Dân biểu đảng Sam Rainsy đã kiến nghị lên cấp lãnh đạo nhằm ngưng hoạt động phá hoại rừng vừa nói và yêu cầu trả lời chất vấn tại Quốc hội. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây.
Một dân biểu đảng Sam Rainsy của Campuchia đã kiến nghị Thủ tướng Hun Sen ngưng các hoạt động phá hoại rừng nhiệt đới của Công ty Việt Nam CRCK ở khu vực rừng Lang, và yêu cầu Bộ trưởng Bộ Nông Lâm và Ngư Nghiệp Chan Sarun trả lời chất vấn tại Quốc hội vào ngày 6/10/2011.
Công ty Việt Nam phá hơn 100 ngàn hecta rừng
Theo văn thư kiến nghị thủ tướng đề ngày 7/9, mà Đài Á Châu Tự Do nhận được hôm nay theo tài liệu của Văn phòng đại diện Tập đoàn Cao su Việt Nam tại Campuchia gửi Bộ trưởng bộ Nông Lâm và Ngư nghiệp Chan Sarun vào tháng 10/2008 thì các công ty Việt Nam tại Campuchia đã khai thác rừng lấy đất trồng cao su với diện tích khoảng 30 ngàn hécta trong năm 2008. Trong năm 2009, các công ty Việt Nam tại tỉnh Mondolkiri hoàn thành diện tích khoảng 10 ngàn hécta, tỉnh Kratie 10 ngàn hécta, tỉnh Preah Vihear 40 ngàn hécta và tỉnh Ratanakiri khoảng 10 ngàn hécta.
các Cty. Việt Nam tại Campuchia đã khai thác rừng lấy đất trồng cao su với diện tích khoảng 30 ngàn hécta trong năm 2008. Trong năm 2009, các công ty VN tại tỉnh Mondolkiri hoàn thành diện tích khoảng 10 ngàn hécta, tỉnh Kratie 10 ngàn hécta, tỉnh Preah Vihear 40 ngàn hécta và tỉnh Ratanakiri khoảng 10 ngàn hécta.<br/>
Dân biểu Son Chhay, người ký thư kiến nghị cho biết ông cũng có gửi Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin về hoạt động của các công ty nước ngoài gồm Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc…chặt phá rừng bắt đầu xuất hiện trở lại theo một hình thức mới là các quan chức cấp cao tham nhũng đã lấy đất ở khu vực rừng nghiệt đới giao cho các công ty nước ngoài để khai thác trồng cao su.
Ông còn cho biết, ngoài việc các công ty Việt Nam nhận được giấy phép cấp đất tô nhượng từ Chính phủ, còn có trường hợp một số công ty đã bán lại giấy phép cho công ty khác để hoạt động triển khai. Điều
này, ông yêu cầu Bộ trưởng bộ Nông Lâm và Ngư nghiệp Chan Sarun phải trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Theo dân biểu Son Chhay, cho đến thời điểm này các hoạt động phá hoại rừng nhiệt đới ở khu vực rừng Lang vẫn chưa dừng lại, còn Quốc hội vẫn chưa có báo cáo cụ thể là công ty Việt Nam CRCK nhận được giấy phép khai thác rừng để trồng cao su từ đâu.
Quốc hội vẫn chưa có báo cáo cụ thể là công ty Việt Nam CRCK nhận được giấy phép khai thác rừng để trồng cao su từ đâu. Dù sao, ông đưa ra nhận định rằng hoạt động phá hoại rừng tại khu vực bảo tồn thiên nhiên đã vi phạm nghị định Hoàng Gia ký ngày 01/11/1993<br/>
Dù sao, ông đưa ra nhận định rằng hoạt động phá hoại rừng tại khu vực bảo tồn thiên nhiên đã vi phạm nghị định Hoàng Gia ký ngày 01/11/1993.
Kể từ năm 2007 đến nay, chính phủ đã giao đất tô nhượng kinh tế cho các công ty từ Việt Nam khoảng 500 ngàn hécta với thời hạn trồng cao su là 99 năm. Việc này, các Tổ chức nhân quyền và đảng Sam Rainsy cho là mối đe dọa đến chủ quyền lãnh thổ đất nước.
Vào tháng 4/2011 Thủ tướng Hun Sen đã quyết định giao đất tô nhượng kinh tế hơn 9 ngàn hécta cho một công ty Việt Nam tên Hồng Ang Andong Meas ở tỉnh Ratanak Kiri giáp tỉnh Gia Lai, nhưng công ty này bị người dân địa phương phản ứng gay gắt, thậm chí người dân biểu thình chống công ty khi họ khai thác rừng để lấy đất trồng cao su.