Giới trẻ tranh luận về Tự do Tôn giáo ở Việt Nam (kỳ 1)

Trong tháng này, một phái đoàn của Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) sang Việt Nam tìm hiểu thực trạng tự do tôn giáo.

0:00 / 0:00

Cùng lúc đó, các cơ quan bảo vệ nhân quyền quốc tế và một số chính giới ở Mỹ cũng đồng loạt vận động Washington tái liệt kê Hà Nội vào danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo (CPC) vì các vi phạm nghiêm trọng kể từ sau khi Việt Nam được bỏ tên ra khỏi danh sách CPC hồi năm 2006.

Chính quyền Việt Nam vẫn một mực phản đối các cáo buộc này rằng không thực tế, thiếu thiện chí với Việt Nam, và giữ vững một lập luận không thay đổi rằng nhà nước luôn tôn trọng và tạo điều kiện cho tự do tôn giáo, không có ai bị bắt giam vì lý do tôn giáo, mà chỉ có người vi phạm pháp luật bị xử lý mà thôi.

Thực tế tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam trong ánh mắt ngừơi trẻ ra sao? Đó là nội dung loạt thảo luận trên Diễn Đàn kể từ tuần này, quy tụ sự tham gia của các thanh niên thuộc nhiều tôn giáo khác nhau, từ nhiều địa phương khác nhau trong nứơc :

Ly : Tôi là Ly ở Hà Nội. Tôi theo đạo Thiên Chúa.

Linh : Tôi là Linh. Tôi đang ở Hà Nội. Tôi không theo đạo.

Quang : Tôi là Quang. Tôi đang ở Vinh và theo đạo Thiên Chúa.

Phi : Tôi tên là Phi. Tôi ở Thanh Hoá. Tôi theo đạo Tin Lành.

Ph ước : Em là Phước, quê ở thành phố Cần Thơ. Em theo Phật Giáo Hoà Hảo.

Mỗi công dân có quyền lựa chọn cho mình một tôn giáo để mình theo. Không có một quyền lực nào, không có một thế lực nào có thể can thiệp vào quyền tự do ấy.

Ly, Hà Nội<br/>

Thế nào là Tự do Tôn giáo?

Trà Mi : C ảm ơn các anh ch ị r ất nhi ều đã dành th ời gian cho cu ộc g ặp g ỡ ngày hôm nay. V ới ch ủ đ ề t ự do tôn giáo t ại Vi ệt Nam, tr ước tiên xin đ ược h ỏi là theo quan ni ệm c ủa các anh-ch ị, th ế nào là t ự do tôn giáo?

Ly : Theo mình thì tự do tôn giáo là mỗi một công dân có quyền lựa chọn cho mình một tôn giáo để mình theo. Không có một quyền lực nào, không có một thế lực nào có thể can thiệp vào quyền tự do ấy. Và chúng ta có quyền có những nơi để thờ phượng và có những hoạt động thờ phượng của tổ chức tôn giáo đấy.

Trà Mi : Vâng. Đó là ý ki ến c ủa ch ị Ly. Các anh ch ị khác có ý ki ến nào khác không? M ời anh Phi.

Phi : Tôi nghĩ rằng công dân của bất kỳ một quốc gia nào hay ở một nơi nào họ có quyền tự thấy rằng họ muốn đến với một tôn giáo nào (thì) không một ai có thể can thiệp vào cái quyền đó của họ, trừ chính họ là người thay đổi.

Trà Mi : Nh ư v ậy, tóm l ại là các anh ch ị cho r ằng t ự do tôn giáo là cái quy ền căn b ản c ủa m ỗi công dân. Th ế ở đây có anh ch ị nào có ý ki ến nào khác, xin m ời b ổ sung thêm. M ời anh Linh. Anh có ý ki ến nào khác không, anh Linh?

Linh : Tôi nghĩ là nếu muốn làm tròn bổn phận tôn giáo của mình thì trước tiên phải làm tròn bổn phận của một công dân đối với quốc gia, đối với đất nước.

Quang : Còn tôi, tôi lại nghĩ khác. Tôi thấy là tự do tôn giáo tức là cái quyền của mỗi công dân của bất kỳ một quốc gia nào, là cái quyền của họ được sống và tự do thờ phượng. Bất kỳ một chính quyền nào cũng không được can thiệp vào cái tự do tôn giáo của họ.

