Trong ba thập niên qua, có rất nhiều tổ chức và cá nhân người Việt nước ngoài, cách này cách khác, giúp học bổng cho học sinh và sinh viên nghèo ở Việt Nam có thể tiếp tục việc học.
Câu chuyện Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay chỉ gói gọn trường hợp những sinh viên thuộc diện gia đình nghèo ở Thừa Thiên Huế, mà được những người quan tâm tiếp bước cho các em bước vào đại học y khoa hay đại học dược khoa ở Huế như giấc mơ mà các em nuôi dưỡng.
Sinh viên nghèo ở Thừa Thiên Huế
Đó là tám sinh viên có ý chí phấn đấu trong cuộc sống nghèo khó, điển hình như Hồ Thị Thúy Vi ở Phong Điền, Đại học Y Dược Huế, ngành Y Đa Khoa.
Năm 2003, khi Thúy Vi học lớp Bốn, ba của em bị chấn thương cột sống trong một tai nạn lao động:
Lúc đó mẹ mới sinh em bé được hai tháng, tiền không đủ cho ba chữa trị đành phải xin ra viện nên là hai chân của ba em bị liệt, trong lúc gia đình còn nợ nần nhiều. Ba em bị liệt, nằm ở nhà 10 năm, rồi thì phát sinh bệnh thận và bệnh cao áp, ba em mới mất tháng Mười Một 2012.
Bất kể mọi khó khăn bao năm, Hồ Thị Thúy Vi vẫn là một học sinh giỏi. Em đã ra trường với điểm cao, mộng của em là trở thành bác sĩ:
Tại vì từ nhỏ là anh trai của em mắc bịnh cũng nhiều lắm, rồi sau ni lại thấy ba em như rứa mà gia đình em nghèo không có tiền chữa trị. Hồi vào bệnh viện thăm ba em còn thấy nhiều hoàn cảnh còn đáng thương hơn gia đình em nữa nên em muốn sau ni em trở thành một bác sĩ giỏi, có tài. Em sẽ giúp đỡ mọi người, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn như em và tất cả những ai cần được quan tâm giúp đỡ.
Học bổng đã hỗ trợ cho em được vào Đại học Y Dược Huế là học bổng Tiếp Sức Đến Trường của báo Tuổi Trẻ với sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Thiện Tống.
Học hết năm thứ nhất, Thúy Vi kể tiếp, em được người mà em gọi là thầy Nguyễn Thiện Tống, giới thiệu cho em được nhận học bổng của Nhóm Tình Thương Virginia ở Hoa Kỳ.
Cũng ở Quảng Điền như Thúy Vi, Trương Thị Thu Hiếu thuộc một gia đình có giấy chứng nhận hộ nghèo. Mồ côi cha từ Lớp Năm, mẹ làm nông trên vỏn vẹn ba sào ruộng để nuôi bốn con ăn học, Thu Hiếu là một học sinh giỏi. Em đã thi đậu cả hai khối A và B, trường Y Khoa và trường Kinh Tế, nhưng chọn Đại Học Y Dược Huế ngành Cử Nhân Điều Dưỡng như ước mơ từ nhỏ.
Thu Hiếu cũng được học bổng Tiếp Sức Đến Trường từ báo Tuổi Trẻ để vào trường Y năm thứ nhất và mới rồi nhận học bổng của Nhóm Tình Thương ở Hoa Kỳ để lên năm hai. Thông thường, năm đầu vào đại học thường là năm khó khăn nhất, đặc biệt đối với tân sinh viên từ quê lên thành phố như Thu Hiếu và Thúy Vi từ Quảng Điền lên trường Y Khoa ở Huế:
Do mới năm thứ nhất, vô học là phải ở nhà trọ, tiền nhà trọ rồi còn tiền ăn, tiền học phí, sách vở … nghĩa là tốn nhiều tiền lắm. Em rất cảm ơn những người đã giúp đỡ em...Em sẽ cố gắng hết sức học giỏi để đền đáp công ơn của những người đã giúp đỡ em
Thu Hiếu và Thúy Vi
Do mới năm thứ nhất là còn lạ, vô học là phải ở nhà trọ, tiền nhà trọ rồi còn tiền ăn, tiền học phí, sách vở … nghĩa là tốn nhiều tiền lắm. Em rất cảm ơn những người đã giúp đỡ em vì đại học là tốn nhiều tiền, mẹ em cũng cố gắng xoay sở. Chừ nhờ có học bổng mẹ em cũng đỡ phần nào. Em sẽ cố gắng hết sức học giỏi để đền đáp công ơn của những người đã giúp đỡ em với lại giúp đỡ mẹ em cho mẹ em đỡ khổ.
