Khi về nước để tham dự một cuộc hội thảo do trường Đại Học Mở Hà Nội (Hanoi Open University) và Đại Học Monash (Monash University, Úc) mời về thuyết trình với đề tài "Quan

điểm từ Á Châu:
Vai trò của ngôn ngữ và giáo dục đa văn hóa trong việc hướng dẫn các cộng đồng địa phương trong nền kinh tế toàn cầu" (The role of language and multi-cultural education in educating local communities in global economies: perspectives from Asia), GS Tuấn đã bị giữ tại Phi Trường Nội Bài và ngay sau đó ông bị áp giải sang Thái Lan để bay trở về Úc.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Tuấn còn được biết với tên gọi Nguyễn Hưng Quốc qua tên tuổi của một cây bút phê bình văn học.
Ông đã xuất bản nhiều tác phẩm văn học giá trị trong hơn 20 năm qua.
Vào tháng 11-2205 tôi dẫn phái đoàn sinh viên Úc về Việt Nam để du khảo, để học tiếng Việt, để nghiên cứu về văn hoá Việt Nam, tuy nhiên, khi đến TP.HCM thì tôi bị yêu cầu rời khỏi Việt Nam<br/>
Có visa vẫn không được vào Việt Nam
Mặc Lâm : Thưa Giáo Sư, trước tiên xin được chia xẻ về sự kiện không vui vừa xảy ra cho ông. Như chúng tôi được biết thì ông vừa bị nhà cầm quyền Hà Nội không cho vào Việt Nam và đây là lần thứ hai phải không ạ? Lần trước thì Giáo Sư và các sinh viên Úc trong phái đoàn cũng bị tình trạng tương tự. Ông có thể kể qua vụ việc như thế nào hay không, thưa ông?
GS Nguyễn Ngọc Tuấn : Vào tháng 11-2205 tôi dẫn phái đoàn sinh viên Úc về Việt Nam để du khảo, để học tiếng Việt, để nghiên cứu về văn hoá Việt Nam, tuy nhiên, khi đến TP.HCM thì tôi bị yêu cầu rời khỏi Việt Nam trong khi các sinh viên của tôi thì vẫn tiếp tục vào Việt Nam.
Còn lần này thì tôi về Việt Nam chủ yếu là để tham dự một cuộc hội nghị quốc tế được tổ chức tại Hà Nội về vấn đề giáo dục và ngôn ngữ, trong đó tôi là một trong những thuyết trình viên chính.
Mặc Lâm : Thưa, ông có làm đúng các thủ tục nhập cảnh mà phía Việt Nam yêu cầu đối với một kiều dân nuớc ngoài hay không?
GS Nguyễn Ngọc Tuấn : Vâng. Tôi vẫn làm đúng theo quy định của chính phủ. Trước khi đến Việt Nam thì tôi có gửi đơn đến Toà Đại Sứ Việt Nam tại Úc để xin Visa nhập cảnh và mấy ngày sau thì tôi nhận được Visa.
Tôi vẫn làm đúng theo quy định của chính phủ. Trước khi đến Việt Nam thì tôi có gửi đơn đến Toà Đại Sứ Việt Nam tại Úc để xin Visa nhập cảnh và mấy ngày sau thì tôi nhận được Visa.<br/>
Mặc Lâm : Nếu mọi thứ giấy tờ nhập cảnh đều hợp lệ thì công an cửa khẩu lấy lý do gì không cho Giáo Sư vào Việt Nam ?
GS Nguyễn Ngọc Tuấn : Tôi không biết lý do sao cả, anh ạ. Sau khi tôi đưa hộ chiếu ra thì mấy người công an đó mới yêu cầu tôi vào văn phòng của họ và ở đó thì họ bảo tôi ngồi chờ. Sau đó thì người ta yêu cầu tôi quay lại Thái Lan là nơi mà tôi đã bay từ đó đến Việt Nam.
Người ta bảo là tôi không được nhập cảnh vào Việt Nam. Hỏi kỷ hơn nữa lý do tại sao thì người ta chỉ nói cái này là nhà nước Việt Nam "không hoan nghênh anh vào Việt Nam", cả khi tôi được mời về Việt Nam, chớ không phải tự ý tôi về Việt Nam, kể cả khi tôi đã có Visa vào Việt Nam.