Sinh hoạt Tôn giáo ở VN

Trà Mi : V ới đ ịnh nghĩa mà các anh ch ị v ừa đ ưa ra thì các anh ch ị c ảm nh ận nh ư th ế nào v ề t ự do tôn giáo t ại Vi ệt Nam?

Quang : Tự do tôn giáo tại Việt Nam, theo tôi, đây là vấn đề nổi cộm và bức xúc tại Việt Nam, bởi vì chính quyền Việt Nam bảo là tự do tôn giáo nhưng mà sự thật tự do tôn giáo ở Việt Nam không có. Ở Việt Nam không có cái quyền đó.

Trà Mi : V ừa r ồi là ý ki ến c ủa anh Quang, ph ải không ạ?

Quang : Đúng rồi.

Trà Mi : V ới ý ki ến v ừa r ồi c ủa anh Quang thì các anh ch ị có chia s ẻ gì hay ph ản bác gì, xin m ời các anh ch ị nêu lên ý ki ến c ủa mình.

Ly : Theo tôi nghĩ, thực sựở Việt Nam có khái niệm tự do tôn giáo nhưng chưa thực sự đi sâu vào thể hiện cái quyền tự do tôn giáo của công dân. Có rất nhiều sự việc xảy ra trong năm 2008-2009 vừa rồi thể hiện sự bất bình đẳng trong tự do tôn giáo của công dân. Mọi người khắp nơi cũng nhìn nhận được. Tôi khẳng định rằng ở Việt Nam tự do tôn giáo còn rất kém.

Trà Mi : Bây gi ờ xin đ ược m ời anh Phi. Anh có ý ki ến nào, đ ồng ý hay ph ản bi ện các ý ki ến v ừa đ ược nêu ra?

Phi : Cái tự do tôn giáo ở Việt Nam thì tôi thấy rằng nó hoàn toàn không có. Thí dụ như một quốc gia đã nói về tự do thì bất kể một quốc gia nào khác không thể xâm phạm đến cái quyền tự do của quốc gia đó. Cũng như vậy, một con người khi đã nói là có tự do tôn giáo của một công dân thì không có một người nào có thể xâm phạm vào cái quyền tự do của họ. Nhưng mà ở đây, tất cả những gì mà tôi được thấy thì hoàn toàn nó không như vậy.

Quang: Theo tôi, tự do tôn giáo của Việt Nam đang còn bị chính quyền len lỏi vào đục khoét, phá hoại cái tự do tôn giáo của người dân, như tất cả công dân Việt Nam đều thấy cái vụ xảy ra ở Thái Hà này.

Trà Mi : Xin m ời anh Linh. Anh Linh có th ể chia s ẻ ghi nh ận c ủa anh có gi ống ho ặc khác v ới các anh ch ị đ ưa ra ở đây nh ư th ế nào không?

Linh : Tôi thực sự là người không phải theo đạo nên các ý kiến của tôi có thể khác với mọi người đang nói.

Trà Mi : D ạ. Th ế ghi nh ận th ực t ế c ủa anh v ề t ự do tôn giáo trong n ước ra sao?

Linh : Trước đây tôi chưa bao giờ đi nhà thờ, chỉ mới một thời gian gần đây bạn của tôi là người theo đạo đưa tôi đến nhà thờ thôi. Cái ấn tượng trước khi tôi đến nhà thờ thì nói chung đa phần là tiêu cực thôi. Còn sau khi tôi đến, tôi thấy vấn đề tự do tôn giáo trong nước mình hiện tại nói chung cái mặt tiêu cực thì cũng có, nhưng phần tích cực nói chung mọi người đều được thực sự cảm thấy là thoải mái.

Trà Mi : C ảm ơn ý ki ến c ủa anh Linh. Bây gi ờ m ời anh Ph ước chia s ẻ ý ki ến c ủa mình.

Ph ước : Theo cảm nhận của em, trong đất nước Việt Nam hiện nay thì về tự do tôn giáo là không có. Như về Phật Giáo Hoà Hảo thì hiện nay phải nói là chúng tôi khổ sở vì vấn đề tôn giáo. Vừa qua đại hội đại biểu tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo lần thứ ba thì những người tham gia vào đó toàn là đảng viên cộng sản và những người nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, hoặc giả là những người nằm trong thành phần bộ máy nhà nước thì mới được vào trung ương của Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo, kể cảở địa phương cũng vậy. Những người đi đến thạm dự đại hội đại biểu thì phải do sự xét duyệt của các cấp lãnh đạo. Một ấp như vậy khoảng chừng năm sáu chục người, nhưng mà địa phương người ta xét khoảng chừng mười người là tối đa.

