Project Vietnam, Dự Án Việt Nam, một chương trình huấn luyện sản phụ khoa và hối sức cấp cứu trẻ sơ sinh tại những vùng sâu vùng xa nghèo khó ở Việt Nam đã 18 năm nay. Hàng năm, Dự Án Việt Nam đều tổ chức những chuyến công tác y khoa khám chữa bệnh đến Việt Nam, chuyến mới nhất vừa rồi là tháng Ba năm 2013.
Trại Hè và chuyến đi khám bịnh
Từ năm 2010, Dự Án Việt Nam khởi sự tổ chức Trại Hè, mỗi năm đưa các sinh viên và học sinh Mỹ gốc Việt, hầu hết đều tình nguyện, đi Việt Nam cùng một phái đoàn y tế. Cũng từ 2010, mỗi năm Trại Hè của Dự án Việt Nam diễn ra tại miền Tây hay miền Trung Việt Nam.
Năm nay, Trại Hè 2013 của Project Vietnam lần đầu tiên diễn ra tại Hải Dương ở miền Bắc với 60 sinh viên, 10 học sinh trung học, 30 còn lại gồm bác sĩ, y tá, dược sĩ và một số người chuyên môn trong lãnh vực khám bệnh chữa bệnh. Trại Hè bắt đầu ngày 23 tháng Sáu, kết thúc ngày 7 tháng Bảy. Anh Nguyễn Anh Dũng, phó trưởng đoàn Trại Hè 2013 của Dự Án Việt Nam đã bốn năm nay:
Gọi là Trại Hè nhưng thật ra nó là chuyến đi khám bịnh. Chuyến đi khám bịnh này đặc biệt khác chuyến đi của tháng Ba, những người tình nguyện là sinh viên chứ không phải những người lớn tuổi. Công việc cũng tương tự như chuyến đi khám bịnh của tháng Ba nhưng chỉ không có vấn đề mổ xẻ thôi. Năm nay là lần đầu tiên chúng tôi đi ra ngoài Bắc, về tới tỉnh Hải Dương và làm việc ở đó hai tuần.
Cũng như mọi năm, trong thời gian hai tuần lễ đó thì chúng tôi tổ chức sáu buổi khám bệnh miễn phí cho các xã các huyện ở địa phận đó. Ngoài sáu buổi khám bệnh miễn phí ra thì cũng có dành một ít thì giờ để cho các sinh viên học sinh đi thăm những danh lam thắng cảnh. Chúng tôi có đi Hạ Long một ngày, về Hà Nội ở hai đêm để các sinh viên học sinh có dịp đi thăm Hồ Hoàng Kiếm và những di tích lịch sử nổi tiếng ở Hà Nội là Văn Miếu... Đại khái như vậy.
Đến Hải Dương chiều 23 tháng Sáu, đoàn dành hẳn hai ngày 24 và 25 để chuẩn bị :
Gọi là Trại Hè nhưng thật ra nó là chuyến đi khám bịnh. Chuyến đi khám bịnh này đặc biệt khác chuyến đi của tháng Ba, những người tình nguyện là sinh viên chứ không phải những người lớn tuổi. Công việc cũng tương tự như chuyến đi khám bịnh của tháng Ba nhưng chỉ không có vấn đề mổ xẻ thôi
Anh Nguyễn Anh Dũng
Chúng tôi phải mở hết các thùng thuốc ra rồi bắt đầu soạn thuốc, đếm thuốc. Rồi chúng tôi phải kiểm soát tất cả các dụng cụ đem về như là máy chữa răng chẳng hạn. Đó là hai ngày chuẩn bị, sau đó chúng tôi khám ba ngày liên tiếp, nghĩ một ngày, rồi lại khám ba ngày liên tiếp sau đó nữa. Đủ sáu buổi thì chúng tôi kết thúc khám bịnh và dùng những ngày còn lại chúng tôi cho các em đi Hạ Long và Hà Nội.
Một tình nguyện viên từ Nam California, Trần Xuân Đức Duy, sinh viên Orange Coast College và Irvine Valley College, đi theo Trại Hè của Dự Án Việt Nam lần này là lần thứ hai:
Trong sáu ngày khám bịnh đó, công việc của em là phụ tá cho bác sĩ hay đi qua khu nha sĩ mình rửa máy móc mình giữ sạch để cho người ta làm tiếp. Mình phát quà hay mình phát thuốc, xong rồi qua chỗ khám mắt thì mình có quyền phát mắt kiếng.
