Hôm thứ Năm 1 tháng Sáu 2017, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gởi đến Quốc hội bài nhận định qua đó bày tỏ quan điểm của Hội Đồng Giám Mục về Luật Tín Ngưỡng,Tôn Giáo 2016 đã được thông qua và sẽ có hiệu lực năm từ 2018.
Dẫn dắt tôn giáo theo chỉ đạo của đảng?
Bài đã gợi sự chú ý khi đặt vấn đề luật làm ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi hay muốn dẫn dắt tôn giáo theo chỉ đạo của đảng và nhà nước.
Văn bản nhận định với chữ ký chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, và tổng thư ký giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm, nói lên mối quan tâm của các vị chủ chăn trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đối với Bộ Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo do chính phủ Hà Nội thông qua, trong đó có 6 điểm chính.
Bài nhận định cho thấy Bộ Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo sắp áp dụng chỉ là một cái tròng khoác lên vổ tất cả mọi tôn giáo và mọi tín đồ ở Việt Nam.<br/>-LM Phan Văn Lợi
Ngay phần mở đầu, Hội Đồng Giám Mục nêu lên một số điểm mới và tích cực trong Bộ Luật như quan tâm đến nhu cầu tôn giáo của những người bị tam giam hoặc ở trường giáo dưỡng (Điều 6), quan tâm đến tôn giáo của người nước ngoài ở Việt Nam (Điều 8, Điều 47, Điều 49. Mặt khác, Bộ Luật cũng nhìn nhận các tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền c6ng nhận (Điều 30).
Trong điểm 2, Hội Đồng Giám Mục nhận định Bộ Luật có nhiều điều gây quan ngại, cụ thể những qui định mơ hồ và khá tổng quát đối với các tổ chức tôn giáo tham gia hoạt động trong lãnh vực giáo dục và y tế mà phải theo hệ thống giáo dục quốc dân.
Từ điểm thứ 3 đến điểm thứ 6, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam lần lượt phân tích, đặt lại vấn đề pháp lý của cơ chế xin cho mà Bộ Luật vẫn áp đặt lên các tôn giáo. Khái niệm hay qui định tôn giáo phải đồng hành cùng dân tộc cũng được lý giải một cách thẳng thắn là đồng hành với dân tộc hay đồng hành với một nhà nước hay một chế độ tự đánh đồng mình với dân tộc.
Nhìn chung bài nhận định về Bộ Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo 2016 không chỉ phản ảnh quan điểm riêng của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nhưng là cái nhìn chung của các tôn giáo khác ở Việt Nam, là phát biểu của linh mục Phan Văn Lợi, thành viên Hội Đồng Liên Tôn, một tổ chức xã hội dân sự trong nước:
"Bài nhận định cho thấy Bộ Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo sắp áp dụng chỉ là một cái tròng khoác lên vổ tất cả mọi tôn giáo và mọi tín đồ ở Việt Nam. Luật này không tạo cơ hội cho tôn giáo phát triển mà chỉ là phương cách khống chế từ đó làm mất đi bản sắc và vai trò của tôn giáo trong xã hội cũng như hoạt động của các tôn giáo."
Linh mục Phan Văn Lợi nói ông hiểu được sự quan ngại của Hội Đồng Giám Mục trước ý muốn duy trì, thậm chí củng cố cơ chế “xin - cho” tiềm ẩn trong những câu chữ của Bộ Luật:
"Tuy rằng đã thay những từ “xin phép” và “cho phép” bằng những từ “đăng ký, thông báo và đề nghị” trông có vẻ cởi mở hơn, thoáng hơn nhưng thật sự đó vẫn là bắt buộc các tôn giáo phải xin còn nhà nước cho hay không, chấp nhận hay không chấp nhận là tùy họ. Rốt cược vẫn là một cơ chế ràng buộc."
Gây chia rẽ tôn giáo?
