Bao giờ mới hết chuyện Dân oan khiếu kiện

Trong những ngày này, tại khu tượng đài Hồ Chí Minh trước văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố, một số dân oan khiếu kiện đất đai tập trung tại đó để tiếp tục khiếu nại về những điểm mà họ cho là bất công trong giải tỏa, bồi thường đất đai; nhưng không cơ quan nào chịu giải quyết cho họ.

0:00 / 0:00

Tình hình khiếu kiện về đất đai của người dân tiếp tục nóng với những vụ cưỡng chế di dời người dân. Lý do chính cũng là mức bồi thường do phía chủ đầu tư đưa ra vẫn chưa được người sử dụng đất cho là thỏa đáng.
Những người dân đã gửi đơn cho chính quyền địa phương phường, xã, huyện, tỉnh cho đến cấp trung ương mà vẫn chưa được giải quyết như trường hợp ông Nguyễn Mạnh Hùng tại quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh nói lên quyết tâm đi kiện trong đợt này:
"Bây giờ cứ ngồi chờ yêu cầu người có thẩm quyền ra tiếp và nghe người dân trình bày, còn không cứ ngồi hòai".

Đền bù không thỏa đáng

Vào sáng ngày 16 tháng 8, ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết là sau một tuần lễ tập trung tại khu tượng đài trước Uỷ Ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh của một số dân oan khiếu kiện đất đai như bản thân ông tại quận Bình Thạnh, một số người khác có tình cảnh tương tự cho biết sẽ đến tham gia với số chừng 100 người đang có mặt tại đó vào sáng ngày thứ hai 16 tháng 8:
"Dân ở các quận khác thấy dân của ba quận ngồi được, người ta đọc băng rôn và cho biết dự tính sẽ lên nữa".
Hòan cảnh của những người phải sống lây lất suốt nhiều năm qua vì bị cưỡng chế thu hồi đất mà theo họ là

Khu vực trước Ủy Ban Nhân Dân TP. HCM.
Khu vực trước Ủy Ban Nhân Dân TP. HCM. (RFA)

bất công thế nhưng bị các cấp đùn đẩy cho nhau từ năm này qua năm khác được những người tham gia biểu tình cho biết.

Hòan cảnh của những người phải sống lây lất suốt nhiều năm qua vì bị cưỡng chế thu hồi đất mà theo họ là bất công thế nhưng bị các cấp đùn đẩy cho nhau từ năm này qua năm khác<br/>

"Tôi là Đỗ Thị Hồng Nhung, cựu hiệu trưởng trường tư thục Minh Quang hồi năm 1973. Năm 1975 giải phóng về, Sở Giáo dục mượn trường hai năm để làm trường Công Nông Thành phố nhưng sau đó quận Bình Thạnh lấy luôn. Đến năm 1997 trường bị đập phá. Tôi có đứa con thấy cảnh đập phá đó sợ quá động kinh mà chết.

Bên ngôi truờng tôi có canh tác 480 mét vuông đất, có đóng thuế hằng năm cho phường đến năm 2000 vẫn còn đòi thuế. Tôi đã thưa kiện từ địa phương đến trung ương, phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã có bốn lần chỉ đạo, một lần bút phê".
Một người khác cũng bức xúc nói về tình cảnh của gia đình: "Khu đất gồm 245 hộ bị giải tỏa cưỡng chế đánh đập đuổi ra đuờng, cho mỗi căn hộ hai triệu đồng. Từ năm 2004, dân tổ 26 này đi kiện từ địa phương đến trung ương, và từ trung ương về địa phương.

Đã có quyết định của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu chủ tịch thành phố phải giải quyết rõ ràng cho dân; nhưng đến nay đã khai trương. Đất nói lấy làm trường học mà không làm, lại phân lô bán nền. Năm năm nay dân phải ở ngòai đuờng xá. Vừa rồi Phường tuyên bố không nhận đơn nữa, cho rằng đất đó là đất lấn chiếm. Thực tế đất này năm 1993 mua bằng giấy tay. Còn ông Nguyễn Thành Tài thì hổ trợ xã hội thôi."

