Liên tiếp trong hai ngày 14 và 15 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm ngư dân hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi khiến dư luận vùng biển rộ lên những hy vọng mới trong lúc ngư trường bị thu hẹp, nguồn cá ngày càng teo tóp lại và quan trọng hơn hết là Trung Quốc vẫn tiếp tục bức hiếp ngư dân hai tỉnh này ngày càng trầm trọng hơn. Mặc Lâm có thêm chi tiết
Lời hứa của Chủ tịch nước
Đã khá lâu, ngư dân hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi mới có dịp gặp một lãnh đạo cao cấp nhất nước tới thăm và tìm hiểu nguyện vọng bà con ngư dân. Xã Tam Quang, huyện Núi Thành Quảng Nam được Chủ tịch nước tới thăm đầu tiên và câu hỏi của ông nhắm tới việc bà con cần gì nhất hiện nay, được đa số trả lời là cần tiền để mua tàu mới lớn hơn, đi xa hơn để đánh bắt vì nguồn cá gần bờ hầu như đã cạn kiệt và các ngư trường đa dạng phong phú tại Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc không chế, rượt đuổi.
Trà lời câu hỏi ngư dân có được ngân hàng tạo điều kiện giúp đỡ hay không nhiều ngư dân cho biết là hoàn toàn không vì thực tế khi cho vay thì ngân hàng phải nắm được vật thế chấp, mà ngư dân thì có gì để mà thế chấp ngoại trừ chiếc tàu ọp ẹp bám biển kiếm sống hàng ngày, lại không có giá trị vì mức độ nguy hiểm quá cao khi Trung Quốc muốn bắt, muốn đánh lúc nào cũng được.
Ngư dân được Chủ tịch nước hứa không những về vốn đóng tàu thuyền mà điều lo âu nhất của họ là sự an toàn trên biển khi đánh bắt cũng được ông hứa là sẽ có sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng cảnh sát biển và các lực lượng khác để bảo vệ cho bà con
Sau hai tiếng nói chuyện với ngư dân Chủ tịch nước hứa sẽ có câu trả lời trong thời gian sớm nhất.
Ngư dân được Chủ tịch nước hứa không những về vốn đóng tàu thuyền mà điều lo âu nhất của họ là sự an toàn trên biển khi đánh bắt cũng được ông hứa là sẽ có sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng cảnh sát biển và các lực lượng khác để bảo vệ cho bà con.
Một ngày sau khi thăm Núi Thành, Chủ tịch nước tiếp tục ra Lý Sơn để thăm ngư dân tại đây. Nói đến Lý Sơn là nói đến tai họa trên mặt biển luôn đè nặng trên tất cả gia đình ngư dân trên đảo. Họ bị bão tố hoành hành đã đành, vì đó là cái nghiệp của ngư dân bất cứ ai cũng một lần gặp phải, nhưng bên cạnh thiên tai là địch họa, ngư dân Lý Sơn là những người luôn bị tàu Trung Quốc xâm hại khi đánh bắt cá tại các vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng nay đã nằm trong tay Trung Quốc. Hàng trăm con thuyền của ngư dân Lý Sơn đã từng bị Trung Quốc bắt đòi tiền chuộc, đánh phá tan tành hay thậm chí đánh chìm không thương tiếc.
Mới nhất là tàu cá của anh Bùi Văn Phải bị Trung Quốc bắn cháy cabin đã dấy lên sự quan ngại không những cho ngư dân mà còn đánh động dư luận quốc tế về hành vi không khác hải tặc của tàu Trung Quốc. Khi nghe tin Chủ tịch nước tới anh Phải đã đến gặp và được nói chuyện với ông để bày tỏ nguyện vọng của mình. Thuyền trưởng chiếc tàu của anh Phải là anh Phạm Quang Thạnh cho biết cảm tưởng của anh trước cơ hội này:
-Em rất phấn khởi và vui mừng. Hôm nay anh Phải cũng có phát biểu và có sự yêu cầu đối với Chủ tịch nước và Chủ tịch nước cũng nói là các ban ngành các đoàn thể can thiệp vấn đề đó để ngư dân có thể an tâm bám biển. Nguyện vọng của em thì rất cần nhà nước hỗ trợ bọn em có một số vốn để đóng tàu lớn hơn để có thể đi xa hơn.
Hôm nay anh Phải cũng có phát biểu và có sự yêu cầu đối với Chủ tịch nước và Chủ tịch nước cũng nói là các ban ngành các đoàn thể can thiệp vấn đề đó để ngư dân có thể an tâm bám biển. Nguyện vọng của em thì rất cần nhà nước hỗ trợ bọn em có một số vốn để đóng tàu lớn hơn để có thể đi xa hơn
anh Phạm Quang Thạnh
Cùng tâm trạng của ngư dân, trong tư cách Phó chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam PGS Võ Văn Trác cho biết:
-Vậy là quá tốt nguyên thủ quốc gia mà xuống dân hỏi để nắm tình hình như vậy là quá tốt. Phải nói là động viên không phải cho ngư dân mà cho toàn bộ ngư dân ở các vùng biển nhất là lúc hiện nay vấn đề bảo vệ biển, vấn đề đánh cá trên biển rất là khó khăn, vì vậy việc động viên rất lớn.
Trong chuyến thăm này Chủ tịch Trương Tấn Sang còn khẳng định "Những vướng mắc khó khăn chắc rằng trên những vùng tranh chấp không tránh khỏi nhưng không có nghĩa bế tắc chúng ta không giải quyết gì. Cô bác anh chị hãy cứ kiên trì đeo bám vùng biển truyền thống của mình".