Cái chính của em là dẫn mấy người từ trạm thứ nhất tới trạm thứ nhì, dẫn người ta để người ta không bị lạc hay là cho nó không có bị đông quá. Trong trại hè em là đội phó thì em cũng phải chạy vòng vòng coi đội của em. Có một ngày đi thăm mấy cái chùa thì em có được tham gia. Ngày đi chơi thứ nhì là đi thăm một cô nhi viện nhưng mà đội em không đi tại người ta không cho nhiều người đi. Chuyến đi này không phải mình đi làm không nhưng mình cũng học nữa. Mình học nhiều mấy chuyện y khoa lắm.
Em khoái cái Summer Camp này lắm, nếu mà được nói ra một cái thì nó hơi mắc thôi, nhưng mà cái đó cũng đâu có sao tại cuối cùng ra mình muốn học, muốn chơi, muốn giúp mọi người thì chuyện tiền không phải một vấn đề lớn đâu.
Với Trần Xuân Đức Duy, nếu Trại Hè 2014 của Project Vietnam còn cần bạn thì bạn sẽ quay lại với tất cả tấm lòng và khả năng của mình.
Từ Seattle, Nguyễn Bội Linh, sinh viên Năm Ba Washington State University, cho biết chuyến đi Hải Dương là Trại Hè đầu tiên bạn được tham dự:
Thật ra em muốn đi từ năm ngoái nhưng lúc đó em đang học qua năm thứ ba trong đại học và lúc đó thì em chưa đủ tiền đi. Em mới nói chuyện với adviser của em thì người cố vấn của em giúp em điền đơn xin học bổng và tiền phụ cấp học vấn. Thì em mới lấy số tiền đó tự mua vé máy bay tự đóng tiền để mà đi.
Lúc thật sự đi rồi em cảm thấy những gì em học hỏi còn nhiều hơn những gì mà em mong đợi nữa. Những gì tụi em muốn làm tụi em đều có thể làm được hết. Chỉ có sáu ngày làm trong trạm xá thôi mà em có thể học được mọi thứ nên cảm thấy rất là vui
Nguyễn Bội Linh
Lúc thật sự đi rồi em cảm thấy những gì em học hỏi còn nhiều hơn những gì mà em mong đợi nữa. Những gì tụi em muốn làm tụi em đều có thể làm được hết. Chỉ có sáu ngày làm trong trạm xá thôi mà em có thể học được mọi thứ nên cảm thấy rất là vui.
Em cảm thấy chuyến đi này rất có ý nghĩa, tiền em bỏ ra rất là xứng đáng, em rất muốn đi nữa. Năm tới khi em vào Medical School rồi thì khi có đầy đủ tiền rồi thì em rất mong muốn có thể đi lại một lần nữa.
Muốn đưa chính trị vào chương trình nhân đạo?
Chắc quí thính giả còn nhớ từ năm 2010 Thanh Trúc đã tường trình Trại Hè đầu tiên của Dự Án Việt Nam về vùng quê miền Tây. Năm nay, 2013, có thể nói con số người tham dự hơn hẳn mọi năm với một trăm gồm sinh viên, học sinh, bác sĩ, dược sĩ, y tá, điều dưỡng viên và nhân viên chuyên môn.
Không hiểu có phải vì con số thành viên của đoàn quá đông, vả lại lần đầu tiên Trại Hè ra miền Bắc hay không, mà Dự Án Việt Nam đã gặp trở ngại ngay từ đầu khi chuẩn bị đi từ Hoa Kỳ. Chính quyền địa phương của Hải Dương, anh phó trưởng đoàn Nguyễn Anh Dũng kể tiếp, yêu cầu đoàn cử ra 20 trại viên trẻ để đi với họ, một điều chưa từng xảy ra cho các kỳ Trại Hè ba năm qua ở trong Nam:
Vấn đề nó tế nhị chút xíu là năm nay chính phủ Việt Nam trong có 4 ngày họ yêu cầu chúng tôi phải tuyển chọn ra 20 người để đi gọi là trao đổi văn hóa và giao lưu. Tế nhị bởi vì những nơi mà họ mời mình tới nhiều khi cũng có thể là một cách họ tuyên truyền. Nhưng đó là chuyện bắt buộc mình phải chấp nhận thôi tại vì muốn làm việc với họ nhiều khi mình cũng phải nhượng bộ một chút xíu. Cái chính là mình có người lớn đi theo để mà những người trẻ thắc mắc hoặc có những tin tức gì mình nghĩ không được chính xác thì mình có thể mình giải nghĩa cho họ biết để họ hiểu rõ thêm.