Nhóm Tình Thương, tổ chức đang trao học bổng cho tám sinh viên của Đại Học Y Khoa Huế, trong đó có Thúy Vi và Thu Hiếu, đã tặng mỗi em 250 đô la cho năm thứ hai. Trong tám em vừa kể thì hết bốn em được một thành viên của hội, xin phép không nêu danh tánh, tình nguyện riêng bà bảo trợ hết bốn em. Tháng Sáu vừa qua, người phụ nữ hảo tâm này đã về Huế, trực tiếp gặp tám em để trao tiền học bổng cho từng em:
Chúng tôi chọn tám em đầu trong danh sách do một vị giáo sư về hưu đã bỏ nhiều công đi tìm thu thập danh sách của các em để cho chúng tôi. Cảm giác đầu tiên khi tôi gặp để trao học bổng tận tay cho các em thì tôi hơi sững sờ tại vì tôi thấy các em là sinh viên năm thứ nhất Y Khoa mà trông các em nhỏ như Lớp Năm Lớp Sáu vậy thôi. Tôi thấy trong lòng rung động lắm, cảm thấy các em thiếu dinh dưỡng mà không lớn nỗi. Có một em trai thì tôi thấy cao cao, còn các em gái tôi thấy nhỏ hẳn đi.
Tôi nghĩ “Lá lành đùm lá rách”, mình có điều kiện giúp được các em. Cái tôi rất mừng là các em có vẻ cầu tiến. Những lời cám ơn của các em rất thành thật. Ngoài việc giúp học bổng cho các em đó tôi thấy nhiều gia đình các em quá nghèo đi. Theo như sự khảo sát của người thân của tôi ở nhà thì một gia đình mà chỉ có 500.000 đồng để sinh sống trong một tháng. Nghe như vậy tôi đau lòng lắm, cá nhân tôi đã tiếp tay giúp thêm cho hai gia đình các em một tháng thêm 500.000 nữa để coi như tăng gấp đôi số tiền thu nhập của họ cho họ sống.
Bà Mộng Hoa, hội trưởng Nhóm Tình Thương Virginia:
Chủ trương của Nhóm Tình Thương Virginia, Charity Group Of Virginia Affection, là quan tâm và chia sẻ tình thương. Tuy mới thành lập bảy năm nhưng mục tiêu hàng đầu là việc trợ cấp học bổng cho các em học sinh, sinh viên nghèo, cũng như huấn nghệ cho các thiếu niên khuyết tật. Sau bảy năm thì hiện thời chúng tôi cấp phát được 70 học bổng cho các em học sinh sinh viên nghèo. Chúng tôi liệu cơm gắp mắm vì mình là một hội thiện nguyện nhỏ. Hiện thời là có Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Vĩnh Long, Nha Trang, Sài Gòn.
Chúng tôi chọn tám em đầu trong danh sách do một vị giáo sư đã bỏ nhiều công đi tìm thu thập danh sách của các em để cho chúng tôi. Cảm giác đầu tiên khi tôi gặp để trao học bổng cho các em thì tôi hơi sững sờ tại vì tôi thấy các em là sinh viên năm thứ nhất mà trông các em nhỏ như Lớp Năm Lớp Sáu
Một phụ nữ hảo tâm
Đề cập đến tám sinh viên thuộc Đại học Y Dược ở Huế, được Nhóm Tình Thương cấp học bổng, bà Mộng Hoa cho biết:
Chúng tôi cũng rất là may mắn tại vì có một vị giáo sư đại học đã làm năm năm rồi, lập một danh sách các em sinh viên nghèo theo trình độ học tập, kết quả học tập của các em. Ông đưa cho chúng tôi danh sách hai mươi lăm em mà toàn là các em năm thứ nhất. Nhóm Tình Thương nhờ một người nhà ở Huế tới coi thử thì nó xác thực như vậy. Thành ra sau đó chúng tôi cấp cho tám em mà chị bạn đó cho bốn em thành Nhóm Tình thương chỉ cho có bốn em.
