết làm đầm
Em phải âm thầm ở nhà tự chơi
Một ngày hạn kéo tới nơi
Trượt chân té nước, không người cứu lên
Thế là con – bố hai bên
Con nơi chín suối, bố trên cõi trần
Thật là đau đớn muôn phần
Ước gì đổi đất chuộc thân con về.
Ruột gan tan nát tứ bề

Con nơi chín suối, bố trên cõi trần

Thật là đau đớn muôn phần

Ước gì đổi đất chuộc thân con về.

Ruột gan tan nát tứ bề

tác giả Đồ Lão

Cũng đành nén hận quyết thề quai đê
Ngày ngày sớm tối đi về
Nằm gai nếm mật thống kê thủy triều
Nghiên nghiên cứu cứu trăm điều
Tiền vay đổ xuống bao nhiêu cho vừa
Thế rồi sóng phải chịu thua
Mới hay nhân định vẫn thừa thắng thiên

Nhưng khi biến bãi bồi bờ biển thành "Một vùng trù phú mông mênh" gia đình anh Vươn bắt đầu lâm nạn:

Công, của hơn chục năm qua
Nay cơ nghiệp ấy biết ra thế nào.
Vươn lại lên gặp cường hào
Xin được giao tiếp đất ao của mình.
Đâu ngờ hắn chính là tinh
Vùng trù phú ấy hắn rình từ lâu.
Ngày đêm nhỏ dãi nhàu nhàu
Tìm mưu tính kế cướp mau về mình

Trong khi cố gắng mọi cách để xin được tiếp tục khai thác khu đầm thuỷ sản ấy theo lý - và cả tình, nhưng tình trạng quan tham "phủ bênh phủ, huyện bênh huyện" đưa gia đình anh Vươn vào bước đường cùng:

Nhà Vươn cả họ làm điền
Trước giờ chăm chỉ lành hiền đáng yêu
Nay bị dồn đến nước liều
Thôi thì trạng chết, chúa tiêu là huề

Phát ngôn trước báo trước đài

Rằng Huyện Tiên Lãng đã sai hoàn toàn

Sai này có dợ có dàn

Sai từ chủ tịch sai sang án tòa

Sai từ sơ thẩm sai ra

Sai đến phúc thẩm sai là vẫn sai

tác giả Đồ Lão


Rồi lệnh cưỡng chế của quan ban ra, với binh sĩ "cỡ gần trăm mạng bị quan điều vào" khiến cho " Vinh Quang tên xã đẹp sao, hôm nay hỗn độn nháo nhào quân binh"; và lực lượng cướp đất đó bị "dính ngay 1 trái gọi là địa lôi", rồi " bất thần hoa cải bắn ra, Trưởng công an huyện thế là gục ngay", cùng một số đồng bọn. Khi viện binh kéo tới, hoàn tất một cuộc "trăm binh đại chiến tam dân" qua cuộc "diễn tập" mà quant ham gọi là "đẹp nhất từ trước đến nay, có thể viết thành sách", thì lực lượng cướp đất:

Cuối cùng đạp cửa xông vào
Mới hay chẳng có ma nào ở đây
Trùng trùng lớp lớp bao vây
Ba người trốn thoát không hay bao giờ
Quan quân mặt thỗn ngây ngô
Không biết bây giờ báo cáo nàm thao
Quan cho phá nhà gia đình nạn nhân, nhưng "ném đó giấu tay":
Ông Phó ấp úng ậm à
"Nhà Vươn bị phá chính là do dân".

Trước phản ứng mạnh mẽ của công luận, báo giới về hành động của quan chức địa phương, Thủ tướng đã phải can thiệp:

Báo đài ầm ĩ một hồi
Đến tai tể tướng đang ngồi đếm kim
Tể tướng ngẫm nghĩ lim dim
Vụ này không thể để chìm được đâu.

Và đi tới kết luận:

Phát ngôn trước báo trước đài
Rằng Huyện Tiên Lãng đã sai hoàn toàn
Sai này có dợ có dàn
Sai từ chủ tịch sai sang án tòa
Sai từ sơ thẩm sai ra
Sai đến phúc thẩm sai là vẫn sai

Mặc dù phía quant ham "đã sai hoàn toàn" như vậy, nhưng vẫn tìm cách bóp méo sự thật, phủ bênh phủ, huyện bênh huyện, khiến tác giả Đồ Lão kết thúc "Tiên Lãng Huyện Sử Diễn Ca" như sau:

Đại khái càng bới càng hôi
Quan tỉnh rồi cũng vào nồi nay mai.
Còn bây giờ vẫn chơi bài
Lê Lai cứu chúa cho hài lòng dân
Huyện, xã bọn ấy đần đần
Quan tỉnh ký phát, làm dân tức thì
Trưởng, Phó huyện phải ra đi
Bí thư, Chủ tịch xã thì tạm ngưng
Dân đen hoan hỉ tưng bừng
Anh Vươn trong ngục có mừng hay không?
Tiếng súng anh đã thành công
Tới đây tạm có hai ông về vườn.
Báo đài theo dõi sát sườn
Chừng nào bọn tỉnh lên đường mới thôi.

Thanh Quang cảm ơn quý thính giả vừa theo dõi tạp chí Điểm Blog hôm nay. Kính chào tạm biệt qúy vị.