Những người trẻ có tới viếng thăm trường Đại Học ở Hải Dương, gặp gỡ các sinh viên ở đó và cũng tham gia sinh hoạt trong buổi lễ ra trường của Đại Học Hải Dương, có đi tới làng gốm để coi cách họ làm bình sứ, rồi họ có mời tới thăm một chỗ họ gọi là “những nạn nhân da cam” và một chỗ của các trẻ em khuyết tật. Đại khái là ở chung quanh địa phận Hải Dương hết.
Năm nay chính phủ Việt Nam trong có 4 ngày họ yêu cầu chúng tôi phải tuyển chọn ra 20 người để đi gọi là trao đổi văn hóa và giao lưu. Tế nhị bởi vì những nơi mà họ mời mình tới nhiều khi cũng có thể là một cách họ tuyên truyền.
anh Nguyễn Anh Dũng
Được hỏi trong tư cách một trưởng đoàn, một người lớn, anh nhìn thấy những chuyến thăm viếng yêu cầu như vậy có tác dụng thế nào, anh Nguyễn Anh Dũng phân tích:
Nếu nhìn về khía cạnh nhân đạo thì nó cũng giúp các em sinh viên hiểu rõ thêm về những khó khăn trong đời sống của dân nghèo. Nhưng nếu nhìn về khía cạnh chính trị tôi nghĩ nó không giúp ích gì cho lắm mà lại có thể làm cho các em thắc mắc nhiều hơn. Chẳng hạn thăm viếng “những nạn nhân da cam” thì có thể mình phải ngồi nghe họ kể lại lịch sử cuộc chiến tranh Việt Nam, tại sao lại có “những nạn nhân da cam”. Họ có thể nói đó là lỗi của Hoa kỳ và chính phủ Hoa Kỳ. Đại khái có những câu mình không có đồng ý thôi.
Thì với tư cách những người từng sống và lớn lên trong chiến tranh chúng tôi cũng có giảng nghĩa cho các em học sinh sinh viên hiểu vấn đề chiến tranh Việt Nam như thế nào, “những nạn nhân da cam” không phải ngoài Bắc mới có mà trong Nam cũng có, tại sao những người ngoài Bắc lại có thể là “nạn nhân da cam” . Đó là vì miền Bắc đưa quân vào miền Nam thì họ phải nhận lãnh, tôi không muốn dùng chữ hậu quả, nhưng mà cái đó là hậu quả thôi. Mình cũng giải nghĩa cho các em nghe là chiến tranh nó như vậy, không thể nói hai bên là đúng hoàn toàn cũng không thể sai hoàn toàn được.
Có thể nói đúng ra là chúng tôi định hủy bỏ chuyến đi này rồi bởi vì những gì họ đòi hỏi không được hợp lý cho lắm. Mới đầu họ yêu cầu là họ muốn tất cả các sinh viên của mình đi giao lưu văn hóa chứ không muốn sinh viên làm việc trong các buổi khám bịnh. Họ nghĩ tổng số ba chục người gồm bác sĩ, nha sĩ và y tá là đủ để khám bịnh rồi, họ yêu cầu tất cả 60 em sinh viên học sinh đi giao lưu như vậy. Chúng tôi đã từ chối và cũng có sự giằng co qua lại đến mức độ mà chúng tôi sửa soạn hủy bỏ chuyến đi ra Bắc năm nay. Rốt cuộc họ đồng ý rút con số xuống chỉ còn 15 sinh viên thôi.
Tôi đã từng tham dự 4 cái Trại Hè rồi, đây là lần đầu tiên mà chúng tôi phải đối phó với một trường hợp tương tự như vậy. Thường thường những năm trước chúng tôi đi ở miền Trung hoặc miền Tây trong Nam thì không có những cái rắc rối như vậy.
Tuy đã làm việc ở Việt Nam năm nay là năm thứ 18 rồi nhưng mà mỗi một lần thì có những thay đổi. Nhiều khi trong những cái trở ngại thì lại có những vấn đề khả quan.
bác sĩ Quỳnh Kiều
Một thành viên khác trong Trại Hè của Dự Án Việt Nam, anh Jimmy Lương, người chuyên lo về hậu cần cho cả đoàn khi đi về Việt Nam, cho biết thêm chi tiết:
Tại vì ở Sài Gòn và Hà Nội thì người ta không cần và chúng tôi không tổ chức Trại Hè ở đó. Ở Vinh thì y tế là nhiều nhất, Project Vietnam làm bảy tám năm nay. Bến Tre thì chúng tôi đi hai ba năm rồi, Hải Dương thì chúng tôi đã làm y tế hai năm và năm này chúng tôi xin về làm Trại Hè thôi.
