Giật tượng Lê Nin, sự bất mãn của người dân đã lên tới đỉnh?

0:00 / 0:00

Vào lúc 4 giờ15 sáng ngày 23/01/2014, bốn học viên Pháp Luân Công đã đến công viên Lê Nin cạnh Đại sứ quán Trung Quốc số 46 Hoàng Diệu – Hà Nội để kéo đổ tượng đài Lê Nin nhưng bất thành do đứt dây cáp. Mặc Lâm phỏng vấn nhân vật chính trong vụ tổ chức này là anh Nguyễn Doãn Kiên để tìm hiểu thêm sự thật, mời quý thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn này.

Mặc Lâm: Xin anh cho biết anh và các bạn đã có ý định kéo đổ tượng Lê Nin vào lúc nào và điều gì đã khiến các anh đủ can đảm để thực hiện công việc hết sức nguy hiểm này?

A nh Nguyễn Doãn Kiên : Vấn đề hạ tượng Lê Nin thì người ta đã làm khắp nơi trên thế giới rồi còn ở Việt Nam thì chưa tiến hành và tôi thấy rằng việc đó nên làm vì chủ nghĩa Mác Lê đã quá bại hoại rồi. Lịch sử cả thế giới người ta đã đào thải từ lâu cho nên không thể để cái chủ nghĩa quốc tế này ở Việt Nam được nữa. Hạ tượng Lê Nin là bước đầu trong việc giải thể chủ thuyết Mác Lê đang gắn lên dân tộc Việt Nam. Tôi muốn làm việc này với một nhóm có 6 người tất cả có hai người cộng tác quay phim chụp hình còn 4 người trực tiếp tham gia hạ cái tượng này.

Mặc Lâm: Anh có thể kể lại diễn tiến việc hạ tượng ra sao và bằng cách nào các anh tin là bức tượng nặng như vậy sẽ bị kéo đổ xuống đất?

A nh Nguyễn Doãn Kiên : Tôi khảo sát và biết cái bệ tượng này nó cao 2 mét 7 nên không trèo lên được. Tôi quan sát từ bên dưới và đứng cạnh nó để quan sát địa hình xem có cây cổ thụ nào để mình buộc vào mình hạ nó xuống.

Tôi đã tham khảo các hình ảnh video việc hạ tượng Lê Nin trên khắp thế giới qua mạng Internet thì tôi thấy rất đơn giản không có gì khó khăn cả và tôi đã làm theo.Tôi chuẩn bị giây cáp và ba lăng bằng xích, mục đích là sẽ buộc cái thòng lọng giây cáp vào cổ của Lê Nin và cột ba lăng xích vào cây cổ thụ phía sau ông ta rồi kéo dây cáp của ba lăng để hạ nó xuống.

Dân quân Chechnya ngồi trên bức tượng lật đổ của nhà lãnh đạo cách mạng Bolshevik, Vladimir Ilyich Lenin bị dân chúng dật sập ngày 25 Tháng 10 năm 1991 tại sông Sonja, Chechnya . AFP
Dân quân Chechnya ngồi trên bức tượng lật đổ của nhà lãnh đạo cách mạng Bolshevik, Vladimir Ilyich Lenin bị dân chúng dật sập ngày 25 Tháng 10 năm 1991 tại sông Sonja, Chechnya . AFP (AFP)

Vấn đề hạ tượng Lê Nin thì người ta đã làm khắp nơi trên thế giới rồi còn ở Việt Nam thì chưa tiến hành và tôi thấy rằng việc đó nên làm vì chủ nghĩa Mác Lê đã quá bại hoại rồi. Lịch sử cả thế giới người ta đã đào thải từ lâu cho nên không thể để cái chủ nghĩa quốc tế này ở VN được nữa

Anh Nguyễn Doãn Kiên

Tuy nhiên do người chúng tôi ít quá chỉ có bốn người thôi vì lúc đầu chúng tôi có kế hoạch với anh em bên dân chủ là cùng làm và làm vào ban ngày thì anh em cùng nhất trí phương án này là tốt, nhưng tôi không nghĩ như thế tôi nghĩ phải tiến hành ngay. Chính vì thế nên tôi chia sẻ với một số anh em và chỉ có 4 người tham gia.

Do số người ít quá tôi bắt buộc phải làm buổi tối. Thời gian diễn ra khoảng 3 giờ rưỡi tới 4 giờ 15 sáng ngày 23 tháng 1 vừa rồi. Công việc khó khăn nhất của tôi là đưa cái giây cáp thòng lọng vào cổ Lê Nin và tôi phải trèo lên dùng một thiết bị là cây sào bằng sắt mà tôi đã chế trước, nó co rút như cần ăng ten. Hai anh em trèo lên bệ và thao tác mất hơn 20 phút mới đưa sợi cáp vào cổ Lê Nin được, việc làm này khá vất vả.

Sau khi tròng vào rồi tôi mới phát hiện ra cái tượng này nó được cố định bằng bê tông với cái bệ bên dưới nên cũng là khó cho vấn đề kéo bằng cáp.

Mặc Lâm: Sau khi tròng sợi cáp vào cổ Lê Nin rồi thì anh làm gì tiếp theo để kéo nó?