Trà Mi : Ý anh nói là có s ự duy ệt xét trong v ấn đ ề sinh ho ạt tôn giáo cho nên anh c ảm th ấy là có nh ững khó khăn, ch ưa th ực s ự t ự do?

Ph ước : Dạ, phải nói rất là khó khăn về mọi mặt. Đi đám tuần, tự, giỗ quảy thì phải nói là có sự cản trở, ngăn chận đủ điều, thậm chí đến chỗ đánh đập anh em đồng đạo, tuần tra, xét hỏi giấy tờ, làm khó dễ, rồi cuối cùng là không cho đi đám. Những người tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo chúng tôi ở trong nước rất là khó khăn.

Trà Mi : D ạ vâng. C ảm ơn ý ki ến anh Ph ước. V ừa r ồi là nh ững d ẫn ch ứng c ủa anh Ph ước khi anh đ ưa ra ý ki ến c ủa mình là ch ưa đ ược t ự do. Bây gi ờ m ời các anh ch ị khác…

Ph ước : Em xin nói thêm một chút. Có 3 ngày lễ lớn của đạo Phật Giáo Hoà Hảo nhưng mà Ban Trị Sự lại cho phép chỉ có làm được hai ngày, thậm chí trong hai ngày lễ đó người tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo không được treo cờ đạo, mà cũng không được tổ chức lễ, phải tổ chức theo nơi nào mà chính quyền - nhà nước cho phép đến đó thì mới đến tham dự được. Còn ngược lại thì bị làm khó dễ đủ điều.

Trà Mi : Vâng. Chúng tôi s ẽ m ời anh ti ếp l ời sau khi các anh ch ị khác đ ưa ý ki ến c ủa mình. H ồi nãy các anh ch ị khác cũng đ ưa ra nh ững ghi nh ận thì bây gi ờ xin đ ược h ỏi là các anh ch ị d ựa trên nh ững c ơ s ở nào ho ặc là có nh ững s ự đ ối chi ếu, so sánh nh ư th ế nào khi nh ận đ ịnh v ề t ự do tôn giáo trong n ước nh ư v ậy? M ời ch ị Ly.

Ly : Những hành động của chính quyền Việt Nam đối với tự do tôn giáo như thế nào thì có lẽ nên để mọi người tự nhận xét, nhìn nhận và đánh giá, sau khi nghe buổi thảo luận ngày hôm nay. Còn riêng bản thân cá nhân tôi thì tôi thấy rằng khối lượng người Công Giáo ở Việt Nam ngày càng tăng, điển hình là trong đạo Thiên Chúa số lượng ngày càng tăng lên, nhưng trên thực tế, diện tích của các nhà thờ ngày càng bị thu hẹp đi do rất là nhiều lý do, chẳng hạn như là bị chiếm dụng đất bất hợp pháp. Qua sự kiện Thái Hà và Toà Khâm Sứ hay nhà thờ Hàm Long thì đó là những vấn đề rất là nhức nhối. Đất đai của giáo xứ bị chiếm dụng để bán, chia với nhau rất là vô lý, mà trong khi đó thì giáo dân không còn đất để thờ phượng. Và hiện tại nhưở Thái Hà trong những ngày lễ trọng, lễ lớn thì luôn có công an đến bao vây chung quanh làm cho giáo dân rất là hoang mang và lo sợ. Giáo dân ở giáo xứ Thái Hà luôn luôn bị theo dõi. Theo tôi được biết thì có cả một máy camera đặt phía ngoài nhà thờ để theo dõi mọi hoạt động của nhà thờ như thế nào, mặc dù người Công Giáo họ rất hiền lành và thực sự họ không có một hành động gì thái quá hay quá khích để mà có những biện pháp như vậy. Tháng Đức Mẹ vừa rồi giáo dân khắp nơi hành hương về nhà thờ đều bị chận xe lại trên đường và giáo dân họ phải xuống đi bộ hàng bao nhiêu cây số để về Thái Hà.

Trà Mi : V ừa r ồi là nh ững d ẫn ch ứng do ch ị Ly đ ưa ra. Còn các anh khác, anh Phi ở đ ạo Tin Lành.

