Dự thảo Luật Giá và nguy cơ tái bao cấp

Tại phiên thảo luận về Dự thảo Luật Giá hôm thứ Năm vừa rồi, nhiều đại biểu trong Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội lo ngại rằng việc đưa mười ba mặt hàng vào danh mục bình ổn và một số nhóm hàng khác do chính phủ định giá khi thị trường biến động có thể nảy sinh tiêu cực và đưa thị trường quay lại thời kỳ bao cấp.

Để hiểu rõ vấn đề, Thanh Trúc hỏi chuyện một chuyên gia cao cấp về giá cả và thị trường trong nước qua bài sau:
Dự thảo Luật Giá của chính phủ, sau nhiều lần điều chỉnh và sửa chữa, được chuyển qua quốc hội và được mang ra mổ xẻ sáng thứ Năm vừa qua.

Dự thảo Luật Giá sẽ thay thế Pháp lệnh giá

Theo nội dung dự thảo, mười ba loại hàng hóa và dịch vụ được đưa vào diện bình ổn giá là xăng dầu, xi măng, thép, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sửa đường lúa gạo vân vân..

Bên cạnh đó, một số các nhóm mặt hàng và dịch vụ như nhà xã hội, nhà công vụ, điện, nước vân vân… nằm trong danh sách do nhà nước định giá. Như vậy, dựa vào danh mục này, cơ quan hữu trách được quyền lựa chọn và quyết định từng loại hàng hoá và dịch vụ nào để thực hiện biện pháp bình ổn phù hợp từng giai đoạn.

Minh họa chương trình bình ổn giá tại một siêu thị ở SG tháng 2/2011. RFA photo.
Minh họa chương trình bình ổn giá tại một siêu thị ở SG tháng 2/2011. RFA photo. (RFA photo.)

Đa số đại biểu đồng ý rằng Luật Giá là điều cần thiết phải ban hành, nhưng nếu các biện pháp bình ổn được can thiệp quá nhiều bởi nhà nước thì có thể khiến thị trường hàng hoá quay trở lại thời kỳ bao cấp.

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, viện phó Viện Nghiên Cứu Giá Cả Thị Trường, cho biết trước giờ Việt Nam chưa có Luật Giá mà chỉ có Pháp lệnh giá hồi 1992 trong mục đích điều chỉnh các vấn đề liên quan tới bình ổn giá hay những nhóm hàng nhà nước định giá và kể cả các nguyên tắc định giá trên thị trường:

trước giờ Việt Nam chưa có Luật Giá mà chỉ có Pháp lệnh giá hồi 1992 trong mục đích điều chỉnh các vấn đề liên quan tới bình ổn giá hay những nhóm hàng nhà nước định giá và kể cả các nguyên tắc định giá trên thị trường

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh

Dự thảo Luật Giá này thay thế Pháp lệnh giá mà hiện nay quốc hội đang bàn thảo. Trong Pháp lệnh giá trước đây và trong dự thảo Luật Giá hiện nay thì có nhóm mặt hàng đưa vào bình ổn giá và nhóm những hàng hoá dịch vụ do nhà nước định giá, ví dụ đất đai hay một số tài nguyên chẳng hạn, nhóm này chiếm tầm 20% các hàng hoá dịch vụ, gần như là nhóm hàng do nhà nước độc quyền và nhà nước định giá.

Nhóm bình ổn gồm những hàng hoá và dịch vụ mang tính thiết yếu như sữa, sắt thép, các mặt hàng về gạo vân vân. Mục tiêu của bình ổn giá là làm sao để không có những biến động quá lớn về giá. Để bảo đảm không có biến động quá lớn về giá thì nhà nước phải thực hiện biện pháp bình ổn, kể cả biện pháp về tài chính tiền tệ hay biện pháp về cân đối cung cầu, thậm chí phân công trách nhiệm từ cấp chính phủ, Bộ Tài Chính cho đến Uỷ Ban Nhân Dân cấp tỉnh thành mà tham gia vào công việc bình ổn giá đúng nghĩa của nó để không có những biến động qua bất thường, ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội cũng như người tiêu dùng.

Tại phiên họp để lấy ý kiến hôm thứ Năm, chủ nhiệm Uỷ Ban Kinh Tế Quốc Hội, ông Nguyễn Văn Giàu phát biểu và được báo chí trích dẫn lại rằng nếu chính phủ đóng vai trò định giá than và điện,hai mặt hàng mà theo lộ trình sẽ thực hiện theo cơ chế thị trường, thì cách này có thể khiến Việt Nam quay lại thời kỳ bao

Siêu thị Metro (ảnh minh họa)
Siêu thị Metro (ảnh minh họa) (AFP)

cấp.

Dự thảo Luật Giá này thay thế Pháp lệnh giá mà hiện nay quốc hội đang bàn thảo. Trong Pháp lệnh giá trước đây và trong dự thảo Luật Giá hiện nay thì có nhóm mặt hàng đưa vào bình ổn giá và nhóm những hàng hoá dịch vụ do nhà nước định giá<br/>

Vẫn theo lời ông chủ nhiệm Uỷ Ban Kinh Tế Quốc Hội, đây là điều cần lưu ý và cần thận trọng xem xét bởi Việt Nam đã gia nhập WTO Tổ Chức Thương Mại Thế Giới và đã cam kết chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.

Trong tư cách người chuyên nghiên cứu về giá cả và thị trường, tiến sĩ Vũ Đình Ánh giải thích:

Bản chất kinh tế thời bao cấp là toàn bộ sản xuất tức từ cung ra thị trường đều làm theo kế hoạch tập trung từ nhà nước xuống, thậm chí kế hoạch sản xuất từng mặt hàng và sản xuất bao nhiêu, vấn đề giá cả cũng như hệ thống phân phối cũng là của nhà nước. Nói tóm lại giá cả thời bao cấp do nhà nước quyết định và nó bao phủ tất cả các nhóm hàng hoá hóa dịch vụ, chỉ còn lại một phần nhỏ là giá thị trường chợ đen hay chợ trời tức thị trường tự do. Chuyện này đóng một vai trò cũng lớn trong thời kỳ kinh tế tập trung.

Và khi đã chuyển sang kinh tế thị trường thì cái đầu tiên mà Việt Nam mở cửa là tự do hóa thị trường hàng hoá. Nói cách khác giá cả tuyệt đại đa số hàng hoá đều do thị trường quyết định chứ nhà nước không can thiệp nữa.

Mục tiêu của bình ổn giá là làm sao để không có những biến động quá lớn về giá. Để bảo đảm không có biến động quá lớn về giá thì nhà nước phải thực hiện biện pháp bình ổn, kể cả biện pháp về tài chính tiền tệ hay biện pháp về cân đối cung cầu, thậm chí phân công trách nhiệm từ cấp chính phủ<br/>

Tuy nhiên vì đang trong quá trình chuyển đổi, tiến sĩ Vũ Đình Ánh nhấn mạnh, nhà nước vẫn phải can thiệp vào một số nhóm hàng hoá, đặc biệt liên quan tới những nhóm hàng hoá và dịch vụ mà Việt Nam đánh giá là thiết yếu, mục đích là tránh cho giá cả không biến động thái quá:

Xăng dầu được xếp vào diện bình ổn giá
Xăng dầu được xếp vào diện bình ổn giá (AFP)

Thực ra đó cũng là vai trò của lý thuyết kinh tế, tức là nhà nước khắc phục những thất bại của thị trường. Nhưng mà những thất bại ở thị trường Việt Nam thì nó cũng khác so với những nước có thị trường phát triển tức là có quá trình lâu dài rồi.