Anh Nguyễn Doãn Kiên : Tôi dùng ba lăng, nó là một thiết bị hỗ trợ cho cơ khí dùng nâng vật nặng. Tôi dùng ba lăng loại hai tấn nghĩa là với sức kéo một người thì có thể nâng một vật nặng hai tấn nhưng mà mấy anh em tôi kéo rất vất vả vì ba lăng nó thiết kế theo lực kéo của một người nhưng mấy anh em tôi khi cùng nhau kéo thì lực kéo lên tám tấn nên giây cáp bị đứt.

Mặc Lâm: Thưa anh theo chúng tôi được biết thì các anh là thành viên của Pháp Luân Công nhưng tổ chức này không cho phép hoạt động chính trị mà chỉ tập luyện bồi dưỡng cơ thể và tâm hồn mà thôi. Liệu việc làm của anh và bạn bè đồng môn có vi phạm giáo luật của môn phái hay không?

A nh Nguyễn Doãn Kiên : Đúng rồi học Pháp Luân Công thì không làm chính trị. Tôi là người theo Pháp Luân Công nên tôi không bao giờ tham gia chính trị vì tôi không có một nhu cầu chính trị nào cả. Thế nhưng việc hạ tượng Lê Nin không phải là việc làm chính trị, hoàn toàn chả liên quan gì tới chính trị cả.

Thị trưởng Bat-Uul Erdene tại thủ đô Ulan-Bator vào ngày 14 Tháng 10 năm 2012 tuyên bố với các nhà báo là nhà lãnh đạo cộng sản Lê Nin là một "kẻ giết người" sau đó cho lệnh hạ xập bức tượng đồng cuối cùng của Vladimir Lenin tại Mongolia. AFP
Thị trưởng Bat-Uul Erdene tại thủ đô Ulan-Bator vào ngày 14 Tháng 10 năm 2012 tuyên bố với các nhà báo là nhà lãnh đạo cộng sản Lê Nin là một "kẻ giết người" sau đó cho lệnh hạ xập bức tượng đồng cuối cùng của Vladimir Lenin tại Mongolia. AFP (AFP)

Tôi là một người bình thường và tôi thấy tà thuyết Mác Lê nó gây hại cho dân tộc Việt Nam hơn nữa chủ nghĩa Mác Lê đã bị lịch sử đào thải rồi, nó là một tôn giáo bại hoại, còn cộng sản thì theo tôi là một loại ma giáo vì cộng sản hủy hoại niềm tin của con người. Tất cả các tôn giáo đều chủ trương Chân, Thiện, Nhẫn, hài hòa, hòa ái nhưng cộng sản nó lại có chủ thuyết đấu tranh, nó hủy hoại những người tin vào thần.

Tôi là một người bình thường và tôi thấy tà thuyết Mác Lê nó gây hại cho dân tộc Việt Nam hơn nữa chủ nghĩa Mác Lê đã bị lịch sử đào thải rồi, nó là một tôn giáo bại hoại, còn cộng sản thì theo tôi là một loại ma giáo vì cộng sản hủy hoại niềm tin của con người.

Anh Nguyễn Doãn Kiên

Hơn nữa tôi phải nói với anh Pháp Luân Công được phổ biến trên toàn thế giới. 140 nước đã có Pháp Luân Công rồi và được rất nhiều bằng khen của chính phủ và các tổ chức trên toàn thế giới nhưng Pháp Luân Công lại bị đàn áp ở các nước cộng sản. Tại sao lại như vậy? Chính vì cộng sản họ vô thần còn Pháp Luân Công đặt niềm tin vào thần.

Mặc Lâm: Xin được hỏi anh câu cuối cùng khi anh và các bạn bắt tay làm việc này thì chắc chắn phải đối diện với tội danh phá hoại hay ít nhất là hủy hoại tài sản quốc gia. Anh có chuẩn bị trước tư thế để chấp nhận sự bắt bớ hay vẫn xem đây là một hành động đáng, nên làm và không có gì phải sợ hãi?

A nh Nguyễn Doãn Kiên : Trong chính quyền cộng sản thì họ cũng thừa biết phản ứng của nó rồi ai cũng biết nhưng họ không thề cứu chữa hay rời bỏ. Họ biết tổ chức này là mafia, là xấu xa nhưng họ không thể thoát ra được nó. Ví dụ anh tham gia vào một tổ chức mafia thì anh sẽ bị gắn liền với nó, nếu anh cố thoát ra thì sẽ bị trừng phạt, bị khử hay tiêu diệt. Nhất là những người lãnh đạo bây giờ họ không làm được gì cả và họ vẫn hiểu như vậy, họ cũng muốn thoát khỏi sự không chế của đảng cộng sản nhưng chưa có người giúp họ thôi.

Tôi nghĩ mình làm việc cần làm và không nghĩ đến hậu quả. Đây là việc làm tốt và nó mang điều tốt cho mọi người cho nên tôi làm thôi làm vì người khác trước bản thân mình. Tôi nghĩ đến mọi người trước, đến người Việt Nam trước đến chúng sinh trước. Tôi phó thác bản thân tôi. Không quan trọng bản thân tôi bị làm sao nhưng mang tới cho người khác được là mục đích của tôi.

Mặc Lâm: Xin cám ơn anh Nguyễn Doãn Kiên.