Họ đền bù cho dân 285000/mét vuông; nhưng bán ra 48 triệu đồng/mét vuông. Khu đất dự án chổ tôi gần 34 ngàn mét vuông; như vậy siêu lợi nhuận: trừ tiền đền bù cho dân còn lời khỏang 1.500 tỷ đồng."

Ông Nguyễn Mạnh Hùng

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng trình bày về vụ việc của gia đình ông và những hộ láng giềng: "Dự án của tôi đã 18 năm nay rồi. Những dự án dân đeo đẳng đều từ 7- 8 năm đến 10, mười mấy năm rồi. Có những dự án người ta vẫn đàn áp dân để làm. Dự án của tôi mới động thổ hôm thứ Hai 9-8-2010, vì vậy chúng tôi không giữ đất nữa mà lên Ủy ban Nhân dân Thành phố ở số 86 Lê Thánh Tôn. Họ động thổ dự án xây dựng căn hộ cao cấp để bán. Họ đền bù cho dân 285000/mét vuông; nhưng bán ra 48 triệu đồng/mét vuông. Khu đất dự án chổ tôi gần 34 ngàn mét vuông; như vậy siêu lợi nhuận: trừ tiền đền bù cho dân còn lời khỏang 1.500 tỷ đồng."

Giải tán bằng bạo lực

Trong đợt tập trung hiện nay để khiếu kiện trước trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ,ngoài những biểu ngữ nói rõ trường hợp oan khiên của từng trường hợp, còn có hình ảnh một bảo vệ tại Khu chung cư Eden mới bị hành hung hồi trong tháng này. Đây là một điểm nóng mới về bồi thường, cưỡng chế để giao mặt bằng cho chủ đầu tư xây dựng mà số tiền chi trả cho người sử dụng bị cho là quá rẻ mạt so với giá thị trường.

Dân Eden kêu cứu trước UBND TP HCM. Screen shot
Dân Eden kêu cứu trước UBND TP HCM. Screen shot (Screen shot)

Đợt tập trung khiếu kiện ngay trại khu tượng đài Hồ Chí Minh, ngay trước ủy ban nhân dân thành phố mang tên Bác này không biết sẽ tồn tại bao lâu, dù những người khiếu kiện tỏ rõ quyết tâm theo đuổi cho đến lúc được giải quyết thỏa đáng. Bởi lẽ lâu nay đã có những đợt khiếu kiện tập trung đông người kéo dài nhưng rồi tất cả đều bị giải tán bằng bạo lực.

Giờ nếu người ta không giải quyết vẫn phải ngồi đây cho mọi người biết cách hành xử của chính quyền đối với dân. Tôi nghĩ chính quyền phải có động thái xem xét lại, để giải quyết cho dân.<br/>

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: "Những lần trước mà tập trung thế này lực lượng công an đông đảo bắt hốt đưa lên xe. Lần này có lẽ vừa rồi bà ngọai trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton qua cũng nhắc nhở về vấn đề nhân quyền, nên thấy cũng đỡ hơn chút không bị công an ra đàn áp như hồi năm 2009. Giờ nếu người ta không giải quyết vẫn phải ngồi đây cho mọi người biết cách hành xử của chính quyền đối với dân. Tôi nghĩ chính quyền phải có động thái xem xét lại, để giải quyết cho dân."
Đối với khiếu kiện đất đai của những người dân tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, chúng tôi liên lạc với những cơ quan tiếp dân từ cấp thành phố đến quận nhưng nhân viên đều nói lãnh đạo đi họp, và mọi nổ lực lấy ý kiến từ phía chính quyền đều bất thành.
Tình hình như một chiếc bong bóng, cứ bóp chỗ này thì lại phình ra chỗ khác. Mấu chốt là oan khiên của những người mất đất, mất nhà ở một cách bất công vẫn không được giải quyết rốt ráo.

Theo dòng thời sự: