Kiến nghị do các luật sư Trần Vũ Hải, Nguyễn Anh Vân, Lưu Vũ Anh và Hà Huy Sơn đồng đứng tên cùng một số chữ ký đại diện của những hộ dân chưa nhận bồi thường ở Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Từ xã Phụng Công, ông Phạm Hoành Sơn cho biết:
“Từng xã và từng thôn đều đã họp, xin ý kiến của dân trước khi ký vào kiến nghị số 05”.
Kêu gọi thủ trướng đích thân giải quyết
Đây là kiến nghị thứ hai gởi cho Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Trước đó, vào tháng 5 năm ngoái, nông dân Văn Giang đã gởi một kiến nghị khác lên Thủ tướng. Kiến nghị thứ 5 này được thực hiện sau khi các luật sư hỗ trợ pháp lý cho nông dân Văn Giang gởi nhiều kiến nghị đến các cơ quan như Bộ Tài nguyên – Môi trường, Văn phòng Thủ tướng, Tổng Thanh tra Nhà nước … nhưng không có kết quả đáng kể ngoài buổi đối thoại với Bộ TN-MT vào tháng 8 năm ngoái. Tuy nhiên, buổi đối thoại cũng không giải quyết triệt để vấn đề.
LS Trần Vũ Hải nói:
“Cho nên chúng tôi thấy rằng buộc lòng phải quay lại Thủ tướng. Đây là kiến nghị gần như là cuối
cùng của chúng tôi đối với các cơ quan khối hành pháp Lần này chúng tôi gởi thư đến hàng loạt các cơ quan mà theo chúng tôi là có trách nhiệm giúp cho Chính phủ giải quyết vấn đề này”.
Chúng tôi cũng yêu cầu ông đích thân giải quyết hoặc nếu có phức tạp quá thì thành lập một tổ chuyên gia để giải quyết. Theo chúng tôi, Thủ tướng cũng cần giải quyết vì ông là người ký quyết định khi còn là phó TT
LS Trần Vũ Hải
Khi còn làm phó Thủ tướng năm 2004, ông Nguyễn Tấn Dũng được cho là đã ký hai quyết định số 303/QĐ-TTg ngày 30/3/2004 và số 742/QĐ-TTg ngày 30/06/2004 mà theo các luật sư là không đúng thẩm quyền và không căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt trước đó.
Cũng theo ông Hải, so về qui mô và hậu quả thì vụ Văn Giang lớn hơn vụ Tiên Lãng rất nhiều vì liên quan đến hàng ngàn hộ dân với hàng chục ngàn người. Ông Hải cho rằng Thủ trướng đã đích thân giải quyết vụ Tiên Lãng thì cũng sẽ làm tương tự đối với vụ Văn Giang. Ông Hải nói thêm:
“Chúng tôi cũng yêu cầu ông đích thân giải quyết hoặc nếu có phức tạp quá thì thành lập một tổ chuyên gia để giải quyết. Theo chúng tôi, Thủ tướng cũng cần giải quyết vì ông là người ký quyết định khi còn là phó TT”.
Kiến nghị số 5 gồm 8 phần, liệt kê chi tiết những diễn biến liên quan đến dự án Ecopark cũng như các hoạt động cưỡng chế và một số điểm cần được các Bộ, Ngành làm sáng tỏ. Kiến nghị còn cho rằng có dấu hiệu cho thấy có “nhóm lợi ích” đã chạy luật, báo cáo và tham mưu thiếu trung thực để
đền bù với giá rẻ (20 triệu đồng/1 sào = 360m2 theo dự tính ban đầu) gây ra tiêu cực.
Ecopark vẫn tiến hành mà dân vẫn có đất sản xuất?