Gia đình tôi ba đời là nhà giáo, ông nội tôi, ba của tôi, các con của ba tôi, trong gia đình tôi tất cả sáu người cũng đều là dây học hết. Khi còn nhỏ tôi thấy ba mẹ tôi đã giúp cho rất nhiều học sinh nghèo ở Quảng Nam, cái này cũng giống như giấc mơ mà trở thành sự thật, thì bây giờ tôi cũng tiếp nối con đường đó mà tôi nghĩ mình không thể làm việc lớn được nhưng mình làm cái việc nhỏ với tình thương chân thật thì mình có được niềm vui khi thấy các em thành đạt.
Giáo sưNguyễn Thiện Tống
Người đã lập ra rồi hệ thống hóa danh sách sinh viên nghèo cần được giúp đỡ, mà Thúy Vi, Thu Hiếu cũng như một thành viên giàu lòng nhân ái của Nhóm Tình Thương Virginia và chính bà hội trưởng Mộng Hoa đã nhắc tới là ông Nguyễn Thiện Tống, giáo sư thỉnh giảng tại Đại Học Bách Khoa Sài Gòn:
Tôi du học ở Úc từ 65 đến 74, về nước giữa năm 74. Tôi học ngành Kỹ Thuật Hàng Không. Sau này, năm 92 đến 94, tôi có đi học hai năm ở Havard về Public Administration là Quản Tị Hành Chánh Công.
Theo luật của Việt Nam 60 tuổi là về hưu, nhưng tôi vẫn còn dạy thỉnh giảng ngành Kỹ Thuật Hàng Không ở Bách Khoa.
Suốt năm năm qua, giáo sư Nguyễn Thiện Tống vận động tìm kiếm học bổng cho sinh viên ở Thừa Thiên Huế, những em rất nghèo và không có tiền đóng học phí nên đành bỏ dở không thể học cao hơn:
Tôi có những hồ sơ mà những sinh viên đó nộp, tôi đọc rất kỹ, lập danh sách ngắn gọn những thông tin từ hồ sơ của họ, xác minh hoàn cảnh rồi lập một thứ tự ưu tiên. Có được học bổng nào thì phát cho những em khó khăn nhất.
giáo sư Nguyễn Thiện Tống
... Tôi có những hồ sơ mà những sinh viên đó nộp, tôi đọc rất kỹ, lập danh sách ngắn gọn những thông tin từ hồ sơ của họ, xác minh hoàn cảnh rồi lập một thứ tự ưu tiên. Có được học bổng nào thì phát cho những em khó khăn nhất. Trong thời gian qua thì tôi vận động được khoảng từ 80 đến 90 học bổng cho sinh viên năm thứ nhất. giáo sư Nguyễn Thiện Tống
Vì vậy cho nên tôi có những hồ sơ mà những sinh viên đó nộp, tôi đọc rất kỹ, lập danh sách ngắn gọn những thông tin từ hồ sơ của họ, xác minh hoàn cảnh rồi lập một thứ tự ưu tiên. Có được học bổng nào thì phát cho những em khó khăn nhất. Trong thời gian qua thì tôi vận động được khoảng từ 80 đến 90 học bổng cho sinh viên năm thứ nhất.
Chính vì thế giáo sư Nguyễn Thiện Tống luôn sẳn sàng một danh sách các sinh viên nghèo ở Huế muốn vào trường Y Khoa để giới thiệu cho Nhóm Tình Thương Virginia:
Có những người ở bên Mỹ, cũng quen biết với Nhóm Tình Thương Virginia. Từ đó thì tôi liên lạc, gởi danh sách cho nhóm lựa chọn và liên hệ trực tiếp với các em ở Huế để trao học bổng.
Có thể nói thêm rằng học ngành Y tương đối tốn kém hơn những ngành khác, học phí đắt hơn dù là đại học công. Cho nên một số em nhiều khi đâu vừa Y vừa Sư Phạm… thì họ lại khó khăn quá. Những em tiếp tục chọn ngành Y trong hoàn cảnh khó khăn là có quyết tâm rất lớn. Nói thật cái nghèo của các em nhìn rõ trên cơ thể, hầu hết gầy gò ốm yếu. Có em ở xa Huế khoảng 40 cây số, hàng ngày phải đạp xe đi học như vậy. Có nhiều em không có cha có mẹ, ở với bà nội thôi, người lớn tuổi thu nhập bao nhiêu đâu, cho nên các em rất túng thiếu. Tôi cũng có một số cộng tác ở Huế người ta xác minh. Rồi dần dần số em được học bổng trong hoàn cảnh đó lại tiếp tục xác minh cho những em năm sau. Cho nên tương đối việc này làm một thời gian nhiều năm thì tạm gọi là nó khá chính xác.