Cơ chế ràng buộc xin - cho, rồi thì đồng hành với dân tộc kèm cụm từ “theo đúng qui định pháp luật” lập đi lập lại, là một trong những nguyên nhân gây chia rẽ tôn giáo, là nhận xét của linh mục Đinh Hữu Thoại Dòng Chúa Cứu Thế:
"Ngay trong nội bộ của Phật Giáo đã bị chia rẽ làm hai khối. Khối Phật Giáo quốc doanh do nhà nước quản lý, và khối Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không chấp nhận sự chi phối của nhà nước. Hội Đồng Giám Mục đã nói rõ chính quan niệm sai lêch về tôn giáo mà họ đưa ra những điều luật hạn chế sự phát triển của tôn giáo. Họ không nghĩ tôn giáo đóng góp vào sự phát triển của quốc gia rất lớn. Thay đổi cái nhìn sai lệch về tôn giáo thì sẽ thay đổi tất cả. Hội Đồng Giám Mục đã nói rõ nội hàm của câu mà nhà nước hay lạm dụng, câu này phát xuất từ cái thư chung năm 1980 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có tiêu đề là “Đồng Hành Với Dân Tôc”, nhà cầm quyền lợi dụng câu này và giải thích theo kiểu của họ, nói đồng hành với dân tộc là phải đồng hành với đảng cộng sản, phải đồng hành với chế độ. Các Đức Giám Mục đã giải thích rõ cái nội hàm Đồng Hành Với Dân Tộc là đồng hành với những con người cụ thể, đồng hành với những giá trị làm nên di sản tinh thần và văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đó mới là cái nội hàm thực sự của cụm từ đồng hành với dân tộc."
Các Đức Giám Mục đã giải thích rõ cái nội hàm Đồng Hành Với Dân Tộc là đồng hành với những con người cụ thể, đồng hành với những giá trị làm nên di sản tinh thần và văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đó mới là cái nội hàm thực sự của cụm từ đồng hành với dân tộc.<br/>-LM Đinh Hữu Thoại
Bạn Trâm, một giáo dân trẻ tuổi ở Sài Gòn, nói rằng Bộ Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo 2016 tạo không khí ngột ngạt đến nỗi Hội Đồng Giám Mục có trách nhiệm phải lên tiếng:
"Em thấy phản hồi của Hội Đồng Giám Mục rất hay. Khi Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh đưa ra thư này là một tiếng nói rất mạnh mẽ đến quốc hội. Một cái nữa em thấy là Hội Đồng Giám Mục đáp trả phản biện lại tất cả những gì nhà nước nói nhưng lại tất cả những gì nhà nước nói nhưng lại không làm đúng tất cả những gì họ nói."
Theo blogger Nguyễn Hữu Vinh, không phải đây là lần đầu tiên Hội Đồng Giám Mục đưa ra nhận định về chính sách tôn giáo của nhà nước mà một lần nữa gây bão trên mạng như vậy:
"Có lẽ chỉ có bên Công Giáo và Hội Đồng Giám Mục có những bản lên tiếng vào đúng thời khắc hết sức quan trọng. Chẳng hạn như bản nhận dịnh về những vấn đề cần quan tâm năm 2008 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam khi sự kiện Thái Hà và Tòa Khâm Sứ đang nóng bỏng. Bản nhận định đó hết sức sâu sắc và có giá trị mãi đến ngày hôm nay. Về cơ chế xin cho thì trước đây, thời Hồng Y PhạmMinh Mẫn cũng đưa ra một bản nhận định gởi cho nhà nước. Thứ ba là nhận định của Hội Đồng Giám Mục về bảnh góp ý sửa đổi Hiến Pháp năm 2013 cũng đã là cơn địa chấn truyền thông ở Việt Nam. Bây giờ đến bản nhận định này theo tôi thì Hội Đồng Giám Mục đã nói được rất nhiều điều, trong đó chuyện nhà nước hay kêu gọi hay hô hào là đồng hành với dân tộc mà thực tế ra đồng hành với dân tộc là yêu cầu của nhà nước chứ không phải là yêu cầu Giáo Hội Công Giáo Việt Nam."
Theo các blogger khác, những văn thư hay nhận định của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam luôn có sự cân nhắc thận trọng nhưng sâu sắc, tác động đáng kể đến suy nghĩ tư duy của giáo dân Công giáo nói riêng và những người quan tâm đến tình hình đất nước nói chung.