Phi : Tin Lành của chúng tôi thì sự phân biệt đối xử rất là rõ rệt. Người mà theo đạo Tinh Lành như chúng tôi thì bị biệt lập ra khỏi xã hội. Thậm chí chính quyền của các phường xã họ còn đưa lên loa thông báo rằng là người đấy (Tin Lành) theo đạo của Mỹ, theo cái đạo đấy thì người ta (Mỹ) sẽ cho tiền. Nói chung là tất cả những điều đấy thường xuyên xảy ra.

Trà Mi : Tr ước nh ững d ẫn ch ứng c ụ th ể mà các anh ch ị m ới v ừa đ ưa ra, anh Linh có ph ản bi ện gì không?

Linh : Thật sự tôi không muốn phản biện bất cứ lý do của tất cả mọi người khi đưa ra. Tôi chỉ nói những cái gì tôi cảm nhận.

Trà Mi : Th ưa, c ảm nh ận c ủa anh cũng đã chia s ẻ t ừ đ ầu. Và ý c ủa anh Linh cũng gi ống nh ư ý trên báo chí mà mình th ường th ấy, t ức là n ếu nói Vi ệt Nam ch ưa có t ự do tôn giáo là không đúng, vì th ực t ế cho th ấy là tôn giáo đang phát tri ển v ề s ố l ượng tín đ ồ cũng nh ư s ự đa d ạng c ủa tín ng ưỡng, và th ậm chí là h ồi x ưa ít ng ười đi l ễ nhà th ờ thì nay đã th ấy r ất là nhi ều giáo dân Công Giáo, Tin Lành đ ược đ ến nhà th ờ, r ồi nhi ều chùa chi ền xu ất hi ện trên kh ắp n ước, vân vân. Đó là nh ững lý do đ ưa ra đ ể ch ứng t ỏ r ằng Vi ệt Nam có t ự do tôn giáo. Thì v ới nh ững lý do này, các anh ch ị có đ ồng ý không?

Ph ước : Cho Phước có ý kiến.

Trà Mi : M ời anh Ph ước.

Ph ước : Hoàn toàn trái ngược và không có. Phật Giáo Hoà Hảo khi trước (trước 30-4-1975) gồm có 6.213 ngôi chùa, 468 hội quán, 452 giảng đường và 2.876 văn phòng, một đại học với 7 phân khoa và một bệnh viện hơn 2.000 giường, tất cả đều bị tịch thu toàn bộ. Hiện nay nhà nước chưa trả một văn phòng nào hay một hội quán nào cho Phật Giáo Hoà Hảo thì làm sao mà tự do tôn giáo? Chị thấy là sự bức xúc của Phật Giáo Hoà Hảo rất lớn lao, nhưng mà không dám nói, vì có nói cũng không được. Nếu có nói ra thì sẽ đem đến một thảm hoạ cho người tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo. Ban Trị Sự thì của đảng, của bộ máy nhà nước. Nếu ai theo Ban Trị Sự thì dễ dãi, còn không theo thì phải nói là khó trăm bề, từ vấn đề làm ăn mua bán đều bị khống chế toàn bộ. Hiện nay Phật Giáo Hoà Hảo còn 14 người vì đòi tự do tôn giáo mà bị giam giữở trong tù: 13 người ở Đồng Nai và 1 người ở Rắn Biển.

Trà Mi : C ảm ơn anh. Nh ưng mà có ph ải là do c ơ s ở ho ạt đ ộng c ủa anh không đăng ký và không đ ược ch ấp nh ận nên m ới có nh ững s ự khó khăn đó không?

Ph ước : Cái nào nhà nước chấp nhận thì mới được kể, còn ngược lại thì không được chấp nhận.

Trà Mi : V ấn đ ề đ ặt ra là vì sao không đi theo giáo h ội c ủa nhà n ước ho ặc không tham gia đ ể đ ược ch ấp nh ận nh ư nh ững giáo h ội khác?

Ph ước : Chúng tôi là người tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo còn bên kia là đảng viên. Đảng thì chủ trương về dân tộc còn đạo thì chủ trương về tâm linh, thì việc ai nấy làm, tại sao đảng lại lồng vào để khống chế toàn bộ Phật Giáo Hoà Hảo? Phải nói chúng tôi bị phân biệt đối xử rất là nghiệt ngã.

Trà Mi : Vì th ời gian gi ới h ạn, Trà Mi xin phép đ ược t ạm d ừng ch ương trình t ại đây. M ời qúy v ị tr ở l ại v ới ph ần ti ếp theo v ới nhi ều ý ki ến tranh lu ận sôi n ổi, vào gi ờ này , t ối Th ứ Hai tu ần sau.

Trà Mi thân ái kính chào.