Xin cảm ơn người bạn thân thiết của tôi, bác sĩ Nguyễn Quân và dân biểu Byrne cho những hoạt động không ngừng nghỉ của họ trong công cuộc kêu gọi sự quan tâm đến tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.
Tôi rất vinh dự tham gia sự kiện này, cũng như tôi đã vẫn làm trong suốt 10 năm qua.
Tôi rất vinh dự đại diện cho đài Á Châu Tự Do, một cơ quan truyền thông mà mặc dù gặp phải rất nhiều sự ngăn chặn, cản trở từ chính phủ Việt Nam, vẫn luôn tiếp tục chuyển tải những thông tin không bị kiểm duyệt cho người dân Việt Nam.
Và, trên tất cả, ngày hôm nay, tôi rất vinh dự tham gia sự kiện này với những người bạn trong cộng đồng người Việt hải ngoại của chúng tôi và những thành viên của quốc hội.
Những đóng góp to lớn của các bạn dành cho Đài Á Châu Tự Do cũng như cho sứ mệnh của chúng tôi trong những năm qua đã làm cho bước tiến đó trở thành hiện thực ở Việt nam.
Năm nay, chúng ta đánh dấu 40 năm ngày Sài Gòn thất thủ; 20 năm Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hoá quan hệ. Và cũng tròn 18 năm Đài Á Châu Tự Do thực hiện sứ mệnh truyền đạt tự do báo chí đến cho người dân Việt Nam.
Hiện nay, vấn đề nhân quyền ở Việt Nam trở nên tồi tệ hơn dưới rất nhiều hình thức. Rất nhiều những thách thức cho một tổ chức báo chí ở Việt Nam. Họ rất khó khăn.
Chính phủ Việt Nam kiểm soát chặt chẽ tất cả các kênh truyền thông trong nước. Các nhà chức trách đã thể hiện sự hạn chế đó bằng cách bắt giam những nhà hoạt động và bloggers, những người bày tỏ sự bất đồng chính kiến của mình.
Họ liên tục có hành động sách nhiễu, quấy rối và đe doạ những nguồn lực hoặc cá nhân ở Việt Nam, những người gửi đến cho chúng tôi hình ảnh, băng hình và những tin tức. Và một điều hiển nhiên rằng, không có một phóng viên của RFA nào được phép vào đất nước Việt Nam để tác nghiệp.
Nhưng, chúng ta vẫn ở đây – và – chúng ta vẫn tranh đấu.
Chúng tôi xin phép được chia sẻ vài điểm nổi bật và những dấu hiệu đáng khích lệ mà chúng tôi đã có ở RFA.
Vào cuối tháng Tư năm 2015, chúng tôi cử một phóng viên về Việt Nam để thực hiện dự án “Việt Nam Through the lens”, nhìn lại Việt Nam sau 40 năm từ ngày kết thúc chiến tranh.
Dự án này bao gồm cả bài phóng sự Viếng nghĩa trang quân đội Biên Hoà ở ngoại ô Sài Gòn, nơi yên nghỉ của những người lính VNCH. Và đặc biệt, phóng sự về cuộc thảo luận với những nhà hoạt động và các bloggers ở Hà Nội.
Nội dung cuộc trao đổi là những vấn đề đang được quan tâm như: tự do báo chí, tự do ngôn luận và tự do truyền thông mạng.
Cũng cần phải nói thêm rằng, đây là hình thức phóng sự đầu tiên được thực hiện bởi RFA, một cơ quan truyền thông bị cấm mở văn phòng ở Việt Nam.
Có lẽ, dấu hiệu đáng khích lệ nhất là hiện nay có rất nhiều các cá nhân ở Việt Nam là cộng tác viên với chúng tôi.
Chúng tôi hiện nay có một nhóm 10 blogger trong nước gửi bài cho chúng tôi (điều này được so sánh với các hãng tin nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam)
Và cũng là lần đầu tiên, chúng tôi có những người thực hiện các video ở Việt Nam. Họ thực hiện 4 phóng sự phim mỗi tuần, và một nhóm phóng viên thực hiện 3 bài phát thanh một tuần.
Trong tháng vừa qua, blogger Mẹ Nấm đã được tổ chức Civil Rights Defender, một tổ chức bất lợi nhuận quốc tế đặt tại Thuỵ Điển trao giải thưởng Người Bảo Vệ Quyền Dân Sự năm 2015.
Chúng tôi biết tin tức báo chí của chúng tôi đang được đón nhận bởi một lượng lớn khán thính giả ở Việt Nam, bất chấp những cản trở từ chính phủ.
Mỗi tháng, khoảng 1 triệu người truy cập vào các video của chúng tôi qua kênh Youtube, trong đó khoảng 70% là khán thính giả trong nước. Bên cạnh đó, trang mạng Facebook của chúng tôi có hàng trăm ngàn người hưởng ứng. Con số này luôn được giữ ở mức cao hơn so với của chính phủ.
Tôi xin kết thúc bằng một chia sẻ với các bạn về điều gì làm cho tôi tin chắc rằng Đài Á Châu Tự Do đang có một bước tiến thật sự ở Việt Nam.
Những nhà hoạt động Việt Nam nói với chúng tôi rằng họ không lo sợ bày tỏ chính kiến của họ, bởi vì: Họ có Đài Á Châu Tự Do luôn đứng về phía bên họ.
Những sự khác biệt mà chúng tôi làm, với sự hỗ trợ của các bạn, thật sự cho chúng tôi rất nhiều động lực.
Hãy cùng nhau thực hiện bước tiến đó.
- Vì lợi ích của các nhà hoạt động.
- Vì lợi ích của việc phát triển nhân quyền ở Việt Nam.
- Và vì lợi ích của chính người dân Việt Nam.