Còn lý do mình bị khó khăn tại vì đầu tiên người ta không nói thẳng cho mình, sau người ta mới nói tại vì người ta thấy đông quá. Hải Dương thì chưa khi nào tổ chức Trại Hè ở đó hết nên người ta thấy đông thì người ta sợ. Trong thời gian chúng tôi làm việc thì người ta bắt buộc chúng tôi phải chia làm hai đoàn, người ta không cho các em đi chung cả một trăm người mà bắt chia ra từng nhóm nhỏ.
Nhưng sau khi làm việc khoảng hai ba ngày người ta mới hiểu ra là chúng tôi thiếu người.
Lý do là vì một bác sĩ khám bệnh thì cần it nhất một y tá và một thông dịch viên kế bên, anh Jimmy Lương giải thích, trong lúc bên ngoài cần nhiều em giữ trật tự, hướng dẫn và giúp đỡ bệnh nhân, nhất là các cụ già, vào từng khu vực khám bệnh hay chữa răng hoặc khám mắt hoặc phát thuốc:
Nói chung rất là nhiều việc, 30 chục bác sĩ cộng 60 chục em và 10 tình nguyện viên ở chuyến chúng tôi về thì không đủ. Chuyến đi này đầu tiên thì rất mệt mỏi tại vì thay đổi chương trình liên tục, bị chia nhóm như vậy nhiều khi tôi cũng bất mãn và cũng buồn, Nhưng sau khi mà tôi muốn để cho người ta tìm hiểu mình tôi mời người ta đi theo thì người ta mới biết. Sau khi làm việc ba ngày thì chúng tôi nhập lại thì nói chung mọi việc cũng đều thuận lợi hết.
Thực tế, theo anh Jimmy Lương, khi đó anh đã phải nhờ vào sự can thiệp của PACCOM , tên gọi tắt của Ban Điều Phối Viện Trợ Nhân Dân, một tổ chức chuyên làm việc với các NGOs đến Việt Nam, cũng là cơ quan cấp giấy phép cho Dự Án Việt Nam hoạt động trong nước. Nhờ báo cáo từ các nhân viên của PACCOM đi theo đoàn mà sau này mọi trở ngại của Trại Hè 2013 ở Hải Dương mới được tháo gỡ, sáu ngày khám chữa bệnh, cấp thuốc phát thuốc mới hoàn tất tốt đẹp.
Dưới mắt bác sĩ Quỳnh Kiều, người sáng lập Project Việt Nam rồi Trại Hè của Dự Án Việt Nam, khó khăn và trở ngại là điều không thể tránh, cái quan trọng là đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ khám và chữa bệnh cho nhiều người nghèo khó ở Hải Dương:
Tuy đã làm việc ở Việt Nam năm nay là năm thứ 18 rồi nhưng mà mỗi một lần thì có những thay đổi. Nhiều khi trong những cái trở ngại thì lại có những vấn đề khả quan.
Đây là lần đầu tiên chúng tôi làm Trại Hè ở miền Bắc. Đối với các tỉnh miền Nam thì chúng tôi không có vấn đề tại vì phần nào họ biết chúng tôi rồi. Lần này vì cái địa phương mới, bởi vậy có một số vấn đề chưa hiểu nhau. Lúc đầu họ tách chúng tôi ra bớt thành ra chúng tôi cần thêm tình nguyện viên. Một số tình nguyện viên địa phương làm việc với chúng tôi thấy những sự khám bệnh của mình có chất lượng và hiệu quả, sau đó chính họ là những người đề xuất cho các em trở lại làm việc.
Đối với các em thì điều đó làm các em phấn khởi, các em hiểu mình có thể vượt qua được, các em thấy sự cố gắng đem lại những dịch vụ giúp người nghèo khó rất có giá trị.
Thanh Trúc xin được chấm dứt câu chuyện Trại Hè 2013 của Dự Án Việt Nam vừa kết thúc tuần trước ở Việt Nam. Xin hẹn quí vị tối thứ Năm tuần tới.