Nghèo là nguyên nhân kềm hãm sự phát triển và đà tiến của người trẻ, giáo sư Nguyễn Thiện Tống nói:
Có nhiều em quyết tâm học thì phải tìm cách nào đó xoay sở để học thôi nhưng mà rất khó khăn, bị hãn chế thời gian, phải đi làm thêm, thiếu phương tiện nên sức học của các em không phát huy hết mức tối đa. Cho nên có một sự giúp đỡ như bên Nhóm Tình Thương Virginia thì các em đó đỡ khó khăn hơn và chắc chắn học tập hiểu quả hơn.
Tại Việt Nam, chừng như mấy lúc sau này, cũng có những tổ chức truyền thông hay những doanh nghiệp tình nguyện hay được khuyến khích cấp phát học bổng cho học sinh và sinh viên nghèo như trường hợp báo Tuổi Trẻ mà hai sinh viên Thúy Vi và Thu Hiếu cũng được giới thiệu từ danh sách của giáo sư Nguyễn Thiện Tống:
Phải nói rằng ở Việt Nam sau này người ta cấp học bổng, có danh nghĩa học bổng vậy nhưng rất ít, năm trăm nghìn hay một triệu thôi, không đủ để các em đóng học phí. Chi phí sinh hoạt rất đắt thì nó chẳng giúp được bao nhiêu. Cho nên một học bổng năm triệu một cách nào đó cũng khá lớn. Tôi hỏi nhiều em ngoài Huế vô đây học phải tốn tối thiểu là một triệu rưỡi, vừa phải thì cỡ hai triệu hàng tháng mới sống được.
Nếu mà phê phán ra thì tôi có khi tôi cũng phê phán, tức là những người có trách nhiệm đáng ra là phải giúp những em này. Đối với hệ thống nhà nước mà với danh nghĩa là xã hội thì phải lo cho những người nghèo. Nhưng mà...số người nghèo được giúp đỡ rất ít.
giáo sư Nguyễn Thiện Tống
Còn mấy em ở Huế thì điều kiện khó khăn nhưng họ có thể bới gạo từ quê lên, rồi nhà trọ hay thức ăn thì tối thiểu cũng phải 500.000/ tháng để sống ở Huế, cho nên phần học bổng thì nó rất là quí bởi đó là số tiền có thể nói là các em cũng không ngờ có ai mà giúp không như vậy đâu. Mà đây là những người rất có lòng giúp cho các em.
Ông nói ý tưởng lập học bổng ông đã có từ năm 1998 và năm năm trở lại đây là hành động cụ thể chứ không còn là ý tưởng:
Hai mươi lăm năm trước, 1988, giai đoạn đó nhà nước Việt Nam không dùng chữ “nhà nghèo” với “học sinh sinh viên nghèo” mà gọi là “khó khăn”, và mọi việc xã hội là nhà nước lo. Người ta không để cho nhà chùa hay những tổ chức hay ai khác làm từ thiện.
Khởi đầu như vậy tôi do một số anh em trong Hội Khoa Học Kỹ Thuật Gia Việt Nam tại Úc muốn giúp cho các em, thì tôi phải tìm một phương tiện giúp có tính cách hợp pháp và thuận tiện để làm là báo Tuổi Trẻ. Từ chương trình đó báo Tuổi Trẻ mới đặt chương trình Vì Ngày Mai Phát Triển, sau đó thì chương trình Tiếp Sức Đến Trường cho tân sinh viên, nhờ như vậy tôi mới có được thông tin đầy đủ.
Với câu hỏi liệu có thể vận động sự giúp đỡ trực tiếp từ chính phủ hơn là tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài, bởi tạo điều kiện cho sinh viên nghèo vào đại học là trách nhiệm mà cũng là một sự đầu tư cần thiết cho tương lai, giáo sư Nguyễn Thiện Tống trả lời:
Nói thật nếu mà phê phán ra thì tôi có khi tôi cũng phê phán, tức là những người có trách nhiệm đáng ra là phải giúp những em này. Đối với hệ thống nhà nước mà với danh nghĩa là xã hội thì phải lo cho những người nghèo. Nhưng mà thật sự tình hình hiện nay nó ngược lại, số người nghèo được giúp đỡ rất ít. Chính vì vậy mà nguồn NGO, nguồn chủ động của những cá nhân, những tổ chức mới giúp đúng những em đó.
Câu chuyện của mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi đến đây tạm ngưng. Thanh Trúc hẹn tái ngộ quí vị tối thứ Năm tuần tới.