Bình ổn giá bài toán phức tạp

Ở Việt Nam thì mới chuyển đổi, chưa kể lại có một số hàng hoá dịch vụ liên quan tới việc là chưa thật sự có thị trường cạnh tranh hoàn hảo, vẫn còn một số doanh nghiệp hoặc các nhóm doanh nghiệp khống chế thị trường. Thậm chí có những hiện tượng ảnh hưởng đến câu chuyện về đầu cơ tích trữ chẳng hạn.

Tóm lại, để khắc phục những hiện tượng đấy, chính phủ Việt Nam chủ trương lựa chọn một ít, chỉ mười ba nhóm hàng hoá dịch vụ mà chính phủ phải ra tay can thiêp để làm sao giá cả bớt biến động.

Khi đưa ra những mặt hàng đấy thì lại không đưa ra cái tiêu chí, tức là những hàng hoá hay dịch vụ như thế nào và muốn thay đổi như thế nào thì sẽ được đưa vào danh mục bình ổn giá. Trong trường hợp nào thì phải sử dụng biện pháp nào để can thiệp và đảm bảo câu chuyện bình ổn giá đấy<br/>

Chủ trương chung của chính phủ, ông nói tiếp, là nhóm hàng hoá dịch vụ vừa nói sẽ giảm bớt và thu hẹp dần đi để chuyển vai trò xác định giá đó sang cho thị trường chứ không phải nhà nước thực hiện nữa.

Một nhược điểm khá là quan trọng trong dự luật giá được ông Vũ Đình Ánh phân tích:

Khi đưa ra những mặt hàng đấy thì lại không đưa ra cái tiêu chí, tức là những hàng hoá hay dịch vụ như thế nào và muốn thay đổi như thế nào thì sẽ được đưa vào danh mục bình ổn giá. Trong trường hợp nào thì phải sử dụng biện pháp nào để can thiệp và đảm bảo câu chuyện bình ổn giá đấy, thì trong dự thảo Luật Giá cũng không chỉ rõ được.

Tôi cho rằng chỉ đấy là cái nhược điểm thôi, chứ còn trước mắt vấn đề bình ổn giá vấn đề định giá với thị trường Việt Nam vẫn cần phải có những qui định, cần phải có sự can thiệp nhất định của nhà nước để khác phục những cái gọi là thất bại thị trường.

Ông khẳng định một số nhóm hàng hóa do nhà nước định giá cũng sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi giới tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà sản xuất. Điều này có nghĩa là trên nguyên tắc nhà nước chỉ định giá sàn, giá trần hoặc khung chứ không ấn định mức cụ thể.

Bộ trưởng TC Dương Đình Huệ

Dưới mắt phó chủ tịch quốc hội Uông Chu Lưu và phó chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, cần thận trọng cân nhắc những nhóm hàng hoá do nhà nước độc quyền định giá, quĩ bình ổn nhà nước lập ra chưa được bình đẳng giữa các doanh nghiệp, chưa khách quan minh bạch trong sử dụng. Mặt khác, ngoài xăng dầu thì việc đưa cả xi măng , đường, thức ăn chăn nuôi vào danh sách bình ổn giá trong nên kinh tế thị trường xem ra chưa hợp lý lắm.

Đáp lại, bộ trưởng Bộ Tài Chánh Dương Đình Huệ cho biết các điều khoản trong dự thảo Luật Giá không mâu thuẩn với lộ trình thực hiện cơ chế thị trường, rằng dự thảo luật sẽ được hoàn thiện sau khi đã ghi nhận ý kiến từ các đại biểu quốc hội.

Ông khẳng định một số nhóm hàng hóa do nhà nước định giá cũng sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi giới tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà sản xuất. Điều này có nghĩa là trên nguyên tắc nhà nước chỉ định giá sàn, giá trần hoặc khung chứ không ấn định mức cụ thể.

Viên chức đứng đầu Bộ Tài Chính Việt Nam còn cho hay một số tổ chức nước ngoài đã tiếp xúc để làm việc với ban soạn thảo nhằm làm rõ một số vấn đề trong bản dự thảo Luật Giá.