Tăng cường quản lý gía cả hàng hóa
Chánh quyền Hà Nội đang cho tăng cường công tác quản lý gía cả hàng hóa, bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trên tòan địa bàn thành phố. Theo quy định của Bộ Tài chánh thì các doanh nghiệp, cửa hàng phải kê khai, niêm yết giá để người tiêu dùng theo dõi, lựa chọn, quyết định.
Thành phố yêu cầu các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của chánh phủ cùng các ngành có liên quan như tài chánh, kinh tế, thương mại và giao thông vận tải trong việc chấp hành pháp lệnh giá, và có phản hồi với các cơ quan quản lý đối với những doanh nghiệp không chấp hành đúng theo giá đã đăng ký và kê khai.
Sở Tài chánh của thành phố Hà Nội cũng được giao công tác kiểm tra thường xuyên, bất ngờ, về việc niêm yết giá công khai và cương quyết xử phạt những tổ chức hay cá nhân cố tình vi phạm về giá.
Trả lời câu hỏi liệu những chỉ thị về tăng cường quản lý, bình ổn giá trên phạm vi thủ đô Hà Nội có được chấp hành nghiêm chỉnh hay không? Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thị
Trường, Giá cả, nay là chuyên gia kinh tế độc lập giải thích:
“Nói chung, trong tình hình bối cảnh vật giá leo thang, lạm phát tăng, từ nhà nước, chính phủ các địa phương ra những chỉ thị hết sức là kiên quyết, phải xử lý nghiêm những hành vi gây bất ổn, tăng giá vô tội vạ, trên thực tế việc thực thi vấn đề này vô cùng khó khăn, khó có khả năng làm được
Tiến sĩ Ngô Trí Long
“Nói chung, trong tình hình bối cảnh vật giá leo thang, lạm phát tăng, từ nhà nước, chính phủ các địa phương ra những chỉ thị hết sức là kiên quyết, phải xử lý nghiêm những hành vi gây bất ổn, tăng giá vô tội vạ, trên thực tế việc thực thi vấn đề này vô cùng khó khăn, khó có khả năng làm được, chế tài, kỷ cương chưa thực sự nghiêm minh”.
Ông có thể nói rõ hơn về từ “nghiêm minh” mà ông vừa nhắc đến?
“Có nghĩa là như thế này, bị tội đến đâu thì xử đến đấy, đến mức độ nào thì xử đến mức độ đấy, nhưng thực chất hiện nay đưa ra biện pháp chế tài chưa rõ ràng, chưa cụ thể, trong quá trình xử lý cũng còn nể nang, còn hơn nhẹ, cho nên trong tình hình leo thang như thế này, chủ trương của chính phủ, các địa phương bao giờ cũng nói là phải kiên quyết, với những trường hợp tăng giá bất chính, tát nước theo mưa, đẩy giá tiêu dùng lên, chưa có vụ việc nào xử lý một cách rõ ràng, thật nghiêm minh, xử lý thật nặng để làm bài học răng đe cho những trường hợp khác, tính chất nghiêm minh chưa thể hiện một cách nghiêm túc.”
Cung cầu mất cân đối, phân phối vòng vè
Về viện ảnh kinh tế Việt Nam, tiến sĩ Ngô Trí Long nhấn mạnh:
“Kinh tế Việt Nam đang đặt trước những thách thức, khó khăn, rất lớn, dù ai đi chăng nữa nếu không có một bộ óc, một trí tuệ thật sự, có tri kỷ đối với quản lý kinh tế thị trường, thì cái hiệu quả của công tác quản lý và những khó khăn, thách thức khó mà vượt qua được.”
Tuy nhiên theo cô Thanh, một người dân Hà Nội thì:
“Nói chung đi chợ thì thấy vẫn có kêu… nhưng vẫn bình thường, cuộc sống ở nhà chẳn thấy khác.”
Trong khi đó ông Hùng, một công nhân ở Saigon thì nói rằng vật giá không ngừng leo thang, việc bình ổn giá
rất khó được doanh giới và con buôn chấp hành:
Kinh tế Việt Nam đang đặt trước những thách thức, khó khăn, rất lớn, dù ai đi chăng nữa nếu không có một bộ óc, một trí tuệ thật sự, có tri kỷ đối với quản lý kinh tế thị trường, thì cái hiệu quả của công tác quản lý và những khó khăn, thách thức khó mà vượt qua được
tiến sĩ Ngô Trí Long
“Giá cả cứ tăng và chưa kiểm sóat được, vì ngành xăng dầu chủ yếu là của nhà nước, quốc tế hạ giá rồi mà mấy ổng chưa hạ giá, đồi sống, vật giá vẫn đắt. Các ngành lương thực, thực phẩm đều do cơ quan nhà nước nắm giữ, có những chỗ lên giá ảo, hơi rụt rịt là giả vờ tăng giá liền, nhưng cũng có những cửa hàng người dân tìm đến mua vì đúng giá hơn. Gía hàng tiêu dùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như xăng dầu, khi nhà nước kiểm sóat được giá xăng dầu, điện nước, thì hàng hóa thị trường sẽ được ổn định, không tăng giá như mấy tháng nay.”
Theo Tin Tức Online, trong mục Thị trường thì các bà nội trợ chóng mặt khi ra chợ mỗi ngày, vì từ số tiền 500 ngàn đồng đi chợ cho 3 miệng ăn trong 5 ngày, mấy tuần gần đây, với số tiền đó chỉ đủ lo ăn được có 3 hôm. Các cơ quan chức năng cho rằng tình trạng giá cả lương thực, thực phẩm tăng chóng mặt như thế là do cung cầu đang mất cân đối, hệ thống phân phối vòng vè, khiến giá các mặt hàng nhu yếu bị đẩy lên quá cao.
Về phía người dân thì cứ phải “thất lưng buộc bụng” thêm vì nhà nước dường như bó tay trong việc phòng chống gian lận, buôn lậu, đầu cơ, tích trữ, đẩy giá lên cao, tạo cơn số ảo được xem là những “căn bệnh bất trị”.
Theo dòng thời sự:
- Bão giá như sóng thần
- Kiểm soát tăng giá - chuyện không dễ
- Chính sách bình ổn giá ở VN năm 2011
- Việt Nam cố gắng kiểm soát giá thức ăn chăn nuôi
- Bão giá quật vào mọi gia đình
- Thêm Một Trận Bão Giá
- Chống lạm phát phải minh bạch
- Thắt chặt tiền tệ đối phó lạm phát
- Việt Nam đầu tư chệch hướng?
- Bất ổn chính trị theo chân bất ổn kinh tế?
- Giá lương thực - ẩn số lớn của lạm phát