Bị công an đánh do hoạt động vì quyền con người

0:00 / 0:00

Một số sinh viên tham gia các hoạt động vì quyền con người và môi trường tại Hà Nội vào chiều tối hôm qua bị lực lượng chức năng xông vào nhà, lục soát, bắt đi, đánh đập và làm việc. Tuy nhiên những người đó đã đấu tranh và cơ quan chức năng phải thả họ ra.

Đột nhập, đánh đập

Bốn người bị lực lượng chức năng xông vào nơi ở lúc đang ăn cơm tối vào lúc 7 giờ gồm facebookers gồm Lý Trí Thành, Lý Quang Sơn, Xe Máy và Quyết Phạm.

Facebooker Lý Trí Thành thuật lại sự việc xảy ra đối với nhóm của các bạn như sau:

Hôm qua chúng tôi có 4 người gồm anh Lý Quang Sơn, tôi là Lý Trí Thành, anh Xe Máy và anh Quyết Phạm, mọi người đang chuẩn bị ăn cơm thì công an đến đòi kiểm tra hành chính nhà nhưng không hề đưa bất cứ giấy tờ gì. Công an và an ninh mặc thường phục xông vào nhà mà không xuất trình lệnh khám, lệnh bắt gì cả và cũng không hề có tổ dân phố. Sau đó họ đòi kiểm tra chứng minh thư, ba người có còn anh Xe Máy không có nên họ đưa ra đồn công an. Sau đó họ thu giữ hết những cuốn sách về quyền con người, và những cuốn sách về dân chủ mà tôi mang về từ nhà trường. Trước đó họ cũng thu hết những áo ‘quyền con người’ của chúng tôi và đến 9:30 đưa tất cả ra đồn.

Việc làm của lực lượng chức năng bị bốn bạn phản đối ngay lập tức, theo như lời của facebooker Lý Quang Sơn:

Sau đó họ thu giữ hết những cuốn sách về quyền con người, và những cuốn sách về dân chủ mà tôi mang về từ nhà trường. Trước đó họ cũng thu hết những áo 'quyền con người' của chúng tôi và đến 9:30 đưa - Facebooker Lý Trí Thành <br/>

Từ đầu tôi và ba bạn đều không hợp tác làm việc với họ và yêu cầu họ ra khỏi nhà. Tuy nhiên họ liên tục xâm phạm quyền riêng tư của chúng tôi là đi thẳng vào nhà dùng máy quay quay tất cả hoạt động trong nhà. Họ xâm phạm quyền riêng tư của chúng tôi mở tung tủ quần áo, tủ sách, tất cả mọi thứ trong nhà. Chúng tôi liên tục phản đối yêu cầu công an mặc quân phục giải tán những người mặc thường phục, tức an ninh; nhưng họ hoàn toàn làm ngơ. Sau đó họ dẫn một số dân phòng đến và lấy tính cách người dân họ lục tung nhà chúng tôi. Chúng tôi cố gắng đẩy họ ra khỏi nhà, sử dụng tất cả mọi lý lẽ về pháp luật, giải thích tất cả những điều luật cho họ hiểu nhưng họ đều không nghe. Họ nghĩ rằng họ có thể đứng trên pháp luật. Nói thật chúng tôi bất lực trước những hành động rất manh động của họ. Cuối cùng họ ép, dẫn giải chúng tôi lên phường.

Tuy nhiên những lý lẽ của các bạn căn cứ trên luật pháp của Việt Nam không được những người thi hành công vụ lắng nghe mà trái lại trước những lập luận đó, các bạn sinh viên đã bị đánh đập trong khị bị đưa xuống đường, trong xe cũng như tại đồn công an Dịch Vọng. Bãn Lý Quang Sơn kể lại:

Bên dưới họ sắp sẵn thêm 20 công an , an ninh và điều động thêm một xe cứu thương và hai xe thùng đến để gọi là giải tán những người đến ủng hộ chúng tôi. Họ đưa chúng tôi xuống tầng hầm của tòa nhà rồi đưa lên mặt đường. Lúc đó tôi thấy những người bên ngoài, tôi đưa bàn tay lên với biểu tượng bàn tay nhân quyền chào anh em; họ giật tay tôi xuống, nắm tóc kéo vào xe. Họ đập đầu tôi liên tiếp vào thành xe và trong xe họ dùng tay tát vào mặt tôi.

