Vừa qua theo yêu cầu từ phía Hoa Kỳ cũng như áp lực của cộng đồng quốc tế, một số tù nhân lương tâm tại Việt Nam đã được trả tự do. Gần đây nhất là trường nữ luật sư Bùi Thị Kim Thành được cho ra khỏi bệnh viện tâm thần và được tiến hành thủ tục đưa đi Mỹ định cư.
Một Nữ Luật sư khác là cô Lê Thị Công Nhân hiện cũng được phía cơ quan công an đến cho biết sẽ được tự do với điều kiện phải sang Hoa Kỳ sinh sống.
Tin này do chính thân mẫu của luật sư Lê thị Công Nhân xác nhận với biên tập viên Gia Minh của Đài chúng tôi sau chuyến đi thăm con trong tù vào ngày 21 tháng 6 vừa qua.
Khi công an không thuyết phục được Công Nhân về điều đó thì Công Nhân nói lại với tôi là họ nói như thế trại giam này là địa chỉ quen thuộc của Công Nhân rồi đó.
Bà Trần Thị Lệ
Bà Trần Thị Lệ: Tôi đến thì được gặp con một tiếng đồng hồ, sức khỏe cũng bình thường. Công Nhân có kể cho tôi nghe là ngày 11 vừa rồi có những người trên Bộ Công An xuống làm việc với Công Nhân, họ hỏi Công Nhân có đồng ý đi Mỹ thì chính quyền đồng ý trả tự do cho Công Nhân đi sang bên đó. Công Nhân trả lời là không đi với tính cách tỵ nạn, tức nhà nước trục xuất.
Công Nhân cũng có nói là sinh ra ở Việt Nam thì cũng có ý nghĩa nào đó và muốn đấu tranh cho dân chủ của Việt Nam. Còn đối với một đất nước dân chủ như Mỹ thì Công Nhân cũng yêu quí và muốn đến nhưng với tính cách là du khách hay học hỏi để mở mang kiến thức; chứ nếu phải đi qua luôn bên đó thì Công Nhân không đi.
Khi công an không thuyết phục được Công Nhân về điều đó thì Công Nhân nói lại với tôi là họ nói như thế trại giam này là địa chỉ quen thuộc của Công Nhân rồi đó.
Gia Minh: Khi nghe quyết định như thế của cô Công Nhân, thì là thân mẫu bà có suy nghĩ như thế nào?
Bà Trần Thị Lệ: Tôi thấy đó là tính cách của Công Nhân. Từ khi đi vào con đường đấu tranh thì Công Nhân có xác quyết phải chung vai sát cánh với những nhà đấu tranh trong nước. Tôi không ngạc nhiên về quyết định của Công Nhân.
Gia Minh: Vừa qua bà cũng được sang Pháp, vậy bà nhận định nếu được ra nước ngòai để đấu tranh và phải ở trong nứơc để chịu tù tội như Công Nhân thì thế nào để cho hữu hiệu?
Bà Trần Thị Lệ: Tôi nghĩ ở vị trí nào nếu có lòng yêu nước đấu tranh cho dân chủ - nhân quyền ở Việt Nam thì đều có thể đóng góp cho công cuộc đấu tranh chung. Nhưng khi có quốc tịch ở nước ngoài rồi thì sự đấu tranh của họ cũng ở mức độ giới hạn nào đó thôi.
Những người ở trong nước thì thực sự sống dưới chế độ này thì họ cảm nhận sâu sắc về bất công, thiếu tự do dân chủ. Đấu tranh của họ xuất phát từ thực tiễn trong nước thì từ góc độ đó sẽ có những hiệu quả nhất định.
Bà Trần Thị Lệ
Còn những người ở trong nước thì thực sự sống dưới chế độ này thì họ cảm nhận sâu sắc về bất công, thiếu tự do dân chủ. Đấu tranh của họ xuất phát từ thực tiễn trong nước thì từ góc độ đó sẽ có những hiệu quả nhất định.
Tôi không nói là ở trong nước thì đấu tranh có hiệu quả cao hơn hoặc ở ngoài thì hiệu quả cao hơn mà đó tùy thuộc vào lòng nhiệt huyết cũng như khả năng của một con người.
Gia Minh: Vừa rồi có tin một số luật sư tham gia bào chữa trong phiên tòa xử Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài có tiến hành nộp hồ sơ xin giám đốc thẩm, bà có thể cho biết thêm thông tin về việc này?
Bà Trần Thị Lệ: Các luật sư của chúng tôi ở miền Nam đã có đơn xin giám đốc thẩm và nộp chính thức cách đây nửa tháng; còn đơn chỉ ra những sai sót trong phiên tòa trước đây cũng đã nộp rồi. Vợ Luật sư Đài cũng có nộp đơn giám đốc thẩm; bản thân tôi cũng có nộp, với hy vọng là nhiều nguời cùng nộp đơn như thế thì họ sẽ có trả lời; bởi vì những sai sót trong phiên tòa thì quá rõ ràng mà mọi nguời đều thấy cả.
Gia Minh:
Cám ơn bà Trần Thi Lệ về những chia sẻ vừa rồi.