Mặc Lâm : Ông có thể cho biết đơn vị chủ quản nào đã mời ông trong chuyến đi này hay không ?
GS Nguyễn Ngọc Tuấn : Cuộc hội nghị quốc tế này do hai trường đại học cùng tổ chức, một là Đại Học Monash ở Úc và hai là trường Đại Học Mở ở Hà Nội.
Mặc Lâm : Và khi hai đại học này nghe ông bị từ chối nhập cảnh thì họ có động thái can thiệp nào hay không?
Người ta bảo là tôi không được nhập cảnh vào Việt Nam. Hỏi kỷ hơn nữa lý do tại sao thì người ta chỉ nói cái này là nhà nước Việt Nam "không hoan nghênh anh vào Việt Nam", cả khi tôi được mời về Việt Nam, chớ không phải tự ý tôi về Việt Nam, kể cả khi tôi đã có Visa vào Việt Nam.<br/>
GS Nguyễn Ngọc Tuấn : Ngay lúc tôi chờ ở Phi Trường Nội Bài, khi nghe tin là mình không được nhập cảnh vào Việt Nam (thì) tôi có gọi điện thoại cho một trong những người tổ chức cuộc hội nghị (để) trình bày vấn đề thì chị đó có nói là sẽ liên lạc với công an gấp để hy vọng vấn đề có thể được giải quyết một cách tốt đẹp.
Thế nhưng trước khi nhận được điện thoại trả lời của chị đó thì tôi đã bị công an áp tải lên máy bay và bay ngược về Thái Lan.
Một nhà hoạt động văn hoá thuần túy
Mặc Lâm : Chúng tôi rất ngạc nhiên khi biết chính quyền có những động thái có thể gọi là cứng rắn như vậy vì thật ra Giáo Sư chỉ là một nhà hoạt động văn hoá chứ không phải là một nhà hoạt động chính trị, thì tại sao lại có việc nhanh chóng đưa ông lên máy bay như vậy ?
GS Nguyễn Ngọc Tuấn : Thật ra họ muốn tôi rời Việt Nam càng sớm càng tốt. Trên chuyến máy bay từ Thái Lan sang Việt Nam mà tôi vừa mới đi, chuyến máy bay đó từ Thái Lan qua Việt Nam, trong vòng khoảng một tiếng đồng hồ sau thì nó sẽ bay ngược về Thái Lan, thì người ta muốn tôi đi ngay trên chuyến bay đó. Cho nên họ gọi điện thoại bảo chuyến bay đó chờ và họ thúc ép tôi lên cho thật sớm.
Và không những vậy, người ta còn lo sợ đến độ tôi có thể quay ngược lại cho nên người ta liên lạc với bộ di trú của Thái Lan yêu cầu làm thế nào để bảo đảm cho tôi về Úc một cách an toàn.
Và không những vậy, người ta còn lo sợ đến độ tôi có thể quay ngược lại cho nên người ta liên lạc với bộ di trú của Thái Lan yêu cầu làm thế nào để bảo đảm cho tôi về Úc một cách an toàn.
Có nghĩa là khi tôi đến phi trường Thái Lan thì tôi được thông báo là người ta sẽ giữ passport của tôi cho đến khi tôi lên máy bay về Úc.
Mặc Lâm : Giáo Sư có nghĩ rằng mình đã làm một điều gì đó làm cho chính quyền e ngại sự hiện diện của ông tại Việt Nam ?
GS Nguyễn Ngọc Tuấn : Thành thật mà nói thì tôi vẫn không nghĩ ra. Có một điều mà tôi vẫn luôn luôn khẳng định với tất cả mọi người một cách công khai hay là ở chỗ riêng tư với bạn bè là tôi chưa bao giờ làm chính trị, tôi không bao giờ làm chính trị.
Làm một người vựơt biên thì đương nhiên tôi có lập trường chính trị, làm một người viết lách đương nhiên tôi có lập trường chính trị, làm một trí thức đương nhiên tôi có lập trường chính trị, nhưng mà tôi vẫn không biến cái lập trường đó thành một hành động.
