Kích cầu kinh tế & thâm hụt ngân sách

Năm nay, mức bội chi ngân sách được chính phủ kiến nghị lên 8% so với 5% của năm ngoái. Số tiền mà nhà nước phải tìm ra để bù đắp cho khoản thiếu hụt này là không nhỏ.

0:00 / 0:00

Bên cạnh đó đối với gói kích cầu trị giá 8 tỷ đô la thì dư luận cho rằng rót không đúng chỗ. Hiệu quả thấy trước mắt là không kích thích được nền kinh tế mà trái lại làm nặng thêm gánh nặng nhà nước đang mang.

Mặc Lâm phỏng vấn ông Nguyễn Trần Bạt, Giám Đốc công ty Invest Consult để tìm hiểu thêm vấn đề.

Nguyên lý kinh tế học

M ặc Lâm : Th ưa ông v ới t ỷ l ệ thâm h ụt ngân sách năm nay lên 8% nh ư chính ph ủ báo cáo v ới qu ốc h ội, ông có cho r ằng m ức thâm h ụt này s ẽ tác đ ộng t ới nh ững k ế ho ạch kinh t ế vĩ mô hay không, và chính ph ủ có ngu ồn nào khác đ ể bù đ ắp vào k ẻ h ở này?

Ông Nguy ễn Tr ần B ạt : Tôi phải nói với anh rằng việc này rất là phức tạp; nó không đơn giản theo như các suy luận thông thường theo lối suy luận mà kinh tế học mang lại.

Việt Nam chưa phải là một nền kinh tế tuân thủ các nguyên lý cơ bản của kinh tế học, vì thế các suy luận kinh tế học thông thường thì không đúng cho Việt Nam.

Việt Nam chưa phải là một nền kinh tế tuân thủ các nguyên lý cơ bản của kinh tế học, vì thế các suy luận kinh tế học thông thường thì không đúng cho Việt Nam.

Ô. Nguyễn Trần Bạt

Tôi nghĩ rằng chính phủ chắc họ có nhiều cách, họ có một số dự trữ, họ cũng có một số các nguồn thu mà nó không được mô tả trong các cán cân về thu hập quốc gia, và họ có thể sử dụng các quỹ như thế này vào trong việc thoả mãn chuyện bù ngân sách.

M ặc Lâm : Các kinh t ế gia lo ng ại r ằng v ới m ức thâm h ụt ngân sách này chính ph ủ s ẽ in thêm ti ền và vi ệc này s ẽ làm tăng thêm l ạm phát. Ông nghĩ sao tr ước nh ững nh ận đ ịnh này?

Ông Nguy ễn Tr ần B ạt : Rất nhiều người chờ đợi câu trả lời của những người Việt Nam, đó là có in tiền không? In tiền thì nó dẫn đến làm giảm giá trị của đồng tiền và như vậy cách in tiền cũng không phải là một việc trung thực lắm nếu nó không công khai.

Vì thế cho nên tôi nói với anh rằng tôi không có điều kiện để có thể xác định cái căn bệnh, cái giải pháp chủ yếu mà chính phủ dùng để bù đắp sự thâm hụt ngân sách này như thế nào. Nhưng phải nói là sự thâm hụt ngân sách này là một hiện tượng báo động và nó rất dễ dàng dẫn đến nhiều cái khủng hoảng.

Hiệu quả kích cầu?

M ặc Lâm : Theo t ổng h ợp c ủa B ộ K ế Ho ạch và Đ ầu T ư, quy mô c ủa các gói kích c ầu đ ến nay ước kho ảng 143.000 t ỷ đ ồng, t ương đ ương 8 t ỷ USD, và s ố ti ền này hi ện không n ằm tr ọn v ẹn trong nh ững khu v ực mà nhà nu ớc ch ỉ đ ạo. Theo các nhà quan sát thì đang có d ấu hi ệu đ ồng ti ền kích c ầu ch ảy vào th ị tr ường ch ứng khoán. Theo ông, vi ệc này có ảnh h ưởng gì cho n ền kinh t ế hay không?

Không có khu vực kinh tế nào ở Việt Nam tỏ ra khởi sắc sau gói kích cầu ngoài thị trường chứng khoán và một vài dấu hiệu thoi thóp trở lại của thị trường bất động sản.