Cảnh sát biển Việt Nam có cũng như không
Tuy nhiên sau giây phút phấn khởi rất nhiều người dân tỏ ra nghi ngờ khả năng bảo vệ họ của cảnh sát biển Việt Nam, một lực lượng quá mỏng lại non nớt so với đối thủ Trung Quốc. Cảnh sát biển Trung Quốc cùng với các tàu ngư chính không phải lấy quyết tâm là có thể khuất phục hay đuổi họ ra khỏi vùng biển Hoàng Sa nơi Bắc Kinh đã rắp tâm chiếm cứ từ gần 40 năm qua. Ông Võ Văn Trác nhận định tương quan lực lượng và cho biết nhận xét của ông:
-Phải nói thật với nhau là lực lượng ta còn yếu, thứ hai nữa đã yếu rồi nhưng phối hợp với nhau chưa phải là tốt lắm. Mặc dù so với xưa ta đã có nhiều tiến bộ. Vấn đề trên biển rất khó khăn lắm và lực lượng hỏa lực phải mạnh và nhiều đơn vị phối hợp với nhau, hợp tác với nhau để nhận định tình hình từ đó có kế sách bảo vệ cho ngư dân để người ta an tâm ra biển đồng thời bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình nữa. Nhưng phải nói sau cái yêu cầu thì chúng ta phải làm tốt hơn nữa, phối hợp các lực lượng dưới nước và trên bờ. Ngư dân của ta hiện nay ven biển gần 4 triệu người, ngư dân trực tiếp đi trên tàu là gần 80 vạn (800 ngàn) có thể nói là một lực lượng đông đảo phối hợp để bảo vệ cho số ngư dân đó là một vấn đề rất quan trọng.
Là người từng bị Trung Quốc bắt và tàu bị phá, anh Nguyễn Chí Thạnh chủ tàu tại huyện Lý Sơn cho biết kinh nghiệm của anh về cảnh sát biển Việt Nam. Theo anh Thạnh thì chưa bao giờ cảnh sát biển Việt Nam xuất hiện tại khu vực mà Trung Quốc chiếm cứ, nhưng điều quan trọng là chính những vùng biển này mới có cá so với hàng trăm hải lý khác:
Bảo vệ gì đâu! ra đó làm sao mà đụng được với Trung Quốc mà bảo vệ? <i>Chỗ đó đâu có ra được chỉ có dân ra chứ bên quân sự đâu có ra được. Khu vực đó thằng Trung Quốc nó quản lý hết làm sao mà ra. Đánh cá thì đánh chui ở Hoàng Sa chớ cảnh sát biển không tới mép nước nữa</i>
anh Nguyễn Chí Thạnh
- Bảo vệ gì đâu! ra đó làm sao mà đụng được với Trung Quốc mà bảo vệ? Chỗ đó đâu có ra được chỉ có dân ra chứ bên quân sự đâu có ra được. Khu vực đó thằng Trung Quốc nó quản lý hết làm sao mà ra. Đánh cá thì đánh chui ở Hoàng Sa chớ cảnh sát biển không tới mép nước nữa, do cũng chưa thấy nó. Cảnh sát biển của Trung Quốc thì có. Nếu bảo vệ thì bảo vệ một khúc nào đó thôi, ở vùng nhất định thôi chứ làm sao vô khu vực Hoàng Sa bảo vệ được? Khu vực san hô mới có cá còn ngoài khu vực đó thì nước nó sâu, có rạng không có san hô cho nên đâu có cá.
Anh Phạm Quang Thạnh cũng cho biết kinh nghiệm của ngư dân về các vùng nước tập trung cá nhưng đồng thời Trung Quốc cũng tập trung chú ý và ngăn cản không cho ngư dân Việt Nam tiếp cận:
-Nhiều khu vực lắm bao gồm nhiều vùng chứ không phải một vùng nhưng trọng điểm nhất là vùng Linh Côn mà ngư dân thường xuyên bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, nói chung là rất nhiều khu vực như Phú Lâm, Sa Cừ và các đảo khác. Cảnh sát biển Việt Nam không thấy vào đó hay đi ngang qua
Việc này thì phải có sự yêu cầu cả nước và cơ quan chức năng phải có biện pháp như thế nào đề cho ngư dân khai thác có sự an tâm hơn.
Sự thăm nom của Chủ Tịch nước cũng như những hứa hẹn của ông trong giai đoạn cực kỳ khó khăn này là cần thiết và đáng trân trọng. Tuy nhiên chỉ hứa và không thể thực hiện trọn vẹn lời hứa vì thế lực ngoại bang còn đè quá nặng trên chủ quyền lãnh thổ, thì lời hứa không thể trấn an ngư dân nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Người dân trông chờ những quyết tâm hơn trong các chính sách Biển Đông của Việt Nam nhất là phản ứng mạnh mẽ, hợp lý từ chính phủ qua mỗi hành vi cưỡng bức của Trung Quốc mới làm cho lời hứa có được sự tín nhiệm của nhân dân.
Cho phép và vận động toàn dân lo chung nỗi lo Trung Quốc mới có thể làm cho ngư dân yên tâm bám biển. Không thể khuyến khích họ bằng lời động viên để khi tàu họ bị Trung Quốc bắt bản thân họ bị giam giữ như tù bình thì chính quyền không có biện pháp nào bảo vệ lúc đó ngư dân sẽ có cảm giác bị bỏ rơi, bị đẩy ra phía trước.