Điểm nhấn của Kiến nghị 05 này đưa ra 3 đề xuất để giúp nhanh chóng giải quyết triệt để vấn đề liên quan. Theo đó, các luật sư đề nghị thành lập một ban lâm thời để giải quyết những vấn đề liên quan đến dự án Ecopark. Ngoài ra, các luật sư yêu cầu chính quyền cần tạo điều kiện để phía doanh nghiệp được thương lượng trực tiếp với người dân. Theo Kiến nghị, một số nhân vật lãnh đạo của đơn vị đầu tư dự án - Công ty CP Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) cũng có thiện chí muốn đối thoại. LS Trần Vũ Hải nói:
Theo Kiến nghị, đề xuất này nếu được chấp nhận sẽ giải quyết được toàn bộ những vấn đề của Dự án...việc này không những giải quyết khúc mắc của nhà đầu tư khi phải đình trệ dự án; mà còn giải quyết được cho số bà con khiếu kiện vì muốn có đất để sản xuất
LS Trần Vũ Hải
“Cả ba giải pháp đều phải làm trong đó giải pháp cuối cùng là rõ ràng nhất tức là đó là giải pháp giải quyết.”
Đề xuất thứ ba trong nhóm giải pháp đề nghị yêu cầu giữ lại khoảng 130 ha đất cho các hộ khiếu kiện để họ chuyên trồng cây cảnh trong dự án khu đô thị sinh thái Ecopark. Số diện tích này căn cứ theo sổ đỏ của khoảng 1 ngàn 500 hộ chưa nhận tiền bồi thường và đang tiếp tục khiếu kiện. Đại diện của nhóm nông dân này nói họ chấp nhận dồn tổng số diện tích của các hộ chưa nhận tiền lại để hình thành khu chuyên trồng cây cảnh, và cũng tạo điều kiện để chủ đầu tư tiếp tục dự án với số diện tích đất đã thu được. Ông Phạm Hoành Sơn nói:
“Mong muốn duy nhất của chúng tôi là phải có lại đất sản xuất và mong có một giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp và chính quyền. Đó là cùng thoả thuận với người dân. Phương án của LS Trần Vũ Hải đưa ra tôi thấy là hợp lý cho cả hai”.
Theo Kiến nghị, đề xuất này nếu được chấp nhận sẽ giải quyết được toàn bộ những vấn đề của Dự án. LS Trần Vũ Hải chia sẻ, việc này không những giải quyết khúc mắc của nhà đầu tư khi phải đình trệ dự án; mà còn giải quyết được cho số bà con khiếu kiện vì muốn có đất để sản xuất. Ngoài ra, đề xuất này nếu được thực hiện có thể giúp khu Ecopark trở thành khu đô thị sinh thái với một khu vực chuyên trồng cây cảnh. LS Trần Vũ Hải chia sẻ rằng ông hy vọng kiến nghị này sẽ được xem xét:
“Đây là cơ hội tốt để những trợ lý thông minh của TT lấy lại niềm tin của người dân Văn Giang”.
Theo dự kiến, sau Tết Nguyên đán, các luật sư và đại diện nông dân còn khiếu kiện tại Văn Giang sẽ lên lịch gặp trực tiếp các lãnh đạo Bộ, Ngành có liên quan để yêu cầu có phản ứng với Kiến nghị. LS Trần Vũ Hải nói ông hy vọng vấn đề sẽ được giải quyết vào khoảng tháng 5 năm nay.
Kiến nghị ngoài gởi cho Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, còn gởi cho Ông Nguyễn Phú Trọng (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam), ông Trương Tấn Sang (Chủ tịch nước), ông Nguyễn Sinh Hùng (Chủ tịch Quốc hội), ông Nguyễn Xuân Phúc (Phó Thủ tướng Chính phủ), ông Nguyễn Bá Thanh (Trưởng Ban Nội chính Trung ương)… và nhiều cơ quan, bộ, ngành khác.
Theo dòng thời sự:
- Nông dân Văn Giang lại yêu cầu đối thoại
- Nghi vấn về tính pháp lý trong dự án Ecopark
- Nông dân Văn Giang cần một quan tòa công bằng
- Nguyên Thứ trưởng Đặng Hùng Võ xin lỗi người dân Văn Giang
- Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên chối bỏ trách nhiệm
- Nghi vấn về tính pháp lý trong dự án Ecopark
- Vụ Văn Giang dưới mắt các bloggers
- Hàng ngàn công an, bộ đội được huy động đến cưỡng chế đất ở Hưng Yên
- Căng thẳng ở Hưng Yên: chính quyền tuyên bố cưỡng chế, dân quyết chống lại
- Hàng trăm người biểu tình ở Hà Nội