Ô. Nguyễn Trần Bạt<br/>

Ông Nguy ễn Tr ần B ạt : Tôi rất đồng ý vớí tất cả các phân tích mà các học giả Việt Nam và thậm chí có những người Hoa Kỳ gốc Việt như anh Bùi Kiến Thành phân tích, đó là dòng tiền chảy không đến các mục đích như được thông báo. Điều ấy là có thể kết luận được.

Cái hiện tượng tăng trưởng một cách đột biến mấy mươi ngày gần đây của thị trường chứng khoán nó thể hiện một sự xuất hiện có tính chất đột biến của một dòng tiền nào đó không rõ ràng, và rất có thể có một phần tiền của gói kích cầu này chảy vào khu vực như vậy.

Nói một cách khác, không có khu vực kinh tế nào ở Việt Nam tỏ ra khởi sắc sau gói kích cầu ngoài thị trường chứng khoán và một vài dấu hiệu thoi thóp trở lại của thị trường bất động sản.

M ặc Lâm : N ếu qu ả th ật nh ư v ậy thì có th ể g ọi đây là nh ững hành vi b ất h ợp pháp hay không, th ưa ông?

Ông Nguy ễn Tr ần B ạt : Gọi là bất hợp pháp thì như vậy là mình nói một cách không thận trọng, nhưng phải nói rằng là không kiểm soát được. Chính phủ không kiểm soát được cái quỹ đạo của dòng tiền cho những mục đích được xác lập một cách công khai.

Ý đồ và năng lực quản lý là hai khái niệm khác nhau, hai năng lực khác nhau. Có thể ý đồ thì đúng nhưng mà năng lực kiểm soát thì không tốt cho nên tiền nó chảy theo không đúng chỗ của chương trình kích cầu của chính phủ.

Thứ hai nữa, đây là một hiện tượng rất kỳ lạ là sự tràn ngập của hàng hoá tiêu dùng của Trung Quốc ở Việt Nam hiện nay. Nó là kẻ hưởng lợi đầu tiên nếu như gói kích cầu đi theo đúng lộ trình mà chính phủ muốn, tức là không chuẩn bị cả cái năng lực sản xuất hoặc là nưng lực cung cấp hàng hoá ở trong nước để hưởng ứng gói kích cầu.

Kẻ hưởng lợi đầu tiên của gói kích cầu là sự tràn ngập của hàng hoá Trung Quốc ở Việt Nam. Cho nên ngay cả khi gói kích cầu chảy đúng theo dòng chảy mà chính phủ hoạch định thì trên thực tế nó cũng không đem lại lợi ích cho người Việt.

Ô. Nguyễn Trần Bạt<br/>

Cho nên ngay cả khi gói kích cầu chảy đúng theo dòng chảy mà chính phủ hoạch định thì trên thực tế nó cũng không đem lại lợi ích cho người Việt.

M ặc Lâm : Ý ông mu ốn nói là gói kích c ầu n ếu mà đúng theo ý h ướng c ủa nhà n ước thì nó s ẽ l ợi cho ng ười Trung Qu ốc, t ức là hàng hoá c ủa ng ười Trung Qu ốc đang tràn ng ập vào trong n ước Vi ệt Nam?

Ông Nguy ễn Tr ần B ạt : Vâng. Vâng. Lợi cho hàng hoá Trung Quốc, chứ nếu mà nói cho Trung Quốc thì nó vượt ra khỏi kinh tế mà nó thành chính trị. Lợi cho hàng hoá Trung Quốc.

M ặc Lâm : Vai trò qu ản lý th ị tr ường c ủa nhà n ước xem ra còn quá m ỏng. Theo ông, nên có bi ện pháp nào đ ể đ ối phó?

Ông Nguy ễn Tr ần B ạt : Vâng. Phải nói thật, nói như thế cũng có nghĩa rằng chính phủ không quan sát thấy, không trông thấy những nguy cơ như vậy, nhưng phải nói rằng ngoài những lời kêu gọi thì biện pháp là không rõ ràng.

Mà không chỉ có một thị trường hàng hoá đâu, thị trường lao động, thị trường này khác các thứ cũng có vấn đề cả đấy.

M ặc lâm : Xin c ảm ơn ông đã dành cho chúng tôi cu ộc ph ỏng v ấn ngày hôm nay.