Phản đối sai phạm

Dù bị trấn áp, đánh đập nhưng tại đồn công an Dịch Vọng, các bạn đều cương quyết không chịu làm việc theo yêu cầu của lực lượng chức năng.

Facebooker Lý Trí Thành thuật lại nội dung của làm việc với bản thân như sau:

Lúc đầu họ yêu cầu kê khai chứng minh thư, những thông tin liên quan bản thân, gia đình, nghề nghiệp… tôi nói những điều đó đã có trong giấy tờ tôi nộp và họ có thể dựa vào đó để điều tra Sau đó họ hỏi ở với ai, ai thường ra vào nhưng tôi nói đó là quyền riêng tư của tôi không trả lời nên họ đánh. Họ thay người vào và hỏi những sách vở đó có biết không, của ai; tôi cũng trả lời tôi không có trách nhiệm trả lời những câu hỏi đó. Đó là chuyện điều tra của bên công an. Họ cứ thay nhau vào hỏi qua lại những điều đó. Rồi họ cũng đưa vào một máy tính hỏi xác nhận có phải máy tính của tôi hay của ai. Họ cũng phạt tôi về chứng minh thư và một tiếng sau họ cho tôi về.

Facebooker Lý Quang Sơn cũng cho biết những nội dung mà cơ quan chức năng làm việc và chỉ ra tiếp những sai phạm của công an, an ninh đối với anh:

Họ yêu cầu chúng tôi khai báo những vấn đề như áo nhân quyền ở đâu ra, sách nhân quyền ở đâu ra, dùng để làm gì; nhưng tất cả chúng tôi đều từ chối khai với họ. Chúng tôi dùng quyền không khai báo, không nhận điều gì, không ký bất kỳ văn bản nào. Chúng tôi áp dụng qui tắc 5 không trong buổi làm việc này. Đó là : không nghe, không thấy, không biết, không nhớ và không ký.

Công dân bất khả xâm phạm về thư tín, nhưng họ vẫn tự tiện mở máy tính laptop, máy tính bảng của chúng tôi ra để kiểm tra tất cả thư tín của chúng tôi. Đó là điều đi ngược lại Hiến pháp của Việt Nam.<br/> - Facebooker Lý Quang Sơn

Họ sai phạm ngay điều luật cư trú: lúc đó chúng tôi đang ăn cơm vào 7 giờ tối, chúng tôi có quyền ngồi ăn cơm với nhau, việc họ mời lên phường là rất vô lý. Họ vi phạm quyền cá nhân của chúng tôi, khi chưa kịp mời họ vào, dù họ là cơ quan chức năng họ vẫn phải giải trình một giấy tờ nào đó để chứng minh là cơ quan chức năng. Nhưng sau đó họ cũng không có bất cứ một lệnh khám xét nào của tòa án mà vẫn tự tiện xông vào. Họ viện cớ có một người tố cáo chúng tôi tàng trữ chất cháy, chất nổ. Nếu họ nói có quyền dùng đơn tố cáo đó để xông vào nhà của chúng tôi, thì tôi hoàn toàn có thể nói dùng đơn để tố cáo bất kỳ một quan tham nhũng nào.

Họ vi phạm rất nhiều điều luật. Họ đàn áp rồi dẫn giải đi một cách vô lý. Vào trong đồn thì đánh người ta trong khi Việt Nam đã ký công ước chống tra tấn rồi mà công an vẫn cứ đánh người.

Công dân bất khả xâm phạm về thư tín, nhưng họ vẫn tự tiện mở máy tính laptop, máy tính bảng của chúng tôi ra để kiểm tra tất cả thư tín của chúng tôi. Đó là điều đi ngược lại Hiến pháp của Việt Nam.

Hai facebooers vừa nói cùng bạn Xe máy hiện là những sinh viên luật tại Hà Nội. Theo họ lực lượng chức năng đã bất chấp mọi qui định của luật pháp nên các bạn sẽ có tường trình để gửi đến các cơ quan ngoại giao để họ có những can thiệp với chính quyền Hà Nội, yêu cầu tôn trọng các chuẩn mực quốc tế về quyền con người.