Tôi không tham gia bất cứ đảng phái nào, tôi cũng không tham gia bất cứ một cuộc biểu tình nào, thành ra tôi vẫn không hiểu lý do tại sao chính quyền ở trong nước lại đối xử với tôi như vậy. Tôi chỉ có nghĩ đến khả năng là người ta không thích những bài viết của tôi.
Nhưng mà cho đến bây giờ, tôi cũng xin nói ngay là tôi in đến hơn 10 quyển sách và tôi viết khá nhiều, nhưng mà tất cả các quyển sách cũng như các bài viết của tôi đều tập trung vào lãnh vực văn học và văn hoá. Tuyệt đối không có bất cứ một bài viết nào thuần tuý về chính trị.
Tôi không tham gia bất cứ đảng phái nào, tôi cũng không tham gia bất cứ một cuộc biểu tình nào, thành ra tôi vẫn không hiểu lý do tại sao chính quyền ở trong nước lại đối xử với tôi như vậy. Tôi chỉ có nghĩ đến khả năng là người ta không thích những bài viết của tôi. <br/>
Cuốn sách"Văn học Việt Nam duới chế độ cộng sản"
Mặc Lâm : Có thông tin cho rằng chính cuốn sách mang tên "Văn học Việt Nam duới chế độ cộng sản" của ông dã làm phật lòng Hà Nội. Giáo Sư có cho rằng nhận xét này là hợp lý hay không?
GS Nguyễn Ngọc Tuấn : Có lẽ có một phần nào, thế nhưng tôi nghĩ cái đó không phải là lý do chính. Thứ nhất là cuốn sách này in khá lâu, lần đầu tiên in vào năm 1991, tức là cách đây đã hai mươi mấy năm rồi.
Không có lý do gì mà nó kéo dài dây dưa cái hậu quả cho đến độ như vậy. Thứ hai, những lần trước tôi về Việt Nam thì thường thường là công an có mời tôi lên làm việc và một trong những đề tài người ta nói chuyện nhiều nhất, đó là về quyển sách "Văn học Việt Nam dưới chế độ cộng sản", và luôn luôn tôi khẳng định đây là quyển sách nghiên cứu phê bình xuất phát từ góc độ của một nhà nghiên cứu và một nhà phê bình, chứ tuyệt đối không phải từ góc độ của một người làm chính trị.
Công an có mời tôi lên làm việc và một trong những đề tài người ta nói chuyện nhiều nhất, đó là về quyển sách "Văn học Việt Nam dưới chế độ cộng sản", và luôn luôn tôi khẳng định đây là quyển sách nghiên cứu phê bình xuất phát từ góc độ của một nhà nghiên cứu
Tất cả những tài liệu tôi sử dụng trong quyển sách đó tôi đều lấy từ trong nước, vậy người ta cũng hiểu điều đó. Do đó tôi không nghĩ là quyển sách "Văn học Việt Nam dưới chế độ cộng sản" là nguyên nhân gây ra những sự khó khăn, những trục trặc trong việc nhập cảnh của tôi sau này.
Mặc Lâm : Và câu hỏi cuối xin được Giáo Sư chia xẻ. Nếu có cơ hội về Việt Nam do một tổ chức văn hoá nào đó chính thức mời một lần nữa thì Giáo Sư có từ chối vì kinh nghiệm vừa qua hay không?
GS Nguyễn Ngọc Tuấn : Không. Tôi sẽ đi trở lại, bởi vì lý do đơn giản Việt Nam là đất nước của tôi, tôi có quyền trở về. Và làm một nhà văn, là một người làm văn hoá, tôi vẫn tha thiết được làm văn hoá, được làm văn học ngay trên đất nước mình.
Cho nên trong tương lai, nếu có bất cứ cơ hội nào về Việt Nam (thì) tôi cũng sẽ trở về. Tôi không cần biết là chính phủ Việt Nam sẽ đối xử với tôi như thế nào, nhưng mà khi có dịp thì tôi sẽ trở về.