Việt Nam gia tăng trang bị quốc phòng

Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quốc phòng, Việt Nam đang ráo riết tăng cường trang bị cho lực lượng hải quân và không quân.

0:00 / 0:00

Yếu tố thúc đẩy cải tổ quốc phòng của Việt Nam có thể là Trung Quốc, với những tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải triền miên.

Thêm vào đó, khuynh hướng tăng cường quốc phòng của các nước châu Á cũng khiến Việt Nam phải đua theo. Việt-Long tường trình đề tài này, dựa trên chi tiết do báo Straits Times của Singapore cung cấp hồi đầu tuần này.

Tranh đua với Trung Quốc?

Giữa bối cảnh Trung Quốc và nhiều nước Châu Á liên tục và nhanh chóng tăng cường quốc phòng, những năm gần đây Việt Nam cũng ráo riết tăng cường trang bị cho hải quân và không quân, với quan niệm giảm bớt sự trông cậy chủ yếu vào lực lượng lục quân đông đảo.

Theo những nguồn tin thông thạo về công cuộc phát triển quân sự của Việt Nam, năm ngoái Việt Nam mua của Ukraine bốn hệ thống cảm nhận định vị Kochulga. Mỗi hệ thống có ba bộ cảm nhận để dùng phương giác xác định cùng lúc toạ độ chính xác của tối đa là 32 mục tiêu trên bộ, trên biển và trên không.

Hệ thống này có nhiều lợi điểm hơn so với rađa, nhờ tầm xa hơn nhiều và khó bị tấn công hơn. Trị giá 27 triệu đô la mỗi cái, hệ thống này gia tăng đáng kể khả năng phát hiện và nhận dạng mục tiêu, nhất là các mục tiêu trên không. Ukraine cũng bán cho Trung Quốc 4 hệ thống loại này hồi năm 2002.

Việt Nam phải tranh đua với Trung Quốc về không quân. Sáu chiến đấu cơ đa năng Sukhoi 30 vừa được đặt hàng, việc mua sáu chiếc nữa đang được suy tính, nhưng chưa rõ lúc nào hàng mới được giao.

Loạt máy bay này theo sau 4 chiếc SU-MKK được đặt mua hồi năm 2003.

Việt Nam đã tăng cừơng khả năng thám sát mặt biển bằng ba chiếc máy bay tuần thám C212 đời 400 do Tây Ban Nha sản xuất, trang bị ra đa MSS 6000 do Thuỵ Điển chế tạo. <br/>

Straits Times

Trước nữa, Việt Nam đã có 12 Sukhoi-27 SK/UBK, thêm vào 4 tới 10 máy bay oanh tạc Su-22 mua của Cộng hoà Czech. Những chiếc Sukhoi này đều được tân trang, mục đích chính là để sử dụng được các hoả tiễn không chiến tối tân.

Theo báo Straits Times, cũng trong năm ngoái, Hà Nội đã lo tăng cừơng khả năng thám sát mặt biển yếu kém của họ, bằng ba chiếc máy bay tuần thám C212 đời 400 do Tây Ban Nha sản xuất, trang bị ra đa MSS 6000 do Thuỵ Điển chế tạo.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng duyệt hàng quân danh dự của Quân đội Nhân dân Việt Nam nhân dịp đón tiếp Thủ tướng Nam Hàn Kim Young-Il. Hôm 28-7, ông Dũng đã ký quyết định cách chức toàn bộ lãnh đạo của Quân Khu Thủ Đô.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng duyệt hàng quân danh dự của Quân đội Nhân dân Việt Nam nhân dịp đón tiếp Thủ tướng Nam Hàn Kim Young-Il. Hôm 28-7, ông Dũng đã ký quyết định cách chức toàn bộ lãnh đạo của Quân Khu Thủ Đô. (AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam)

Để huấn luyện không quân, năm ngoái Việt Nam đặt mua của Rumania 10 chiếc YAK-52 để thay cho các máy bay huấn luyện đã cũ. Cùng lúc, Cộng hoà Czech cũng bán 4 chiếc phản lực huấn luyện loại L-39 đã dùng qua cho Hà Nội.

Mua phi đạn, tàu ngầm

Những nguồn tin thông thạo còn cho biết Việt Nam đang thương lượng với Bắc Hàn để tân trang kho hoả tiễn đạn đạo chiến thuật loại SCUD.

Hà Nội đã mua của Bình Nhưỡng một số không rõ bao nhiêu hoả tiễn đất đối đất SCUD loại C, để tăng cừơng cho kho SCUD loại B đã có sẵn.

Về hải quân, tờ báo xuất bản tại Singapore cho biết năm ngoái Hà Nội không thành công trong vịêc mua lại một số tàu ngầm cũ của Serbia, mục đích để tăng cường cho hải đội hai tàu ngầm cũ, dường như là loại Sang-O, cũng do Bắc Hàn bán từ 10 năm trước.

Việt Nam đang thương lượng với Bắc Hàn để tân trang kho hoả tiễn đạn đạo chiến thuật loại SCUD.

Straits Times

Cơ hội đến vào lúc Serbia và Montenegro chia tách giữa năm 2006, khiến Serbia không còn duyên hải, và vũ khí hải quân trở thành vô dụng. Việt Nam thương lượng để mua một số tàu trang bị hoả tiễn và tàu ngầm, nhưng dường như Serbia đã bán cho Ai Cập. Loạt tàu ngầm mua hụt này có ít nhất ba chiếc lớn và ba chiếc loại bỏ túi.

Với Nga thì Việt Nam may mắn hơn. Hợp đồng được ký đầu năm ngoái, theo đó Nga cung cấp một số trang bị được lắp đặt ở xưởng Hồng Hà. Số trang bị này trị giá 670 triệu đô la, kể cả vũ khí.

Không rõ chi tiết, nhưng giới chuyên môn cho là những món hàng đó bao gồm cả tàu chiến lẫn tàu tuần duyên. Hợp đồng với Nga có thể đã thay thế các hợp đồng không thành với Ukraine, do sự khác bịêt về công dụng.

Việt Nam và Ukraine đã ký kết về 20 chiếc tàu tuần trọng tải 400 tấn, nhưng chỉ có 6 chiếc được chế tạo.

Tuy chú trọng đến không quân và hải quân, lục quân Việt Nam cũng không bị quên lãng. Hiện có một kế hoạch thí điểm, có thể liên quan đến mấy trăm chiếc xe tăng chiến đấu T-55 được Israel giúp tân trang.

Công việc thí nghiệm vừa được thi hành với việc gia cố phần thiết giáp, lắp đặt dụng cụ nhìn đêm, tăng tiến hệ thống hoả lực, có thể là với vũ khí của Ba Lan.

Bài báo của Straits Time kết lụân, trước đây những kế hoạch vũ trang này hầu như không được biết tới, không có phần kế hoạch nào được công bố. Tuy nhiên tham vọng vũ trang thêm nữa của Việt Nam có thể gặp khó khăn.

Kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 8,5% hồi năm ngoái, nhưng tài sản kinh tế đã xuống dốc nhanh chóng từ nửa năm trước trong khi lạm phát bùng nổ. Thời kỳ kinh tế khó khăn sắp tới sẽ ngăn cản nỗ lực cải tổ quốc phòng này.